3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP
3.2.3. Các giải pháp khác
Phát triển nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong các kế hoạch và chiến lược hành động nhằm nâng cao sức cạnh tranh đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Đặc biệt trong công tác quản lý rủi ro, trình độ cán bộ không chỉ dừng lại ở việc thực hiện tốt công việc được giao mà đây là nghiệp vụ quản trị ngân hàng hiện đại, với những kiến thức rất mới, đòi hỏi cán bộ làm công tác này phải chủ động, tìm tòi và nghiên cứu, đồng thời biết cách ứng dụng vào hoạt động của Chi nhánh. Cụ thể là:
a) Nâng cao năng lực quản lý rủi ro đối với đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, năng lực quản lý điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành có ý nghĩa đặc biệt quan trọng tạo nên năng lực quản lý, điều hành của NHTM. Đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành mạnh không chỉ đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng có kỷ cuơng, thống nhất mà còn biết phát huy tính năng động, sáng tạo của mỗi nguời thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ kinh doanh của đơn vị và của cả doanh nghiệp, tránh những rủi ro không đáng có trong kinh doanh. Vì vậy cần phải sàng lọc và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các cấp tại Chi nhánh. Đội ngũ cán bộ quản lý cần phải có một số tố chất cơ bản sau: TÀI - ĐỨC - NHÂN - TÍN. Đi kèm đó là các kỹ năng:
- Kỹ năng chuyên môn
- Kỹ năng phân tích và phán đoán - Kỹ năng đối nhân xử thế.
Đội ngũ cán bộ quản lý, đặc biệt là các lãnh đạo Phòng QLKH, QLRR cần hoàn thiện ba kỹ năng của mình để nâng cao chất luợng thẩm định khách hàng vay nhằm hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra đối với Chi nhánh.
Ngoài ra, Chi nhánh cũng cần triển khai công tác quy hoạch cán bộ quản lý điều hành để tạo nguồn nhân lực quản lý tiềm năng, có trình độ và kinh nghiệm. Cụ thể là:
- Quy định những yêu cầu, tiêu chuẩn cụ thể, công khai cho từng chức danh làm cơ sở cho việc đào tạo, bồi duỡng những cán bộ trong quy hoạch cũng nhu những người có năng lực, có chí hướng phấn đấu vươn lên. Thực hiện triển khai công tác quy hoạch bài bản, hiệu quả. Tổ chức các kỳ thi viết và phỏng vấn để lựa chọn những cán bộ đủ năng lực quy hoạch.
- Mở rộng phạm vi tạo nguồn nhằm có thể lựa chọn được nhiều người tài giỏi. Từ số đó chọn ra một số cán bộ đủ năng lực và phẩm chất đạo đức để đưa đi đào tạo, bồi dưỡng theo các chương trình được xây dựng phù hợp với
từng chức danh. Ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tại các cơ sở đào tạo, còn phải đào tạo thực tế thông qua giao việc thử thách, luân chuyển sang vị trí khác hoặc đến đơn vị khác tùy thuộc vào hoàn cảnh và chức danh cụ thể.
b) Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân lực
Tuyển dụng nguồn nhân lực là cách thức bổ sung trực tiếp cho nguồn nhân lực. Do vậy, nếu chất lượng tuyển dụng được đảm bảo thì có tác dụng góp phần cải thiện nhanh chất lượng nguồn nhân lực. Trong điều kiện hiện nay, Chi nhánh phải thực hiện chặt chẽ khâu tuyển dụng và đặt ra một số yêu cầu nhất định đối các ứng viên. Cụ thể là:
- Trong công tác tuyển dụng cần tuân thủ đầy đủ các điều kiện tiêu chuẩn tuyển dụng theo quy định đảm bảo tính công khai, minh bạch, công bằng, không để xảy ra sai sót, gian lận hoặc có sự can thiệp từ các mối quan hệ thân quen, quyền lực. Điều này có ý nghĩa đảm bảo chất lượng tuyển dụng nguồn nhân lực như mục tiêu đã định.
- Trong kế hoạch tuyển dụng, đặc biệt quan tâm đến nguồn lao động chất lượng cao, có kiến thức về pháp luật, kinh tế thị trường, kinh tế tài chính - ngân hàng, đồng thời có trình độ ngoại ngữ và khả năng tin học tốt.
- Xác định cơ cấu nhân lực cần tuyển dụng một cách hợp lý, có nghĩa là có tỷ lệ phù hợp cho việc tuyển dụng mới với đối tượng là sinh viên vừa tốt nghiệp ra trường với đối tượng là những người có kinh nghiệm thực tiễn, có năng lực chuyên môn phù hợp, phẩm chất tốt, đang ở độ tuổi tuyển dụng theo quy định.
- Song song với việc tuyển dụng, Chi nhánh cần có chính sách thu hút và giữ cán bộ có trình độ và kinh nghiệm về nghiệp vụ ngân hàng. Phải có chế độ đãi ngộ thỏa đáng tương xứng với năng lực và đóng góp của cán bộ trong công việc, tránh cào bằng thu nhập.
Nguồn nhân lực có chất lượng cao là cơ sở quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Do đó, tăng cường quản lý và đào tạo lại nguồn nhân lực là biện pháp quan trọng, lâu dài đối với việc quản lý nợ xấu và sự phát triển của Chi nhánh.
Hàng năm, ngoài các chương trình đào tạo của BIDV, Chi nhánh cần xây dựng kế hoạch đào tạo tại đơn vị, tập trung trước hết vào các lĩnh vực chủ yếu như: nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh, nghiệp vụ quản lý rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp. Bên cạnh đó, cần xây dựng hệ thống khuyến khích vật chất và tinh thần cho cán bộ nhân viên, phù hợp với yêu cầu kinh doanh, cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận.
Ngoài ra, Chi nhánh cần khuyến khích toàn thể cán bộ nhân viên tích cực nghiên cứu văn bản quy định, tự học hỏi nâng cao kiến thức và kinh nghiệm của mình trong quá trình làm việc, tiếp xúc khách hàng. Tổ chức các buổi thảo luận để các đơn vị thảo luận với nhau các vướng mắc trong quá trình thực hiện công việc, từ đó cùng đưa ra các giải pháp để xử lý các vướng mắc đó.