2.1.3.1. Nhóm các Thành viên đang phát triển
Hiệp định SCM thừa nhận ba trường hợp của các thành viên đang phát triển là: (i) Các nước chậm phát triển theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc là Thành viên WTO; (ii) Các nước đang phát triển là Thành viên WTO cho tới thời điểm thu nhập quốc dân tính theo đầu người đạt mức 1000 USD mỗi năm (Bolivia, Cameroon, Congo, Bờ biển Ngà (Côte d’ Ivoire), Cộng hoà
Dominica, Hy lạp, Ghana, Guyana, ấn độ, Indonesia, Kenya, Ma-rốc, Nicaragua, Nigeria, Pakistan, Phillipines, Senegal, Sri Lanca, và Zimbabue); (iii) Các Thành viên đang phát triển khác. Trường hợp (i) và (ii) đề cập đến “các quốc gia trong Phụ lục VII”.
Các nước đang phát triển là một nhóm nước lớn và không đồng nhất, ở các giai đoạn phát triển khác nhau và có các nhu cầu, lợi ích khác nhau. Hơn nữa, khi xem xét mối quan hệ nhân quả giữa thương mại và phát triển, có nhiều yếu tố có vai trò tác động như sự ổn định về chính trị, kinh tế và xã hội, pháp trị, cơ sở hạ tầng, vị trí địa lý, tình trạng y tế, trình độ giáo dục và chính sách tái phân phối của Chính phủ. Do đặc điểm riêng này nên các nước đang phát triển gặp không ít những khó khăn, bất lợi. Những khó khăn phải kể đến là: chi phí luật sư, kinh nghiệm tham gia giải quyết tranh chấp còn hạn chế, vai trò luật sư trong nước bị hạn chế, các thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO phức tạp, không có chế tài thực hiện đối với các nước khi có phán quyết nên thường dẫn đến trì hoãn, kéo dài thời gian thực hiện. Nếu bên thắng kiện là các nước đang phát triển thì khó có thể thực hiện các biện pháp trả đũa theo quy định bởi lẽ ngay biện pháp trả đũa này cũng có thể gây thiệt hại cho các nước đang phát triển. Do đó, các hiệp định của WTO nói chung và Hiệp định SCM nói riêng đã dành những ưu đãi đặc điệt cho các nước này.
Nội dung đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các Thành viên đang phát triển:
- Đối với trợ cấp bị cấm: Những nước đang phát triển nằm trong Phụ lục VII không bị cấm trợ cấp xuất khẩu bị cấm, các nước đang phát triển khác được gia hạn trong vòng 8 năm mới phải xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu (tức là đến hết ngày 31/12/2002). Mặt khác, sau khi nộp đơn xin được ưu đãi và sau khi được Ủy Ban Trợ cấp và Các biện pháp đối kháng tiến hành rà soát hàng năm,
các nước đang phát triển này có thể có quyền tiếp tục sử dụng trợ cấp xuất khẩu đang có hiệu lực.
Tuy nhiên các nước đang phát triển phải đáp ứng một số điều kiện để hưởng ưu đãi đặc biệt này, là: không được tăng mức trợ cấp xuất khẩu của mình lên, trong thời hạn quá độ được duy trì trợ cấp xuất khẩu, các chương trình này này vẫn có thể bị nước khác áp dụng thuế đối kháng hoặc khiếu kiện ra Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Các nước đang phát triển phải chấm dứt trợ cấp xuất khẩu trong thời hạn ngắn hơn 8 năm nếu việc sử dụng trợ cấp xuất khẩu không phù hợp với nhu cầu phát triển của bản thân nước đó. Nếu một trong số các nước này đạt được thị phần xuất khẩu đối với một sản phẩm cụ thể nào đó lên tới 3,25% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả thế giới đối với sản phẩm đó trong 2 năm liên tiếp thì nước đó sẽ phải chấm dứt các trợ cấp xuất khẩu cho sản phẩm đó trong vòng 2 năm.
Những quy định cấm về trợ cấp thay thế nhập khẩu sẽ không áp dụng với các Thành viên đang phát triển trong thời gian 5 năm, và sẽ không áp dụng với các Thành viên chậm phát triển nhất trong thời gian 8 năm, kể từ ngày hiệp định SCM có hiệu lực. Trong trường hợp có sử dụng trợ cấp xuất khẩu gây thiệt hại cho thành viên khác thì sẽ áp dụng các biện pháp như đối với các trợ cấp có thể bị đối kháng
Các biện pháp đối kháng cũng không áp dụng đối với việc xoá nợ trực tiếp, trợ cấp nhằm bù đắp chi phí xã hội, dưới bất kỳ hình thức nào, với điều kiện các chương trình đó và những trợ cấp liên quan được áp dụng trong một thời gian hạn chế và được thông báo cho Uỷ ban và chương trình đó cuối cùng đưa đến kết quả tư nhân hoá xí nghiệp liên quan.
- Hiệp định SCM quy định một cuộc điều tra chống trợ cấp và thuế đối kháng áp dụng đối với sản phẩm có xuất xứ từ một nước Thành viên đang phát triển phải được chấm dứt nếu cơ quan có thẩm quyền xác định được rằng
tổng số trợ cấp áp dụng cho một sản phẩm- mức de minimis không vượt quá
2% giá trị của nó tính theo trị giá trên cơ sở đơn vị sản phẩm, 3% đối với các nước chậm phát triển; hoặc nếu khối lượng hàng nhập khẩu được trợ cấp chỉ chiếm dưới 4% tổng sản phẩm nhập khẩu hàng hóa tương tự. Quy định này không áp dụng nếu tổng lượng nhập khẩu từ tất cả các nước xuất khẩu có hoàn cảnh tương tự chiếm trên 9% tổng lượng nhập khẩu hàng hóa tương tự vào nước nhập khẩu.
2.1.3.2. Các nước có nền kinh tế chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường
Nước có nền kinh tế chuyển đổi
Hiệp định SCM không có quy định nào về việc xác định một nền kinh tế thị trường hay phi thị trường mà vấn đề này sẽ do các thành viên tự xác định. Nền kinh tế phi thị trường – hay còn được gọi là nền kinh tế kế hoạch tập trung – là tên gọi được dùng đến cuối những năm 1980, đầu những năm 1990 cho nền kinh tế các nước Trung và Đông Âu, Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam và một số nước khác, trong đó, các hoạt động kinh tế được dựa trên kế hoạch hàng năm thông thường do một cơ quan giống như ủy ban kế hoạch Nhà nước soạn thảo. Trong khi đó, các nguyên tắc và hiệp định của WTO được xây dựng dựa trên nguyên tắc của thị trường. Một số thành viên của WTO đã không chấp nhận giá hay chi phí sản xuất của hàng hóa tại các nền kinh tế phi thị trường như là một cơ sở thích hợp cho việc tính toán giá trị thông thường với lập luận giá và chi phí này được điều chỉnh bởi Chính phủ và do đó, không theo quy luật của thị trường. Bên cạnh đó, những nước này thường có nền kinh tế chưa phát triển.
Nội dung đối xử đặc biệt và khác biệt với các thành viên có nền kinh tế chuyển đổi
Hiệp định SCM có quy định ưu đãi đặc biệt đối với các nước có nền kinh tế chuyển đổi trong Điều 29. Theo đó, các Thành viên đang trong thời kỳ chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang một nền kinh tế thị trường, tự do kinh doanh có thể áp dụng những chương trình và biện pháp cần thiết cho quá trình chuyển đổi. Đối với các chương trình trợ cấp bị cấm được thông báo cho Uỷ ban vào một ngày gần nhất có thể được, sau ngày Hiệp định WTO bắt đầu có hiệu lực, các Thành viên này được loại bỏ dần và điều chỉnh cho phù hợp trong vòng 7 năm, kể từ ngày Hiệp định WTO bắt đầu có hiệu lực. Ngoài ra, các chương trình trực tiếp xoá nợ như xoá một khoản nợ Nhà nước hay cấp kinh phí để thanh toán nợ, được thông báo muộn nhất hai năm sau ngày Hiệp định WTO có hiệu lực sẽ không coi là trợ cấp có thể đối kháng. Điều 29 của Hiệp định SCM cũng loại trừ tổn hại nghiêm trọng khỏi danh sách các căn cứ để khiếu kiện thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.
Hiệp định SCM có quy định khác biệt đối với các thành viên có nền kinh tế chuyển đổi trong việc tính toán mức độ trợ cấp. Cơ quan điều tra sẽ sử dụng giá và chi phí sản xuất của hàng hóa tại một nước thứ ba hay một nước thay thế nào đó để làm cơ sở tính toán cho giá thông thường. Như vậy, doanh nghiệp của các nước có nền kinh tế phi thị trường sẽ phải chịu sự phân biệt đối xử so với doanh nghiệp thuộc các nước có nền kinh tế thị trường.
Trợ cấp và chống trợ cấp là vấn đề khá phức tạp. Hiệp định SCM đã xây dựng được một khung pháp lý cơ bản mà các thành viên phải tuân thủ. Theo đó, Việt Nam khi tham gia vào WTO cần thiết phải biết và hiểu được các quy định của WTO về loại trợ cấp nào được áp dụng, loại nào không
được áp dụng, trình tự thủ tục áp dụng biện pháp đối kháng… Bên cạnh đó cần tận dụng những ưu đãi dành cho các thành viên đang phát triển để xây dựng các chương trình trợ cấp và áp dụng các biện pháp đối kháng một cách hiệu quả.
2.2. PHÁP LUẬT TRỢ CẤP VÀ BIỆN PHÁP ĐỐI KHÁNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC
Các quy định tại Hiệp định SCM là bắt buộc đối với tất cả các thành viên của WTO. Mỗi quốc gia thành viên có quyền ban hành và áp dụng các pháp luật về trợ cấp và đối kháng riêng của nước mình nhưng không được trái với các quy định liên quan của Hiệp định. Trường hợp nhận thấy thành viên nào có quy định pháp luật hoặc cơ quan điều tra của nước thành viên trên thực tế không phù hợp với các quy định của WTO, các quốc gia thành viên khác có thể khiếu kiện ra Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO.
2.2.1. Khái niệm trợ cấp của một số nước
2.2.1.1. Hệ thống văn bản pháp luật của một số nước về trợ cấp
Để áp dụng thuế chống trợ cấp cần phải có một khung pháp lý điều chỉnh về vấn đề này. Tùy từng điều kiện cụ thể mà mỗi nước có thể thiết kế bộ khung pháp lý điều chỉnh thuế chống trợ cấp khác nhau. Một số nước như Thụy Sỹ, Nhật Bản… áp dụng trực tiếp các quy định của WTO. Điều này chỉ có thể thực hiện được với điều kiện hệ thống luật pháp của các nước này cho phép áp dụng trực tiếp các quy định của quốc tế mà không cần nội luật hóa. Các nước lựa chọn theo cách này cũng thường là những nước không có dự định áp dụng thuế chống trợ cấp thường xuyên. Nhiều nước lựa chọn cách xây dựng hệ thống văn bản riêng phù hợp với các chuẩn mực của WTO. Tuy nhiên, những văn bản này có thể được quy định một cách chi tiết hoặc tương đối chung chung. Những nước lớn có tiềm lực mạnh, có nhu cầu thường
xuyên áp dụng thuế chống trợ cấp (như Hoa Kỳ, EU, Canada) thường quy định một cách chi tiết nhất có thể. Các quy định của họ thường đi trước và chi tiết hơn các quy định của WTO. Việc quy định chung chung thường rơi vào trường hợp các nước còn ít kinh nghiệm, muốn xây dựng các quy định không quá cụ thể để tránh đưa ra những quy định không hoàn toàn phù hợp với các chuẩn mực quốc tế (như Trung Quốc, Indonesia…).
• Hoa kỳ:
Hiện nay, các văn bản pháp lý cơ bản điều chỉnh vấn đề thuế chống trợ cấp của Hoa Kỳ là Luật thuế quan 1930 và Luật về các Hiệp định của Vòng đàm phán Uruguay (URAA).
Ngày 13/3/2012, Tổng thống Obama đã ký ban hành đạo luật với tên gọi Gói thực thi Luật thương mại, cho phép Bộ thương mại Hoa Kỳ áp đặt thuế chống trợ cấp đối với các mặt hàng nhập khẩu từ các nền kinh tế phi thị trường.
• EU
Các quy định pháp lý chủ yếu của EU về trợ cấp nước ngoài và thuế chống trợ cấp được tập trung ở Quy định của Hội đồng số 2026/97 ngày 6/10/1997 về bảo vệ sản xuất nội bộ khối chống lại hàng nhập khẩu được trợ cấp từ các nước ngoài khối và Hướng dẫn tính toán mức độ trợ cấp của các nước ngoài khối trong các cuộc điều tra đề đánh thuế chống trợ cấp.
Hiện nay các văn bản trên được sửa đổi bởi Quy định của Hội đồng số 1973/2002 ngày 5/11/2002 và Quy định của Hội đồng số 461/2004 ngày 8/3/2004
• Trung Quốc
Sau khi trở thành thành viên chính thức WTO, Trung Quốc ban hành Luật chống trợ cấp có hiệu lực từ ngày 1/1/2002
2.2.1.2. Khái niệm về trợ cấp của một số nước
Nhìn chung, khái niệm về trợ cấp được quy định ở các nước đều phù hợp với quy định của WTO, có chăng sự khác biệt là do có những quy định cụ thể và chi tiết hơn.
- Theo luật Hoa Kỳ:
Nếu như WTO quy định về trợ cấp xuất khẩu ở Phụ lục I Hiệp định SCM theo cách liệt kê, thì pháp luật Hoa Kỳ quy định rõ rằng một chương trình có thể trở thành trợ cấp xuất khẩu khi chương trình đó theo luật hoặc trên thực tế phụ thuộc vào xuất khẩu. Thậm chí khi luật nước ngoài không đề cập cụ thể đến các điều kiện xuất khẩu, Bộ thương mại vẫn luôn sẵn sàng xác định các điều kiện xuất khẩu thực tế.
Pháp luật Hoa Kỳ có hạn chế cụ thể, chặt chẽ với trợ cấp đèn xanh nhằm tránh mở rộng phạm vi của loại trợ cấp này. Cụ thể là, nó chỉ được giới hạn tới mức chi phí rất hẹp như các chi phí nhân lực dành cho nghiên cứu, chi phí công cụ, thiết bị, đất và nhà xưởng… Bất cứ chi phí nào được tài trợ không được chiếm hơn 75% chi phí nghiên cứu ngành hoặc 50% chi phí phát triển. Ngoài ra, luật Hoa Kỳ cũng có một vài hạn chế nữa đối với tình trạng kinh tế của vùng khó khăn: trợ cấp phải dành cho một vùng địa lý với đặc điểm kinh tế và xã hội rõ ràng; vùng nhận trợ cấp phải khó khăn hơn; trợ cấp phải chung cho cả vùng chứ không phải một ngành cụ thể; phải có mức trợ cấp trần cho từng dự án…Bộ thương mại đánh giá dựa trên thu nhập đầu người, thu nhập theo từng hộ gia đình không được vượt quá 85% mức trung bình của khu vực; tỷ lệ thất nghiệp phải ít nhất bằng 110% mức trung bình của cả khu vực. Có thể thấy Hoa Kỳ đã rất cẩn thận khi định nghĩa rất chặt chẽ và trên phạm vi hẹp các trợ cấp “đèn xanh”.
- EU quy định về trợ cấp tương đối phù hợp với WTO. Tuy nhiên, trên
trường hợp. Ví dụ: Luật thuế nước X quy định rằng một nhà đầu tư mua cổ phiếu có đăng ký phát hành bởi một công ty do Chính phủ chỉ định sẽ được hưởng ưu đãi thuế. EC coi chương trình ưu đãi thuế này là có “tính riêng biệt” với lý do việc tiếp cận ưu đãi chỉ dành cho một số nhà đầu tư vào một số doanh nghiệp nhất định chứ không phải mọi khoản đầu tư cổ phiếu đều được ưu đãi. Như vậy, tiêu chí cho hưởng ưu đãi không giới hạn ở bất kỳ ai và giới hạn duy nhất là ở doanh nghiệp được đầu tư. EC không xem xét đến “tính riêng biệt” ở đối tượng thụ hưởng hỗ trợ mà là ở điều kiện chung để được hưởng hỗ trợ.
Trợ cấp đầu vào: là loại trợ cấp có thể bị đánh thuế dành cho nguyên
liệu đầu vào dùng để sản xuất các sản phẩm đang được điều tra, đồng thời theo kết luận của cơ quan điều tra, nó góp phần làm giảm đáng kể chi phí chế tạo và mang lại lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm đang bị điều tra. Quy định này gây nhiều khó khăn và rủi ro cho nhà xuất khẩu nước ngoài. Cả Hoa Kỳ và EU đều đánh thuế lên loại trợ cấp này.
- Trung Quốc: Luật chống trợ cấp của Trung Quốc đã sử dụng hoàn toàn định nghĩa về trợ cấp của WTO. Tuy nhiên, luật Trung Quốc không phân loại trợ cấp một cách cụ thể như Hiệp định SCM mà chỉ đề cập đến các loại trợ cấp mang tính riêng biệt là đối tượng chống trợ cấp.
Như vậy, các nước đưa ra các khái niệm về trợ cấp theo hướng quy