THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

Một phần của tài liệu 090 GIẢI PHÁP QUẢN lý nợ xấu tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BA ĐÌNH,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 51 - 76)

MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BA ĐÌNH

2.2.1. Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam - Chi

nhánh Ba Đình giai đoạn 2012-2014

Diễn biến nợ xấu của BIDV Ba Đình trong những năm gần đây.

> Tỷ lệ nợ xấu Bảng 2.5: Nợ xấu qua các năm

đối (%) đối (%) đối (%) Nhóm 3 4 3 5 5 45 78 0 0 Nhóm 4 1 4 1 8 6 11 1 4 23 Nhóm 5 2 1 2 7 6 11 4 7 77 Tổng nợ xấu 7 8 57 6 1

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm của BIDV- CNBa Đình)

Qua bảng trên ta thấy, tỷ lệ nợ xấu của BIDV Ba Đình đã giảm qua các năm, tuy nhiên tính về số tuyệt đối thì tổng nợ xấu năm 2014 vẫn còn cao hơn so với năm 2013. Tỷ lệ nợ xấu năm 2013 có sự giảm mạnh so với năm 2012, giảm từ 4,8% xuống 2,3%. Nguyên nhân tỷ lệ nợ xấu giảm là do tăng truởng tín dụng của năm 2014 Chi nhánh cao và Chi nhánh đã sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nuớc đã ban hành Quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2012 và Thông tu 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 nhằm tháo gỡ khó khăn cho các Doanh nghiệp và cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ đối với các khách hàng có khả năng phục hồi. Trong năm 2013 và năm 2014, Chi

nhánh đã cơ cấu giữ nguyên nhóm nợ đối với một số khách hàng để tạo điều kiện cho khách hàng tiếp tục sản xuất kinh doanh để trả nợ. Mặc dù, Chi nhánh đã sử dụng nhiều biện pháp để xử lý nợ xấu nhung tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh năm 2014 vẫn còn cao hơn so với mục tiêu Chi nhánh đặt ra (Mục tiêu của Chi nhánh: tỷ lệ nợ xấu thấp hơn (<) 1%).

> Cơ cấu nợ xấu của BIDV Ba Đình theo nhóm nợ

Bảng 2.6: Cơ cấu nợ xấu của BIDV Ba Đình theo nhóm nợ

Nợ xấu cho vay DN&TCKT 0 28 3T 28 3 11

Nợ xấu cho vay CN&hộ KD 78 29 30 -49 63 T 3

Tổng nợ xấu 78 5 7 61 -21 -27 4 7 Chỉ tiêu m 2012 2013 201 4 2013/2012 2014/2013 (+/-) (%) (+/- ) (%) Nợ xấu có TSBĐ 2 0 55 58 35" 175 3 5" Nợ xấu không có TSBĐ 5 8 2 3 -56 -97 T 50 Tổng nợ xấu 7 8 57" 61 -21 -27 4 7

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm của BIDV- CNBa Đình)

Nợ xấu của BIDV Ba Đình năm 2012 và 2013 chủ yếu tập trung ở nhóm 3. Năm 2014, nợ nhóm 5 (nhóm có khả năng mất vốn 100%) tăng cao, du nợ nhóm 5 là 47 tỷ đồng, chiếm 77% tổng nợ xấu của năm. Nợ xấu nhóm 5 tăng mạnh sẽ buộc Chi nhánh phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng nhiều hơn, điều đó ảnh huởng tới lợi nhuận của ngân hàng. Đó cũng là một tín hiệu bất lợi đối với hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

> Nợ xấu của BIDV Ba Đình phân theo đối tượng vay

Bảng 2.7: Phân loại nợ xấu của BIDV Ba Đình theo đối tượng vay

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm của BIDV- CNBa Đình)

Nợ xấu của Chi nhánh Ba Đình năm 2012 tập trung toàn bộ vào khách hàng cá nhân và trong đó chủ yếu là cá nhân vay kinh doanh chứng khoán. Tổng nợ xấu của khách hàng cá nhân vay kinh doanh chứng khoán là 54 tỷ đồng, chiếm 69% tổng nợ xấu năm 2012. Sang năm 2013 nợ xấu của khách hàng cá nhân vay kinh doanh chứng khoán đã được xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro; Nợ xấu doanh nghiệp tăng cao do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2012, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nguồn thu suy giảm mạnh do đó khách hàng không trả được nợ. Năm 2014, tỷ lệ nợ xấu doanh nghiệp và cá nhân xấp xỉ nhau, nợ xấu doanh nghiệp chiếm 51% tổng nợ xấu, cá nhân chiếm 49% tổng nợ xấu. Nợ xấu doanh nghiệp năm 2013, 2014 của Chi nhánh Ba Đình tập trung toàn bộ vào doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.8: Phân loại nợ xấu của BIDV Ba Đình theo tài sản bảo đảm

Qua bảng trên ta thấy, nợ xấu không có tài sản bảo đảm đã giảm mạnh qua các năm. Năm 2012, nợ xấu không có tài sản bảo đảm là 58 tỷ đồng, chiếm 74% tổng nợ xấu. Năm 2013, nợ xấu không có tài sản bảo đảm đã giảm do Chi nhánh đã sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ này. Việc cho vay không có tài sản bảo đảm, khách hàng không trả đuợc nợ dẫn đến lợi nhuận của ngân hàng bị sụt giảm mạnh. Đối với các truờng hợp nợ xấu có tài sản bảo đảm, Chi nhánh đang xây dựng huớng xử lý tài sản. Tuy nhiên, việc xử lý tài sản còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề pháp lý và phát mại tài sản.

2.2.2. Thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP&PT Việt

Nam -

Chi nhánh Ba Đình giai đoạn 2012-2014

2.2.2.1. Môi trường pháp lý cho hoạt động quản lý nợ xấu

Trong những năm vừa qua, Chi nhánh Ba Đình đã thực hiện việc quản lý nợ xấu dựa vào các văn bản do NHNN và Chính phủ Việt Nam ban hành và các văn bản quy định, quy trình hướng dẫn của BIDV. Các văn bản được BIDV sử dụng trong hoạt động quản lý nợ xấu gồm:

- Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN ban hành quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng.

- Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành theo Quyết định 1627 của Thống đốc NHNN.

- Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/5/2005 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi bổ sung quyết định 127/2005/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của NHTM đối với khách hàng. Các nội dung được sửa đổi quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ là do NHTM tự xem xét, quyết

định trên cơ sở khả năng tài chính của mình và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

- Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 Quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.

- Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.

- Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.

- Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế mua bán nợ của các TCTD và các văn bản sửa đổi, bổ sung có liên quan.

- Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm.

- Các văn bản quy định, quy trình hướng dẫn của BIDV về việc phân loại nợ, xác định một khách hàng và một nhóm khách hàng có liên quan, giới hạn tín dụng áp dụng đối với một khách hàng và một nhóm khách hàng có liên quan,...

2.2.2.2. Thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt

Nam - Chi nhánh Ba Đình

Công tác nhận biết nợ có dấu hiệu xấu và phân loại nợ xấu

> Nhận biết nợ có dấu hiệu xấu: Hiện nay, BIDV Ba Đình đang áp dụng việc nhận biết nợ có dấu hiệu xấu căn cứ vào tình hình biến động của khách hàng (hoạt động sản xuất kinh doanh, thu nhập,...) và biến động của các nhân tố bên ngoài đến hoạt động kinh doanh của khách hàng. Tùy vào từng ngành nghề kinh doanh cụ thể của khách hàng mà cán bộ QLKH có các cách thức nhận biết khác nhau. Từ đó, xác định rõ nguyên nhân phát sinh nợ có dấu hiệu xấu là do năng lực tài chính của khách hàng hay từ những rủi ro vĩ mô khác. Từ đó, cán bộ QLKH tiếp tục đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Đối với từng loại ngành nghề khác nhau, Chi nhánh có các biện pháp khác nhau để nhận biết nợ có dấu hiệu xấu, cụ thể:

- Đối với khách hàng vay phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh: Định kỳ hoặc đột xuất cán bộ QLKH kiểm tra tình hình thực tế hoạt động kinh doanh của khách hàng và nhận thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng kém hiệu quả, sản xuất trì trệ hay hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ đuợc,. Khi đó, cán bộ QLKH cần báo cáo ngay với cấp có thẩm quyền để có các biện pháp hỗ trợ khách hàng thích hợp và thu hồi vốn kịp thời, tránh truờng hợp khách hàng bị phá sản, không còn khả năng trả nợ ngân hàng.

- Đối với khách hàng vay với mục đích đầu tu kinh doanh bất động sản: Cán bộ QLKH cần thuờng xuyên cập nhật các thông tin liên quan đến thị truờng bất động sản để có biện pháp xử lý kịp thời khi thị truờng bất động sản có nhiều biến động bất lợi đối với khách hàng. Truờng hợp khách hàng vay đầu tu xây dựng các dự án bất động sản, cán bộ QLKH cần thuờng xuyên kiểm tra tiến độ xây dựng, đảm bảo dự án đuợc xây dựng theo đúng giấy phép đuợc cấp và vốn vay đuợc sử dụng đúng mục đích.

- Đối với khách hàng vay với mục đích tiêu dùng cá nhân: Cán bộ QLKH cần thường xuyên kiểm tra, xác minh nguồn thu nhập của khách hàng, đặc biệt là khi khách hàng có nợ quá hạn (kể từ khi quá hạn 1 ngày). Cán bộ QLKH cần xác định rõ nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn là do khách hàng đi công tác chưa nộp tiền trả nợ hay do nguồn thu của khách hàng bị suy giảm, không đủ khả năng trả nợ hay chi phí của khách hàng phát sinh hàng tháng nhiều hơn dự kiến ban đầu,.. Từ đó, đưa ra các biện pháp thích hợp để xử lý, tránh trường hợp để phát sinh nợ xấu.

- Tình hình môi trường vĩ mô: Cán bộ QLKH cần nắm được những yếu tố vĩ mô, nằm ngoài tầm kiểm soát của người vay và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người vay như chi phí tăng nhưng lại không thể chuyển một phần sang cho khách hàng, lãi suất cao hơn, vấn đề về ngành kinh doanh...để chủ động đánh giá hoạt động kinh doanh của khách hàng có chịu tác động theo hướng bất lợi hay không.

> Phân loại nợ xấu: Hiện nay, BIDV Ba Đình phân loại nợ căn cứ vào kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp đủ điều kiện theo quy định của BIDV và thời gian quá hạn trả nợ của khoản vay theo đúng quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài. Đối với khác hàng doanh nghiệp, khi quyết định cấp tín dụng thì Chi nhánh cũng căn cứ vào kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ của khách hàng nên việc phân loại nợ trên thực tế đã có ngay từ lúc thẩm định tín dụng chứ không phải chờ đến lúc giải ngân rồi mới phân loại.

Đối với khách hàng doanh nghiệp thuộc đối tượng xếp hạng tín dụng nội bộ: Thực hiện phân loại nợ theo xếp hạng tín dụng nội bộ và theo

điều 10, điều 11 Thông tư 02. Trường hợp kết quả phân loại đối với một khoản nợ và cam kết ngoại bảng theo XHTDNB và điều 10, điều 11 thông tư 02 khác nhau thì khoản nợ, cam kết ngoại bảng được phân loại vào nhóm có mức độ rủi ro cao hơn.

+ Đối tượng xếp hạng: là các khách hàng không thuộc một trong các loại sau:

a. Khách hàng có dư nợ ngoại bảng tại thời điểm đánh giá mà khoản nợ này trước đây đã được BIDV xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro của BIDV.

b. Các khách hàng bị âm vốn chủ sở hữu và kinh doanh thua lỗ trong năm tài chính gần nhất.

c. Khách hàng có khoản vay quá hạn trên 360 ngày tại thời điểm đánh giá.

d. Khách hàng mới thành lập, hoạt động chưa đủ năm và chưa có báo cáo tài chính hoặc khách hàng mới thành lập đã có báo cáo tài chính nhưng báo cáo tài chính không có số đầu kỳ.

e. Các khách hàng chỉ có các khoản vay bằng nguồn vốn tài trợ ủy thác của Bên thứ ba mà Bên thứ ba cam kết chịu toàn bộ trách nhiệm xử lý rủi ro khi xảy ra.

f. Các khách hàng vay vốn tại BIDV để thực hiện 1 hay nhiều dự án đầu tư, các dự án này đều đang trong giai đoạn triển khai xây dựng chưa đi vào hoạt động; Đồng thời khách hàng không có bất kỳ hoạt động kinh doanh nào khác tính đến thời điểm đánh giá xếp hạng.

g. Các khách hàng là các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, không có báo cáo tài chính và báo cáo kết quả kinh doanh.

+ Kết quả phân loại nợ

Bảng 2.9: Phân loại nợ đối với khách hàng là doanh nghiệp đủ điều kiện xếp hạng theo Quy định của BIDV

71 - <77 BBB Nợ nhóm 2 65 - <71 BB 59 - <65 B Nợ nhóm 3 53 - <59 CCC 44 - <53 CC 35 - <44 C Nợ nhóm 4 It hơn 35 D Nợ nhóm 5

khách hàng cá nhân: Thực hiện phân loại nợ theo điều 10 và điều 11 Thông tu

02.

Công tác phòng ngừa nợ xấu

Nợ xấu phát sinh làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của Chi nhánh, do đó Chi nhánh Ba Đình đã áp dụng nhiều biện pháp để phòng ngừa nợ xấu, đặc biệt là tuyệt đối tuân thủ theo đúng quy định, quy trình của BIDV. Cụ thể:

> Thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát trước và sau khi cho vay ❖ Trước cho vay

- Pháp lý : loại hình bên vay, đại diện pháp lý của bên vay có đúng và đủ thẩm quyền đại diện ký kết các hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp và chịu trách nhiệm với nghĩa vụ nợ vay bằng tài sản đảm bảo.

- Tài sản đảm bảo : Là biện pháp đảm bảo khoản vay, do đó, khả năng phát mại,giá trị định giá và tỷ lệ cho vay phải phù hợp, đủ thời gian để ngân hàng xử lý để thu hồi nợ vay,bảo hiểm tài sản cầm cố phải đuợc mua đầy đủ truớc khi giải ngân (rủi ro về cháy, mất mát, hu hỏng,... .việc này quan trọng đối với tài sản là hàng hóa cầm cố), chất luợng từ cổ phiếu đem cầm cố nếu có.

- Tình hình kinh doanh: Mục đích đánh giá doanh nghiệp này đang ở giai đoạn nào của sự phát triển => cho vay giai đoạn này có phù hợp không (ví du: DN mới thành lập nên hạn chế cho vay, vì chua nắm thị truờng,chua có doanh thu, tính khả thi của dòng tiền đảm bảo trả nợ chua đuợc rõ ràng. Thông thuờng cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động từ 2 năm trở lên, ban lãnh đạo là nguời có kinh nghiệm trong ngành đang kinh doanh từ 3 năm trở lên.

- Báo cáo tài chính : Đây là ngôn ngữ của kinh doanh, những con số chỉ cho ta thấy những gì bên vay cung cấp có phù hợp tuơng ứng với những chỉ

Một phần của tài liệu 090 GIẢI PHÁP QUẢN lý nợ xấu tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BA ĐÌNH,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 51 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w