NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BA ĐÌNH
3.1.1. Định hướng chung
Dựa trên những kết quả đạt được của Chi nhánh Ba Đình trong những năm qua, định hướng của Chi nhánh những năm tiếp theo như sau:
Tăng trưởng tín dụng phải phù hợp với khả năng quản lý, giám sát của ngân hàng và các kế hoạch đặt ra. Kiên quyết thực hiện chính sách cho vay có chọn lọc để đảm bảo an toàn vốn. Luôn cập nhật thông tin về khách hàng, ngành nghề và các hoạt động tài chính, kinh tế đầu tư đúng hướng. Thường xuyên phân tích và nắm vững thông tin liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng để kịp thời xử lý những rủi ro phát sinh. Giảm dần dư nợ hoặc chấm dứt quan hệ tín dụng đối với khách hàng kinh doanh yếu kém, có dấu hiệu chây ỳ không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết. Tuyệt đối không để nợ quá hạn phát sinh mới.
Bên cạnh đó, Chi nhánh tập trung đẩy mạnh công tác tiếp thị để thu hút khách hàng vay mới, chú trọng phát triển cho vay ngắn hạn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, BIDV đảm bảo an toàn và phù hợp với nguồn vốn huy động...Thường xuyên rà soát, kiểm tra định kỳ đối với các khoản cho vay không có tài sản bảo đảm, cho vay đầu tư bất động sản, đặc biệt là các khoản vay bảo đảm bằng lương nhưng khách hàng không thực hiện trả lương qua tài khoản mở tại BIDV để có các biện pháp ứng xử phù hợp, kịp thời khi có phát
sinh dấu hiệu bất lợi cho ngân hàng. Tiếp tục tận thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý hạch toán ngoại bảng.
Huy động vốn đảm bảo đáp ứng nhu cầu tăng truởng tín dụng, đồng thời cơ cấu vốn hợp lý để đảm bảo an toàn thanh khoản, các tỷ lệ an toàn hệ thống.
Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ nhằm tạo buớc đột phá về thị phần, thứ hạng và hiệu quả.
Nâng cao hoạt động tiếp thị, xây dựng và phát triển thuơng hiệu lên cao hơn theo huớng chuyên nghiệp, hiện đại, đua thuơng hiệu, văn hóa BIDV nói chung và Chi nhánh Ba Đình nói riêng không ngừng lớn mạnh.
Các chỉ tiêu quan trọng đuợc đề ra trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh Đình giai đoạn 2015 - 2020 là:
- Tốc độ tăng lợi nhuận truớc thuế: 40 - 50%/năm. - Tốc độ tăng du nợ tín dụng: 20 - 27%/năm. - Tốc độ tăng vốn huy động: 25 - 30%/năm.
- Trích lập đầy đủ Dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ. - Tỷ lệ nợ nhóm II: ≤ 1%
- Tỷ lệ nợ xấu: ≤ 1%
3.1.2. Định hướng riêng trong hoạt động quản lý nợ xấu
Với định huớng phát triển hoạt động cho vay tăng cao cả về số luợng và chất luợng nhu trên, Chi nhánh Ba Đình sẽ phải đối mặt nhiều hơn với nguy cơ nợ xấu. Để thực hiện các định huớng đã đề ra, đồng thời đảm bảo an toàn vốn vay, nâng cao chất luợng cho vay và công tác quản lý tín dụng, định hướng trong công tác quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ba Đình trong thời gian tới nhu sau:
- Trong kế hoạch dài hạn đến năm 2020, Chi nhánh Ba Đình đặt ra mục tiêu phấn đấu về tỷ lệ nợ xấu/Tổng du nợ là duới 1%.
khách hàng, tác nghiệp phải dựa trên cơ sở chấp hành nghiêm túc mọi quy định, hướng dẫn của BIDV trong việc hạn chế nợ xấu.
- Chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân và thu nợ, từng bước giảm dần dư nợ xấu. Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu tín dụng theo hướng: tăng cường tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm, hạn chế cho vay các ngành và lĩnh vực có rủi ro cao như chứng khoán, bất động sản... Thực hiện hoạt động phân tán rủi ro, không tập trung cho vay quá nhiều vào một ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp mà phải mở rộng, đa dạng hóa cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro. Lựa chọn cho vay đối với khách hàng có tài chính lành mạnh, kết quả kinh doanh ổn định, phương án vay khả thi và có định hướng phát triển tốt. Duy trì quan hệ đối với các khách hàng truyền thống có uy tín tốt, mở rộng tìm kiếm các khách hàng tiềm năng phù hợp với tiêu chí và mục tiêu của Chi nhánh.
- Cán bộ QLKH chủ động đề xuất lộ trình, kế hoạch cụ thể cho công tác hạn chế nợ xấu, không để phát sinh lỗi tác nghiệp liên quan đến công tác hạn chế nợ xấu. Kế hoạch phải được lập thành văn bản trình lãnh đạo phụ trách phê duyệt, phổ biến đến các phòng ban liên quan để phối hợp thực hiện.
- Xây dựng lộ trình xử lý và tận thu đối với các khoản nợ xấu đã được xử lý rủi ro, đảm bảo thu hồi vốn cho Chi nhánh.
- Quán triệt toàn thể cán bộ và lãnh đạo phòng trong công tác quản lý nợ, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ trong công việc, xử lý nghiêm khắc cán bộ có sai phạm để làm gương cho những cán bộ khác.