3.2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐỐI KHÁNG
3.2.4. Kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam
3.2.4.1. Kinh nghiệm để phòng tránh một vụ kiện chống trợ cấp
- Các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xuất khẩu cần nhận biết sự tồn tại của nguy cơ bị kiện tại thị trường nước nhập khẩu, nhóm thị trường và loại mặt hàng thường bị kiện. Trong khả năng có thể, luôn chú ý điều chỉnh giá bán hàng tương tự tại Việt Nam để đảm bảo rằng giá này không (quá) cao hơn so với giá bán sang các nước khác.
- Các nhà xuất khẩu nên quan sát kỹ tình hình và động thái của ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu, như xem họ có gặp khó khăn lớn không, họ có hành động nào “gây hấn” với sản phẩm nhập khẩu không, có tiến hành các chiến dịch hoặc vận động bằng cách nào đó để chặn hàng nhập khẩu không?... - Doanh nghiệp cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh phát triển quá nóng một thị trường, tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng và giảm dần việc cạnh tranh bằng giá…
- Cố gắng chuyển dần từ cạnh tranh bằng giá sang cạnh tranh bằng chất lượng. Đây là cách thức hữu hiệu để tránh các vụ kiện, đặc biệt là khi Việt Nam vẫn bị coi là nền kinh tế phi thị trường, giá tại Việt Nam không được sử dụng để so sánh với giá xuất khẩu.
- Doanh nghiệp cũng có thể chủ động đề nghị Chính phủ điều tra các mặt hàng nhập khẩu cùng loại có nhận trợ cấp; hoặc yêu cầu Chính phủ đưa vấn đề ra cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
Thông tin về các chương trình trợ cấp của các nước thường được thể hiện qua các số liệu thống kê về thu chi ngân sách. Cơ quan quản lý về trợ cấp và biện pháp đối kháng của các nước thường thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu công bố các chương trình trợ cấp của nước ngoài, trong đó có khá đầy đủ thông tin đáng tin cậy. Các doanh nghiệp có thể dựa trên những thông tin này để nhận biết được những mặt hàng nào của nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam đang được trợ cấp. Hiện nay, một số mặt hàng như sắt thép, tàu biển, các sản phẩm công nghệ cao (máy bay, công nghệ thông tin…) đang được các nước trợ cấp khá nhiều. Nếu việc nhập khẩu các mặt hàng này gây khó khăn cho sản xuất trong nước, các doanh nghiệp có thể tiến hành khởi kiện chống trợ cấp.
3.2.4.2. Kinh nghiệm đối phó với các vụ kiện chống trợ cấp
- Ngăn chặn vụ điều tra:
Khi đã có đơn kiện, doanh nghiệp vẫn có thể ngăn chặn một vụ điều tra bằng cách: thỏa thuận với bên đi kiện bằng nhiều cách khác nhau để họ tự rút đơn kiện; gặp gỡ, vận động các nhóm có cùng lợi ích với Việt Nam (các nhà nhập khẩu, người tiêu dùng…) để họ lên tiếng phản đối việc chấp nhận đơn kiện và khởi xướng điều tra.
- Phải tích cực tham gia vụ kiện ngay từ ban đầu để giảm thiệt hại trong các vụ việc
Trong quá trình điều tra, đối với những doanh nghiệp nào không hợp tác, cơ quan điều tra sẽ sử dụng các “thông tin sẵn có” để tính toán biên độ trợ cấp. Những thông tin này gồm các thông tin mà cơ quan điều tra công khai và các thông tin do phía nguyên đơn cung cấp, tất nhiên không có lợi cho doanh nghiệp. Mức áp thuế cho doanh nghiệp hợp tác bao giờ cũng thấp hơn thuế áp dụng cho doanh nghiệp không hợp tác.
- Quan tâm tới các thời hạn điều tra.
Việc không tuân thủ thời hạn có thể dẫn tới những bất lợi cho doanh nghiệp: thông tin nộp không đúng thời hạn sẽ bị bỏ qua, không tính đến khi xem xét; doanh nghiệp có thể bị xem là “không hợp tác” và bị áp dụng “các thông tin sẵn có” bất lợi; doanh nghiệp có thể mất quyền thực hiện một số bước tố tụng tiếp theo… Do vậy, nếu vì lý do nào đó không thể đáp ứng được các thời hạn thì doanh nghiệp cần làm đơn xin gia hạn. Việc xin gia hạn vào thời điểm nào và dưới hình thức nào cần được luật sư tư vấn đầy đủ, chi tiết.
- Hệ thống kế toán phù hợp:
Trong điều tra chống trợ cấp, các chứng từ sổ sách kế toán, tài chính của bị đơn bắt buộc là dữ liệu có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc điều tra mà chủ yếu là biên độ trợ cấp tính toán cho bị đơn. Vì vậy, đề bảo vệ tốt nhất lợi
ích của mình, doanh nghiệp bị đơn cần đảm bảo duy trì và lưu giữ chế độ ghi chép kế toán rõ ràng, tuân thủ các tiêu chuẩn kế toán quốc tế để các số liệu của doanh nghiệp được cơ quan điều tra chấp nhận sử dụng khi tính toán biên độ trợ cấp. Doanh nghiệp không gian lận trong và sau cuộc điều tra chống trợ cấp để tránh bị trừng phạt bởi những mức thuế chống trợ cấp rất cao.
- Lựa chọn luật sư tốt:
Luật sư tư vấn sẽ là người đảm nhiệm những vấn đề cơ bản sau:
+ Xác định chiến lược kháng kiện tổng hợp phù hợp với tình hình vụ việc và đặc điểm của doanh nghiệp, từ đó tư vấn biện pháp thích hợp, nhất quán trong từng giai đoạn của vụ việc;
+ Thay mặt cho doanh nghiệp trong tất cả các thủ tục điều tra liên quan, đảm bảo tuân thủ đúng quy định để không bỏ lỡ bất kỳ quyền tố tụng hay các lợi ích nào khác trong quá trình điều tra;
+ Nghiên cứu đối phương và các lập luận của đối phương để xác định bước đi thích hợp trong từng giai đoạn và chuẩn bị các hoạt động phản biện;
+ Nghiên cứu các phương pháp mà các cơ quan điều tra sử dụng và các hoạt động khác của cơ quan này để có yêu cầu thích hợp bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp.
Do đó, việc lựa chọn luật sư tư vấn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hiệu quả kháng kiện trong vụ kiện đối kháng (đặc biệt là các vụ kiện tại Hoa Kỳ.
Việc lựa chọn luật sư cần được thực hiện càng sớm càng tốt và phải tiến hành cẩn trọng. Luật sư nên có kinh nghiệm trong các vụ kiện chống trợ cấp có liên quan đến nước nguyên đơn hoặc liên quan đến quốc gia chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường; có đội ngũ luật sư hỗ trợ tốt.
Bảng 3. Tiêu chí lựa chọn luật sư cho vụ kiện chống trợ cấp[11]
STT Các tiêu chí Điểm tối
đa 1 Có kinh nghiệm thành công trong các vụ kiện chống trợ
cấp liên quan đến quốc gia chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường
2.5
2 Có kinh nghiệm thành công trong các vụ kiện chống trợ cấp
2.5
3 Có kinh nghiệm thành công trong việc đại diện cho phía Việt Nam kháng kiện trong các vụ kiện chống trợ cấp trước đây
1.5
4 Có luật sư liên kết có kinh nghiệm tại Việt Nam 1.5 5 Văn phòng luật sư có trụ sở tại nơi diễn ra quá trình
kháng kiện
1.0
6 Chi phí luật sư 1.0
Tổng cộng 10
- Chuẩn bị các nguồn lực:
+ Nguồn lực vật chất: Nếu doanh nghiệp kháng kiện không chuẩn bị đủ tiền (hoặc không dám quyết định bỏ ra khoản tiền lớn) cho việc kháng kiện (mà chủ yếu là thuê luật sư) thì khả năng lớn là họ sẽ phải chịu các kết quả bất lợi (mức thuế suất cao). Do đó, doanh nghiệp cần có quỹ dự phòng đảm bảo các chi phí theo kiện tại nước ngoài (chi phí thuê luật sư, chi phí ăn ở, đi lại…). Cần lưu ý rằng số tiền cho vụ việc có thể là rất lớn nhưng không phải huy động ngay (nhiều trường hợp luật sư tính phí theo từng giai đoạn, công
việc thực hiện). Ngoài ra, phí luật sư có thể thấp nếu có nhiều doanh nghiệp cùng tham gia thuê luật sư.
+ Nguồn lực về nhân sự (lãnh đạo cao cấp, cán bộ phụ trách bán sản phẩm, cán bộ phụ trách kế toán) không chỉ cần có kiến thức chuyên môn và thực tiễn kinh doanh mà còn phải có hiểu biết cơ bản về bản chất của việc kháng kiện và các phương pháp tính toán mà cơ quan điều tra sử dụng.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan
Doanh nghiệp cần tận dụng liên kết Hiệp hội ngành hàng để thu thập thông tin, có chương trình, kế hoạch đối phó với chung đối với các vụ kiện xảy ra. Hiệp hội ngành hàng là một bên liên quan trong vụ điều tra chống trợ cấp, thực hiện việc cung cấp thông tin, đưa ra quan điểm, lập luận phản biện như bất kỳ bên nào trong vụ điều tra. Đặc biệt, trong vụ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu Việt Nam, Hiệp hội đóng vai trò là chủ thể chính trong các hoạt động chứng minh liên quan đến các vấn đề chung của toàn ngành, như: lựa chọn bị đơn bắt buộc, lựa chọn nước thay thế, chứng minh các điều kiện để được hưởng quy chế nền kinh tế thị trường…Những hoạt động kháng kiện liên quan đến vấn đề này rất quan trọng. Do đó, hành động của các Hiệp hội ngành hàng có ý nghĩa lớn đối với kết quả điều tra cho mỗi doanh nghiệp. Thực tế cho thấy những trường hợp chưa có Hiệp hội hoặc Hiệp hội quá yếu không thể đảm trách được vai trò này, các doanh nghiệp thường rất vất vả trong việc kháng kiện và kết quả điều tra thường không được như mong muốn.
Doanh nghiệp cũng cần có quan hệ chặt chẽ và phối hợp hành động với các cơ quan liên quan như Phòng thương mại và công nghiệp, Hải quan, cơ quan thuế… để thu thập thông tin, số liệu trong vụ điều tra chống trợ cấp, đề xuất Chính phủ hỗ trợ (đặc biệt trong các vấn đề liên quan đến Chính phủ với tư cách là một bên của vụ kiện và những vấn đề liên quan đến toàn ngành)
- Bài học về việc lựa chọn bị đơn bắt buộc và cam kết hợp tác của các
bị đơn này:
Kết quả điều tra đối với bị đơn bắt buộc có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của rất nhiều các bị đơn khác trong vụ kiện, chỉ cần bị đơn bắt buộc có cách hành xử không đúng, có kết quả bất lợi là bất lợi đó sẽ bị nhân rộng ra tất cả các bị đơn khác. Vì vậy, việc tập hợp các doanh nghiệp từ đầu vụ kiện để thống nhất hành động, tham gia ý kiến với cơ quan điều tra trong việc lựa chọn bị đơn bắt buộc và các bị đơn được lựa chọn điều tra có sự cam kết tham gia đầy đủ là rất quan trọng.