Tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu và cam kết của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO pháp luật của một số nước và thực tiễn ở việt nam (Trang 76)

3.1. THỰC TRẠNG VỀ TRỢ CẤP Ở VIỆT NAM

3.1.1. Tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu và cam kết của Việt Nam

3.1. THỰC TRẠNG TRỢ CẤP Ở VIỆT NAM

3.1.1. Tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu và cam kết của Việt Nam về trợ cấp về trợ cấp

3.1.1.1. Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam

Về xuất khẩu: Năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt

71,6 tỷ USD tăng 25,5% so với năm 2009. Nhiều mặt hàng trong năm 2010 tăng mạnh về số lượng xuất khẩu, giúp duy tăng trưởng xuất khẩu và quy mô mở rộng sản xuất. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu có xu hướng tăng ở ngành công nghiệp chế tạo và hàng hóa có hàm lượng chất xám cao. Tỷ trọng hàng hóa ngành công nghiệp chế biến so với 2009 tăng mạnh từ 63,4% lên 67,9%, nhóm khoáng sản giảm từ 15,2% xuống 11,1%. Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ. Năm 2010, Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ 14,2

tỷ USD, chiếm 19,7% tổng giá trị hàng xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu lớn thứ hai là EU 11,3 tỷ USD, chiếm 15,6% tổng trị giá xuất khẩu. Tiếp đến là thị trường ASEAN (14,3%); Nhật Bản (10,7%); Trung Quốc (10,1%).

Về nhập khẩu: năm 2010 đạt 84 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2009,

nhập siêu cả nước khoảng 12,3 tỷ USD, bằng 17,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Một số hàng hóa cần nhập khẩu giảm khá mạnh năm qua là clinker giảm 38%, xăng dầu giảm 28,6%, khí đốt hóa lỏng giảm 14%, phân bón giảm 22%, thép các loại giảm 10%, ô tô nguyên chiếc giảm 45%,…chủ yếu do sản xuất trong nước phần nào đáp ứng được nhu cầu.[15]

3.1.1.2. Cam kết của Việt Nam liên quan đến trợ cấp khi gia nhập WTO

Gia nhập WTO tạo ra cho Việt Nam nhiều ưu đãi góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Theo đó, Việt Nam đưa ra cam kết về chính sách trợ giá khi gia nhập WTO như sau:

- Bãi bỏ trợ cấp thay thế nhập khẩu và các loại trợ cấp xuất khẩu dưới hình thức cấp phát trực tiếp từ ngân sách (như bù lỗ xuất khẩu, thưởng xuất khẩu, hỗ trợ lãi suất cho hợp đồng xuất khẩu…) kể từ khi gia nhập WTO. Đối với các hình thức trợ cấp xuất khẩu bị cấm còn lại theo Hiệp định SCM, Việt Nam cam kết bãi bỏ sau 9 năm kể từ thời điểm gia nhập.

- Với trợ cấp xuất khẩu gián tiếp sẽ không cấp thêm kể từ khi gia nhập WTO. Tuy nhiên các dự án đầu tư trong và ngoài nước đã được hưởng ưu đãi loại này từ trước ngày gia nhập WTO được hưởng một thời gian chuyển tiếp là 5 năm để bãi bỏ hoàn toàn.

- Miễn thuế và hoàn thuế theo đúng Hiệp định SCM phụ lục I và II. - Riêng với ngành dệt may, tất cả các loại trợ cấp bị cấm theo Hiệp định SCM dù là trực tiếp hay gián tiếp, đều được bãi bỏ ngay từ khi Việt Nam gia nhập WTO

- Việt Nam không cam kết đối với doanh nghiệp Nhà nước.

- Việt Nam chấp nhận được coi là nền kinh tế thị trường sau 12 năm kể từ ngày ký kết gia nhập thành viên WTO (năm 2018). [18]

3.1.2. Trợ cấp ở Việt Nam trước khi gia nhập WTO

Cơ sở pháp lý: Một đặc điểm nổi bật của chế định về chính sách trợ cấp nói chung và trợ cấp đối với hàng hoá nói riêng là tính phi tập trung trong các quy định. Nói cách khác, các quy định về trợ cấp không được đề cập một cách đầy đủ, khái quát trong một (hay một số) văn bản chuyên biệt về vấn đề này. Thay vào đó, các chính sách trợ cấp thường được quy định rải rác trong nhiều văn bản điều chỉnh những sản phẩm, loại hàng hoá hay một ngành cụ thể. Các chính sách này cũng thường mang tính giai đoạn, vụ việc, áp dụng trong từng thời kỳ và theo những điều kiện cụ thể, kết thúc khi thời kỳ hay các điều kiện đó không còn.

- Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH10 ngày 20/5/1998 và các văn bản hướng dẫn thi hành

- Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996; Luật sửa đổi năm 2000 và các văn bản hướng dẫn

- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 1997, Luật sửa đổi năm 2003và các văn bản hướng dẫn thi hành

- Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 2005 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2006

- Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 của Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học và công nghệ

- Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28/08/2003 của Chính phủ về việc ban hành quy chế Khu công nghệ cao (thay thế Quy chế Khu công nghệ cao

tại Nghị định số 36/CP năm 1997 của Chính phủ, Các quy định khác trái với quy định tại Nghị định này đều bãi bỏ).

- Quyết định số 53/2004/QĐ-TTg ngày 5/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích đầu tư tại Khu công nghệ cao.

- Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2000 của Chính phủ về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000 - 2005;

- Quyết định số 66/2002/QĐ-BTC về việc sửa đổi thuế nhập khẩu của một số phụ tùng xe hai bánh gắn máy, sửa đổi mức khung tỷ lệ nội địa hóa và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi theo tỷ lệ nội địa hóa của phụ tùng xe hai bánh gắn máy;

- Quyết định số 37/2000/QĐ-TTg về việc ban hành chính sách hỗ trợ phát triển các sản phẩm công nghiệp trọng điểm

Các chính sách liên quan đến trợ cấp giai đoạn trước khi Việt Nam gia nhập WTO cụ thể như sau:

3.1.2.1 Ưu đãi thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá đối với sản xuất sản phẩm, phụ tùng xe hai bánh gắn máy và phụ tùng cơ khí, điện và điện tử.

Hình thức trợ cấp: thuế nhập khẩu ưu đãi căn cứ vào tỷ lệ nội địa hóa

mà các doanh nghiệp đáp ứng tỷ lệ nội địa hoá (do Bộ Công nghiệp chứng nhận; thuế suất thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hóa (do Bộ Tài chính quy định)

- Thời gian thực hiện trợ cấp: Đối với chính sách ưu đãi thuế đối với

sản xuất sản phẩm, phụ tùng xe hai bánh gắn máy, thực hiện từ năm 1999 đến hết ngày 31/12/2002. Đối với chính sách ưu đãi thuế đối với sản xuất sản phẩm, phụ tùng cơ khí, điện và điện tử thực hiện từ năm 1999 đến hết ngày 30/9/2006.

3.1.2.2. Hỗ trợ sản phẩm công nghiệp trọng điểm

Các hình thức trợ cấp gồm: miễn thuế nhập khẩu đến hết ngày 31 tháng

12 năm 2003; Ưu đãi vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; Được hưởng thuế suất thu nhập doanh nghiệp ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm; 15% trong thời hạn 12 năm; hoặc 20% trong thời hạn 10 năm tuỳ thuộc vào địa bàn thực hiện dự án; Được giảm 50% tiền thuê đất cho doanh nghiệp trong thời hạn triển khai thực hiện dự án.

3.1.2.3. Ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong nước sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu.

Nội dung của chính sách trợ cấp bao gồm: miễn, giảm tiền sử dụng đất,

tiền thuê đất, thuế sử dụng đất; các ưu đãi liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc tạo thành tài sản cố định; ưu đãi về tín dụng với các dự án sản xuất kinh doanh hàng hoá có mức xuất khẩu đạt trên 30% đến 50% , các dự án có mức xuất khẩu đạt trên 50% tổng giá trị hàng hoá sản xuất, kinh doanh của dự án trong năm tài chính.

3.1.2.4. Ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong nước sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước để phục vụ sản xuất, kinh doanh

Đối tượng được trợ cấp là các doanh nghiệp thực hiện các dự án chế

biến nông sản, thủy sản; sản xuất bột giấy, giấy, bìa ván nhân tạo trực tiếp từ nguồn nguyên liệu nông, lâm sản trong nước.

Nội dung trợ cấp: miễn, giảm 50% tiền sử dụng đất, miễn tiền thuê đất

từ 3- 15 năm kể từ khi ký hợp đồng thuê đất; miễn thuế sử dụng đất từ 11 - 15 năm kể từ khi được giao đất; miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc tạo thành tài sản cố định; ưu đãi về tín dụng; Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tùy thuộc điều kiện kinh tế - xã hội của địa bàn dự án;

3.1.2.5. Ưu đãi đầu tư khác áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước

Đối tượng được hưởng ưu đãi: Nhà đầu tư trong nước có dự án đầu tư

thuộc ngành nghề ưu đãi đầu tư hoặc thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.

Nội dung trợ cấp bao gồm: miễn, giảm 50- 75% tiền sử dụng đất; Miễn

tiền thuê đất từ 3-15 năm kể từ khi ký hợp đồng thuê đất; Giảm 50% thuế sử dụng đất trong 7 năm hoặc miễn thuế sử dụng đất từ 7 - 15 năm kể từ khi được giao đất, tuỳ vào lĩnh vực ngành, nghề khuyến khích đầu tư, số lao động mà dự án sử dụng, địa bàn thực hiện dự án; Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp; Miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc tạo thành tài sản cố định.

3.1.2.6. Ưu đãi đầu tư dựa trên tiêu chí xuất khẩu áp dụng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Đối tượng được hưởng ưu đãi: Các doanh nghiệp sản xuất, chế biến

xuất khẩu 50% sản phẩm trở lên; Chế biến nông sản, lâm sản (trừ gỗ), thuỷ sản từ nguồn nguyên liệu trong nước xuất khẩu 50% sản phẩm trở lên; Sản xuất, chế biến xuất khẩu từ 30% sản phẩm trở lên và sử dụng nhiều nguyên liệu, vật tư trong nước; Sản xuất nguyên liệu, phụ liệu cao cấp để sản xuất giầy, dép, quần áo xuất khẩu; Sản xuất bao bì cao cấp phục vụ hàng xuất khẩu.

Nội dung trợ cấp: ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp; Miễn thuế

xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hoá từ Khu chế xuất xuất khẩu ra nước ngoài và từ nước ngoài nhập khẩu vào Khu chế xuất; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tạm chưa phải nộp thuế giá trị gia tăng đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu trong thời hạn tạm

chưa phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

3.1.2.6. Ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước để phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Đối tượng nhận trợ cấp là các Dự án đầu tư nước ngoài thuộc các

nhóm sau: Chế biến nông sản, lâm sản (trừ gỗ), thuỷ sản từ nguồn nguyên liệu trong nước; Sản xuất các loại thuốc trừ sâu bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y có phần giá trị gia tăng nội địa từ 40% trở lên; Sản xuất bột giấy, giấy, bìa, ván nhân tạo trực tiếp từ nguồn nguyên liệu nông, lâm sản trong nước

Hình thức trợ cấp : Ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tùy

vào dự án đầu tư; Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất trong thời hạn 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất.

3.1.2.8. Ưu đãi áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong các lĩnh vực ngành, nghề và địa bàn khuyến khích đầu tư.

Hình thức trợ cấp: Ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tùy

vào ngành nghề, địa bàn đầu tư; Miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 5 năm đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư hoặc được thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

3.1.2.9. Khuyến khích đầu tư vào hoạt động khoa học công nghệ

Đối tượng ưu đãi: doanh nghiệp có dự án đầu tư vào nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ; tư vấn về pháp lý, đầu tư, kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ; doanh nghiệp, cá nhân có các dự án đầu tư tại Khu công nghệ cao

Hình thức trợ cấp: Ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở

mức tùy vào địa bàn đầu tư; Ưu đãi về sử dụng đất; Ưu đãi tín dụng, thưởng xuất khẩu; Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu có bộ phận điều khiển tự động, mẫu thí nghiệm, dụng cụ đo lường và thí nghiệm phục vụ trực tiếp cho các dự án, hợp đồng nghiên cứu - triển khai.

3.1.2.10. Hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ.

Hình thức trợ cấp là giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

tương ứng với số tiền thực chi cho lao động nữ.

Đối tượng trợ cấp:Cơ sở kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực sản xuất,

xây dựng, vận tải sử dụng từ 10 đến 100 lao động nữ, trong đó số lao động nữ chiếm trên 50% tổng số lao động có mặt thường xuyên; hoặc sử dụng thường xuyên trên 100 lao động nữ mà số lao động nữ chiếm trên 30% tổng số lao động có mặt thường xuyên của cơ sở kinh doanh.

3.1.2.11. Hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp phần mềm.

Hình thức trợ cấp: Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: được miễn

thuế 4 năm hoặc thuế suất 10-25% tùy thuộc đối tượng; ưu đãi về thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài với thuế suất 3% (đến hết 31/12/2003); Ưu đãi về thuế giá trị gia tăng (0%); Miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Ưu đãi về tín dụng hỗ trợ phát triển; Miễn, giảm về tiền sử dụng đất và thuê đất; các hình thức ưu đãi khác.

Có thể thấy trước khi gia nhập WTO, Việt Nam có rất nhiều các chương trình trợ cấp thuộc diện bị cấm theo Hiệp định SCM như thưởng xuất khẩu, trợ cấp thay thế nhập khẩu. Các dạng trợ cấp này cũng đã góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy xuất khẩu của nước ta. Tuy nhiên, khi gia nhập WTO, Việt Nam cần rà soát lại tất cả các chương trình trợ cấp, bãi bỏ các trợ cấp bị cấm, thực hiện nghiêm túc các cam kết về trợ cấp theo lộ trình đã định.

3.1.3. Trợ cấp ở Việt Nam sau khi gia nhập WTO

3.1.3.1. Các chương trình trợ cấp • Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu

Cơ sở pháp lý: Nghị định 151/2006/NĐ-CP; Nghị định 106/2008/NĐ-

CP sửa đổi Nghị định 151/2006; Nghị định 75/2011/NĐ- CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước

Đối tượng trợ cấp: Lượng mặt hàng được hỗ trợ tín dụng xuất khẩu sẽ

giảm dần qua 3 giai đoạn. Hết ngày 31/12/2007, nhóm hàng hóa nông nghiệp và thực phẩm trong đó có cả rau, quả và hàng thủy sản; nhóm hàng công nghiệp tiêu dùng, bao gồm hàng dệt và sản phẩm may mặc, giầy dép, xe đạp 2 bánh và phụ tùng xe đạp sẽ không còn nằm trong Danh mục hàng hóa, dịch vụ khuyến khích xuất khẩu. Từ ngày 24/02/2009, có 26 mặt. Từ ngày 20/10/2011, còn 19 mặt hàng, giảm đi 7 mặt hàng được vay vốn tín dụng xuất khẩu là: lạc, trứng gia cầm, quế và tinh dầu quế, hàng thêu ren, sản phẩm tơ tằm và sản phẩm lụa sản xuất từ tơ tằm, đồ gỗ thủ công mỹ nghệ, cáp điện.

Nội dung: Mức vốn cho vay tối đa bằng 85% giá trị hợp đồng xuất

nhập khẩu đã ký hoặc giá trị L/C đối với cho vay trước khi giao hàng hoặc trị giá hối phiếu hợp lệ đối với cho vay sau khi giao hàng, đồng thời phải đảm bảo mức vốn cho vay tối đa đối với mỗi nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu nước ngoài không vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB)

Giai đoạn 2007-2010, tín dụng đầu tư nhà nước qua VDB có mức tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO pháp luật của một số nước và thực tiễn ở việt nam (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)