Vụ kiện chống trợ cấp của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO pháp luật của một số nước và thực tiễn ở việt nam (Trang 97 - 101)

3.2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐỐI KHÁNG

3.2.3. Vụ kiện chống trợ cấp của Việt Nam

3.2.3.1. Vụ kiện chống trợ cấp với túi nhựa PE

Sản phẩm bị kiện: là túi xách polyethylene (túi PE) không gắn miệng,

có quai xách, không khóa kéo hoặc dụng cụ đóng bên ngoài, có hoặc không có miếng đệm, có hoặc không in, làm từ tấm nhựa polyethylene mỏng (không dầy hơn 0,889mm và không mỏng hơn 0,00889mm) với chiều dài/rộng không ít hơn 15,24cm và không dài hơn 101,6cm, chiều sâu túi có thể hơn 101,6cm nhưng không ít hơn 15,24cm.

Tuy nhiên sản phẩm bị kiện không bao gồm: túi PE không in logo hoặc tên cửa hiệu và có dụng cụ đóng/khóa; túi PE được đóng gói với nhãn in nêu rõ mục đích sử dụng khác chứ không phải để xách hàng từ siêu thị hoặc các cửa hàng bán lẻ.

Bị đơn bắt buộc: là 3 doanh nghiệp có khối lượng xuất khẩu túi nhựa

PE đi Hoa Kỳ lớn nhất của Việt Nam, bao gồm: Advance Polibag Co., (API); Chin Sheng; Fotai Vietnam

Diễn biến vụ điều tra:

- 31/3/2009: Đơn kiện chống trợ cấp túi nhựa PE Việt nam được nộp cho ITC và DOC

- 20/4/2009: Quyết định khởi xướng điều tra của DOC

- 4/9/2009: DOC ra kết luận sơ bộ khẳng định có trợ cấp

- 25/3/2010 : DOC ra kết luận cuối cùng khẳng định có trợ cấp gây thiệt hại

- 27/4/2010: ITC ra kết luận cuối cùng khẳng định có “đe dọa thiệt hại”

- 4/5/2010: Quyết định áp thuế chống trợ cấp đối với túi nhựa PE Việt Nam

Kết quả điều tra:

- Biên độ trợ cấp cuối cùng được áp dụng cho công ty API là 52,56%; với Fotai là 5,28%; với Chin sheng là 0,44%; với các công ty khác của Việt Nam là 5,28%.

- DOC kết luận có các chương trình trợ cấp: Hỗ trợ lãi suất ưu đãi cho ngành nhựa; Miễn thuế sử dụng đất; Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp; Miễn thuế thu nhập cho nguyên liệu đầu vào. Mốc thời gian xác định trợ cấp vi phạm quy định WTO là ngày 11/1/2007, ngày Việt Nam chính thức gia nhập WTO.

3.2.3.2. Vụ kiện chống trợ cấp đối với ống thép

Sản phẩm bị kiện: Các loại ống và ống dẫn thép hàn cacbon có đường

kính không quá 406.4mm; ống, ống dẫn hàng rào, ống nước và ống xây dựng. Đặc biệt, điều khoản “hàm lượng cacbon” trong các sản phẩm phải đạt: sắt chiếm ưu thế về hàm lượng; hàm lượng cacbon ít hơn hoặc bằng 2%; và không bao gồm một số chất và vượt quá số lượng, hàm lượng được nêu chi tiết trong Đơn kiện

Theo nội dung đơn kiện, các chương trình bị cáo buộc về bán phá giá và trợ cấp là cho vay ưu đãi đối với các nhà xuất khẩu; cho vay ưu đãi đối với ngành thép; miễn hoặc giảm tiền thuê đất cho các nhà xuất khẩu; ưu đãi đất

cho các doanh nghiệp thuộc những lĩnh vực hoặc khu công nghiệp được khuyến khích….

Bị đơn: Đơn kiện chống chống trợ cấp này áp dụng cho tất cả các

doanh nghiệp Việt Nam có xuất khẩu sản phẩm bị kiện sang Hoa Kỳ. Tuy vậy, Đơn kiện có nêu đích danh một số doanh nghiệp sau đây: Asia Huu Lien Joint Stock Co., Ltd.; Daiwa Lance International Company, Ltd.; Hoa Phat Steel Pipe Co.; Hoa Sen Group; Hyundai-Huy Hoang Pipe; SeAH Steel Vina Corporation; Tianjin Lida Steel Pipe Group; Vietnam Germany Steel Pipe JSC (“VG-Pipe”); Vinapipe; Vingal Industries Co., Ltd.

Quá trình điều tra :

- 26/10/2011, Công ty Allied Tube and Conduit, JMC Steel Group, Wheatland Tube, và Tập đoàn Thép Hoa Kỳ gửi đơn lên DOC và ITC kiện chống trợ cấp đối với mặt hàng nêu trên nhập khẩu từ Việt Nam, Ấn Độ, Oman và Tiểu vương quốc Ả rập

- 15/11/2011, DOC ra quyết định chính thức điều tra

- 27/03/2012, DOC đã ban hành quyết định sơ bộ khẳng định có trợ cấp đối với mặt hàng ống thép hàn cacbon nhập khẩu từ Ấn Độ và Việt Nam. DOC sơ bộ quyết định mức thuế suất cho 2 bị đơn bắt buộc của Việt Nam là 0,04% (mức không đáng kể) và 8,06%. Mức thuế suất dành cho các nhà sản xuất/xuất khẩu khác là 8,06%.

Dự kiến DOC sẽ ban hành quyết định cuối cùng của vụ kiện chống trợ cấp vào ngày 6-8-2012 và ra lệnh áp thuế chống trợ cấp vào ngày 27-9-2012

3.2.3.3. Vụ kiện chống trợ cấp đối với mắc áo thép

Phạm vi điều tra là sản phẩm thuộc các mã HS: 7323.99.9606;

7326.20.0020 và 7323.99.9080

Nguyên đơn là Công ty M&B Metal Products Company, Inc.;

Các chương trình bị cáo buộc là trợ cấp gồm: Chương trình cho vay ưu

đãi với doanh nghiệp xuất khẩu; miễn/giảm tiền thuê đất cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hỗ trợ theo chương trình xúc tiến xuất khẩu, ưu đãi thuế thu nhập cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài …

Nước tham chiếu: Ấn Độ Quá trình điều tra:

- 29/12/2011: Nộp đơn kiện

- 18/01/2012: Khởi xướng điều tra

- 22/02/2012: Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) ra phán quyết sơ bộ về việc lựa chọn Tổng công ty Cổ phần XK Đông Nam Á Hamico làm đại diện bị đơn bắt buộc. Công ty sẽ phải hoàn tất hồ sơ đối với vụ kiện trợ cấp trước ngày 19-3-2012.

Sau khi khởi xướng điều tra, cơ quan DOC của Mỹ sẽ đưa ra phán quyết sơ bộ vào tháng 6, tiếp theo đó, Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng để áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với mắc áo thép Việt Nam kể từ tháng 7 năm nay.

3.2.3.4. Vụ kiện chống trợ cấp đối với tuabin điện gió

Sản phẩm bị điều tra: Sản phẩm tháp điện gió có mã HS:

7308.20.0020, trước năm 2011 có mã: 7308.20.0000

Nguyên đơn: Liên minh Thương mại tuabin điện gió Hoa Kỳ Quá trình điều tra:

- 29/12/2011, Liên minh Thương mại Tháp điện gió Hoa Kỳ đã đệ đơn lên DOC yêu cầu khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm tháp điện gió nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc

- 18/01/2012, sau thời gian xem xét đơn kiện, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã đưa ra quyết định chỉ khởi xướng điều tra chống bán phá giá mà không điều tra chống trợ cấp đối với hàng nhập khẩu này của Việt Nam.

Như vậy, từ năm 2009 đến nay, Việt Nam phải đối mặt với 4 vụ kiện đối kháng đều xuất phát từ phía Hoa Kỳ, trong đó chỉ có vụ kiện đối với tuabin điện gió được kết luận là không có trợ cấp. Trong các vụ kiện này, doanh nghiệp Việt Nam đều bị điều tra cả bán phá giá và trợ cấp. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ phải bỏ gần như gấp đôi thời gian, công sức và tiền thuê luật sư tư vấn, chuẩn bị tài liệu, trả lời bảng câu hỏi.... Và nếu kết luận cuối cùng dẫn đến việc áp cả hai loại thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp thì doanh nghiệp sẽ rơi vào tình cảnh “một cổ hai tròng”, cùng lúc phải chịu hai thứ thuế, việc cạnh tranh tại thị trường Hoa Kỳ vì vậy có thể sẽ khó khăn. Hoa Kỳ đã áp dụng phương pháp tính toán đối với nền kinh tế phi thị trường, lấy nước thứ ba (cụ thể là Ấn Độ) để so sánh giá, tính biên độ trợ cấp, dẫn đến việc những lợi thế cạnh tranh của Việt Nam sẽ không được xem xét đến. Ngoài ra, thường một chương trình bị cáo buộc là trợ cấp gây thiệt hại có thể không chỉ áp dụng với một sản phẩm cụ thể là đối tượng điều tra mà có thể áp dụng cùng lúc (hoặc có điểm tương đồng với các chương trình khác) cho nhiều sản phẩm khác trong ngành hoặc thậm chí với nhiều ngành. Kết quả kháng kiện chống trợ cấp ở một vụ có thể sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả các vụ kiện chống trợ cấp trong tương lai đối với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp cần có kinh nghiệm để chuẩn bị những nguồn lực cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO pháp luật của một số nước và thực tiễn ở việt nam (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)