2.2. Đánh giá tình hình thực thi trách nhiệm công vụ của công
2.2.2. Về tiêu chí đánh giá
Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008, nội dung đánh giá cơng chức gồm hai nhóm:
Thứ nhất, những nội dung đánh giá chung đối với tất cả công chức trong bộ máy hành chính nhà nước, bao gồm: (1) sự chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; (2) phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; (3) năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; (4) tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ; (5) tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ.
Thứ hai, những nội dung đánh giá đặc thù dành cho các công chức lãnh đạo, quản lý, bao gồm: (1) kết quả hoạt động của đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; (2) năng lực lãnh đạo, quản lý; (3) năng lực tập hợp, đồn kết cơng chức.
Như vậy, có thể thấy những nội dung đánh giá công chức ở nước ta hiện nay về cơ bản là tương đồng với những nội dung, tiêu chí đánh giá cơng chức ở các nước khác trên thế giới. Việc quy định về nhóm nội dung đánh giá riêng đối với các công chức lãnh đạo, quản lý là phù hợp, đề cao được tính trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị hành chính nhà nước.
Tuy nhiên, những nội dung đánh giá đưa ra cịn chung chung, rất khó lượng hố được kết quả, hiệu suất cơng tác của cơng chức. Chẳng hạn, với nhóm nội dung đánh giá chung đối với tất cả các cơng chức, ngồi các nội
dung (1), (2), (5) mang tính định tính, thì các nội dung (3), (4) cần phải định lượng, đo lường được. Song để định lượng, đo lường được, lại cần phải có tiêu chuẩn, định mức riêng với đối mỗi loại cơng việc trong hệ thống hành chính nhà nước, vì tính chất của mỗi loại cơng việc trong hệ thống là không giống nhau. Hiện nay, khi chúng ta chưa xây dựng được các bản mô tả chức danh cơng việc thì việc đánh giá kết quả thực thi công vụ của công chức sẽ vẫn tiếp tục chung chung và khơng có tác dụng thúc đẩy cơng việc thực tế.