1.2. Khái niệm, đặc điểm và các dạng trách nhiệm của công chức
1.2.5. Trách nhiệm vật chất của công chức
lý được áp dụng đối với công chức khi thực hiện các hành vi gây thiệt hại về tài sản cho Nhà nước, gồm: 1) Bồi thường cho Nhà nước vì đã có hành vi làm mất mát, hư hỏng trang thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản cho Nhà nước; 2) "hoàn trả" cho Nhà nước (cơ quan, tổ chức có thẩm quyền) khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho công dân thiệt hại về tài sản do cơng chức đó gây ra khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ. Khái niệm "bồi thường" và "hồn trả" nói trên lần đầu tiên đã được quy định dưới cấp độ luật trong các điều 623, 624 Bộ luật dân sự.
Để pháp điển hóa các quy định pháp luật về trách nhiệm vật chất của công chức, Quốc hội đã ban hành Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước số 35 năm 2009 để quy định rõ hơn trách nhiệm đối với công chức trong khi thự hành công vụ được giao.
Khi phát hiện cán bộ, cơng chức có hành vi gây ra thiệt hại về tài sản phải xử lý trách nhiệm vật chất thì cơ quan, tổ chức, đơn vị phải tổ chức xác minh, sơ bộ đánh giá thiệt hại và lập biên bản về nội dung vụ việc để làm căn cứ xem xét, xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, cơng chức. Đó là một trong những nội dung được quy định tại Nghị định số 118/2006/NĐ-CP ban hành ngày 10/10/2006 về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức (Nghị định số 118/2006/NĐ-CP). Nghị định gồm 3 chương, 16 Điều, quy định về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ cơng chức có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật, làm mất mát, hư hỏng trang thiết bị hoặc gây ra thiệt hại về tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Nghị định nêu rõ, cán bộ, công chức gây ra thiệt hại về vật chất có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quyết định của người đứng dầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cấp có thẩm quyền. Nếu cán bộ, công chức không đủ khả năng bồi thường một lần thì sẽ bị trừ 20% tiền lương hàng tháng cho đến khi bồi thường đủ theo quyết định của người có
thẩm quyền. Tài sản bị mất mát, hư hỏng, thiệt hại do lỗi cố ý của cán bộ, cơng chức thì cán bộ, cơng chức gây mất mát, hư hỏng thiệt hại tài sản phải bồi thường toàn bộ giá trị thiệt hại gây ra. Nếu tài sản bị mất mát, hư hỏng, thiệt hại do lỗi vô ý của cán bộ, cơng chức thì căn cứ vào từng trường hợp cụ thể cơ quan, người có thẩm quyền quyết định mức và phương thức bồi thường. Trường hợp thiệt hại vật chất xảy ra do nguyên nhân bất khả kháng thì cán bộ, cơng chức liên quan không phải chịu trách nhiệm bồi thường. Cũng theo Nghị định số 118/2006/NĐ-CP, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng và quản lý cán bộ, công chức gây ra thiệt hại phải thành lập Hội đồng xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện cán bộ, công chức gây ra thiệt hại hoặc từ ngày nhận được văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền. Cán bộ, cơng chức gây ra thiệt hại và các bộ phận chức năng của cơ quan, tổ chức, đơn vị có tài sản bị thiệt hại phải thực hiện đúng thời hạn, mức và phương thức bồi thường ghi trong quyết định bồi thường thiệt hại. Đồng thời, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thu và nộp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, đơn vị tại kho bạc nhà nước số tiền bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, khi bàn về trách nhiệm vật chất của công chức trong nhà nước pháp quyền, thì cũng cần nên lưu ý rằng về nguyên tắc nhà nước, cơng chức, cơng dân đều có quyền bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm qua lại. Điều này cịn có nghĩa nếu nhà nước gây thiệt hại về vật chất hay tinh thần cho cơng chức thì cũng phải bồi thường.
Như vậy, từ những phân tích ở trên cho thấy giữa các hình thức trách nhiệm pháp lý của cơng chức vừa có những điểm chung vừa có nét khác biệt nhau, đồng thời lại có liên kết mật thiết và gắn kết chuyển hóa cho nhau. Nhận thức đúng đắn những vấn đề trên là điều kiện cần thiết để lựa chọn hợp lý biện pháp xử lý đối với những vi phạm pháp luật của công chức trong hoạt
động công vụ, tránh trường hợp chỉ "xử lý nội bộ" (kỷ luật) tràn lan. Sau nhận thức đó cũng cho phép phối hợp tốt các biện pháp tác động trong những trường hợp vi phạm pháp luật nhất định.