Hình 1. Bản đồ chính trị thế giới từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1989. Tổ chức Liên hợp quốc
(Nguồn: Nhà xuất bản giáo dục)
Câu 2 (NB) Dựa vào Atlat lịch sử 12 hình 1, em hãy cho biết nguyên thủ các quốc gia nào tham dự Hội nghị Ianta (2 – 1945)?
A. Mĩ, Anh, Pháp. B. Liên Xô, Anh, Pháp C. Đức, Pháp, Mĩ D. Liên Xô, Mĩ, Anh
Với dạng câu hỏi như ở trên thì GV hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat để giải đề ôn thi tốt nghiệp THPT như sau:
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc câu hỏi và gạch chân từ khóa đó là: nguyên thủ các quốc gia tham dự Hội nghị Ianta (2- 1945).
Bước 2: Từ việc gạch chân các từ khóa học sinh xác định được yêu cầu cần giải quyết trong câu hỏi. Để giải quyết yêu cầu của câu hỏi thì học sinh cần phải sử dụng hình ảnh thuộc hình 1 trong Atlat lịch sử 12.
Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình 1 đọc các kí hiệu trong phần chú giải và khai thác các thông tin từ hình ảnh trong Atlat lịch sử để xác định
63 nguyên thủ các quốc gia tham dự Hội nghị Ianta (2 – 1945) gồm: Thủ tướng Anh, nguyên thủ các quốc gia tham dự Hội nghị Ianta (2 – 1945) gồm: Thủ tướng Anh, Tổng thống Mĩ, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô.
Ví dụ 2:
Hình 28. Lược đồ Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947
(Nguồn: violet.vn)
Câu 19. (NB) Dựa vào lược đồ hình 28 Atlat lịch sử 12, em hãy cho biết, thực dân Pháp có âm mưu nào trong việc thực hiện kế hoạch tấn công lên Việt Bắc (1947)? A. Tăng cường hệ thống phòng ngự trên Đường số 4, thiết lập “Hành lang Đông - Tây”.
B. Âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. C. Giành lấy một thắng lợi quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”. D. Bao vây, tiêu diệt căn cứ địa Việt Bắc nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
64
Với dạng câu hỏi như ở trên thì GV hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat để giải đề ôn thi tốt nghiệp THPT như sau:
Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ hình 28 đọc các kí hiệu trong phần chú giải và khai thác các thông tin từ lược đồ trong Atlat lịch sử, kết hợp kiến thức đã học để xác định âm mưu của Pháp trong việc thực hiện kế hoạch tấn công lên Việt Bắc (1947). Cụ thể: Ngày 7-10-1947, Pháp huy động 12.000 quân mở cuộc tiến công lên căn cứ địa Việt Bắc. Ngày 7/10/1947, Pháp cho 1 bộ phận quân nhảy dù xuống Bắc Cạn, Chợ Đồn, Chợ Mới. Cùng ngày cho lực lượng bộ binh theo đường số 4 từ Lạng Sơn lên Cao Bằng xuống Bắc Kạn, bao vây Việt Bắc từ phía Đông và phía Bắc. Ngày 9 / 10 / 1947, thuỷ quân theo đường sông Hồng, sông Lô lên Tuyên Quang, Chiêm Hóa bao vây Việt Bắc từ phía Tây. Nhìn vào lược đồ học sinh sẽ dễ dàng thấy được thực dân pháp tấn công lên Việt Bắc với âm mưu bao vây, tiêu diệt căn cứ địa việt Bắc, nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Bước 4: Học sinh đọc các phương án để quyết định lựa chọn phương án đúng từ việc sử dụng Atlat để giải quyết câu hỏi.
Để trả lời được các câu hỏi có sử dụng Atlat lịch sử trong đề ôn thi tốt nghiệp THPT học sinh phải có kĩ năng quan sát Atlat. Hầu hết Atlat lịch sử có chứa đựng thông tin của câu hỏi. Học sinh cần đọc chú giải và tên hình trong Atlat. Xác định từ khóa của câu hỏi để khai thác, tìm kiếm câu trả lời trên Atlat. Từ thông tin khai thác được trên Atlat kết hợp với kiến thức đã học, học sinh giải quyết những vấn đề cầu hỏi đặt ra. Biết cách tìm kiếm thông tin từ các hình ảnh trong Atlat để so sánh, đối chiếu trên cơ sở đó nắm vững tri thức, phát triển tư duy và và rèn luyện kĩ năng sử dụng biểu đồ, lược đồ. Học sinh phát triển được kĩ năng sử dụng biểu đồ, lược đồ. Từ biểu đồ, lược đồ học sinh sẽ khai thác kiến thức. Vì vậy, các em sẽ nhớ sâu nội dung bài học mà không cần ghi nhớ máy móc, tránh tình trạng học vẹt. Học và kiểm tra trên Atlat lịch sử nên các nội dung kiến thức đều xuất hiện trong các trang Atlat, học sinh không cần phải học thuộc lòng mà nội dung kiến thức đó tự khắc sâu trong trí nhớ của học sinh thông qua việc quan sát, khai thác biểu đồ, lược đồ. Giúp các em học sinh không cảm thấy áp lực trong học tập môn lịch sử. Qua đó, kích thích niềm đam mê, hứng thú học tập môn Lịch sử. Từ đó, giúp các em hình thành thói quen tự giác học tập, tìm kiếm tri thức. Điều này góp phần quan trọng nâng chất lượng bộ môn Lịch sử đặc biệt chất lượng trong kì thi tốt nghiệp THPT.
65
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM XÂY DỰNG VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ATLAT LỊCH SỬ 12 NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ TRONG KÌ THI HỌC SINH GIỎI VÀ TỐT NGHIỆP THPT 3.1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm là phương pháp được dùng để chúng tôi kiểm nghiệm lại đề tài trong quá trình áp dụng.
Thực nghiệm sư phạm để so sánh kết quả giữa lớp ứng dụng đề tài - gọi là nhóm thực nghiệm - với một lớp tương đương không được áp dụng - gọi là nhóm đối chứng. Ðể có kết quả thuyết phục hơn, sau một đợt nghiên cứu chúng tôi đã đổi vai trò của hai nhóm lớp cho nhau, nghĩa là, các nhóm thực nghiệm trở thành các nhóm đối chứng và ngược lại.
3.2. Đối tượng thực nghiệm
HS khối 12 trường THPT Nguyễn Sỹ Sách, THPT Phan Đăng Lưu, trường THPT Diễn Châu 4, THPT Đặng Thúc Hứa, THPT Yên Thành 3. Tuy nhiên, chúng tôi chọn ngẫu nhiên một số lớp của một số trường đã áp dụng sáng kiến để xử lí kết quả thực nghiệm. Thời gian thực nghiệm năm học 2020-2021 đến tháng 3/2022.
3.3. Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp điều tra, so sánh, đối chứng trong đó mỗi trường chúng tôi chọn 2 lớp đối chứng và 2 lớp thực nghiệm.
- Phương pháp quan sát qua việc tổ chức hướng dẫn học sinh học trên lớp, dự giờ đồng nghiệp; Phương pháp thống kê, làm bài kiểm tra, bài thi thử tốt nghiệp, thi tốt nghiệp, thi học sinh giỏi; phương pháp phỏng vấn giáo viên, học sinh.
3.4. Kết quả xử lý thực nghiệm
Sau khi sử dụng đề tài vào thực nghiệm giảng dạy, tiến hành khảo sát học sinh ở 2 lớp khối 12, chúng tôi thu được kết quả như sau: (Phụ lục 2) Qua phân tích kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy: