II. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐẠI TRÀ MÔN
2. Đổi mới phƣơng pháp dạy học:
2.1. Đổi mới hình thức dạy học của giáo viê n:
2.1.1. Xây dựng kế hoạch dạy học và ôn thi tốt nghiệp
Mục tiêu
Phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trƣờng và năng lực tự chủ, sáng tạo của nhóm chuyên môn, giáo viên trong việc thực hiện chƣơng trình giáo dục phổ thông cấp THPT; khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phƣơng pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
Cách thức thực hiện
Để công tác ôn thi tốt nghiệp có hiệu quả và đạt kết quả cao, giáo viên cần xây dựng kế hoạch ôn thi của cá nhân, phù hợp với đối tƣợng học sinh của lớp mình day.
Khi xây dựng kế hoạch ôn thi tốt nghiệp của cá nhân, giáo viên cần chú ý các vấn đề sau:
+ Kế hoạch phải dựa trên kế hoạch ôn thi của nhà trƣờng, kế hoạch của nhóm chuyên môn.
+ Thời lƣợng ôn thi dành cho lớp mình dạy. + Học lực của học sinh.
+ Phân chia giai đoạn ôn thi. + Phân loại học sinh.
+ Tìm hiểu, nghiên cứu kĩ cấu trúc đề thi các năm gần đây, các chủ đề có trong cấu trúc đề thi.
+ Các hình thức ôn thi phù hợp với học sinh trong từng giai đoạn. Kế hoạch phải xác định đƣợc mục tiêu, nội dung ôn thi. Trong quá trình ôn thi tốt nghiệp, xác định mục tiêu duy trì sĩ số và thu hút học sinh vào hoạt
33 động ôn thi đƣợc coi là một trong những mục tiêu mang tính bền vững và lâu dài.
Giáo viên trực tiếp giảng dạy và ôn thi tốt nghiệp góp phần không nhỏ đến việc nâng cao chất lƣợng đại trà thi tốt nghiệp, là ngƣời trực tiếp giảng dạy nên giáo viên hiểu rõ những điểm mạnh, điểm yếu, những nhu cầu và năng lực của từng em; từ đó xây dựng các nội dung ôn thi phù hợp với các em, có giải pháp hỗ trợ các em học sinh yếu, kém. Do đó, để có một kế hoạch hoàn chỉnh, giúp nâng cao chất lƣợng ôn thi tốt nghiệp đạt kết quả cao, giáo viên cần phải: - Tìm hiểu năng lực và nhu cầu của học sinh: Giáo viên cần tìm hiểu học sinh, tạo sự cởi mở, gần gũi, thiện cảm theo dõi các hoạt động học tập và ôn thi của học sinh.
- Xây dựng mục tiêu và lập kế hoạch ôn thi tốt nghiệp - Điều chỉnh kế hoạch
Kết quả: Giáo viên đã xây dựng đƣợc kế hoạch ôn thi tốt nghiệp của cá nhân, trên cơ sở kế hoạch của nhóm Toán và theo chỉ đạo chung của nhà trƣờng. Giáo viên đã kịp thời điều chỉnh kế hoạch khi có sự thay đổi.
2.1.2. Xây dựng không khí học tập tích cực
Mục tiêu
Môn Toán là một môn học khó và khô khan, nên rất nhiều học sinh thƣờng có tâm lý căng thẳng, chán nản, không muốn học. Do đó, nếu trong quá trình dạy học giáo viên không biết linh hoạt khi sử dụng các phƣơng pháp sẽ dễ gây sự nhàm chán cho học sinh. Trong các tiết dạy và ôn thi tốt nghiệp, giáo viên phải tạo một bầu không khí học tập tốt, phải tạo hứng thú, đông lực học tập cho học sinh, tạo trạng thái tinh thần phấn khởi thì khi đó việc dạy, việc học sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Với đặc thù học sinh trƣờng miền núi, các lớp chủ yếu là đại trà thì việc áp dụng nhiều phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học không thuần thục sẽ không có hiệu quả. Vì vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên cần lựa chọn và áp dụng các phƣơng pháp dạy học phù hợp với đối tƣợng học sinh của mình, từ đó tạo sự hứng thú học tập và sự yêu thích đối với môn Toán của các em.
Cách thức thực hiện
Trong quá trình giảng dạy trên lớp, để tạo hứng thú, ý thức học tập cho các em, chúng tôi đã sử dụng các biện pháp sau:
Thứ nhất, xây dựng phần khởi động phong phú, vui nhộn, mới mẻ, thú vị và gây chú ý.
Để giờ học thú vị và đạt hiệu quả cao, chúng ta nên làm tốt phần khởi động. Ở phần khởi động, giáo viên có thể tổ chức trò chơi để hỏi bài cũ và thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới. Khi tổ chức lồng ghép trò chơi trong tiết học, sẽ mang lại sự thoải mái, vui nhộn cho học sinh, sẽ thu hút
34 đƣợc toàn bộ học sinh tham gia, đặc biệt là các học sinh cá biệt. Để tổ chức thành công một tiết dạy có sử dụng các trò chơi, giáo viền cần phải:
+ Nghiên cứu kĩ bài học để thiết kế một tiết dạy có sử dụng trò chơi đạt hiệu quả cao.
+ Tìm hiểu các trò chơi phù hợp để lồng ghép trong tiết dạy.
+ Sử dụng hợp lý các trò chơi trong một tiết dạy, không để học sinh dẫn đến sa đà vào trò chơi mà không tập trung vào bài học.
Tất cả các lớp 12 đều có tivi và mạng wifi, đây là một lợi thế để giáo viên thực hiện lồng ghép các trò chơi trong dạy học.
Giáo viên có thể sử dụng một số phần mềm để tạo trò chơi nhƣ: Quizizz, menti.com, classskick, blocket,…
Ví dụ 1. Giáo viên tạo vòng quay có danh sách của lớp mình dạy trên đó, khi giáo viên hỏi bài cũ, hay phần hệ thống kiến thức khi ôn thi tốt nghiệp có thể sử dụng công cụ này để gọi học sinh trả lời. Khi giáo viên sử dụng trò chơi này để hỏi bài, tất cả học sinh sẽ lo lắng và tập trung học bài.
Ví dụ 2. Giáo viên sử dụng trò chơi “ Vòng quay may mắn” trong quá trình dạy và ôn thi tốt nghiệp. Giáo viên cài đặt các điểm số trên vòng quay và các ô câu hỏi, khi thực hiện hoạt động luyện tập
Ví dụ 3. Khi dạy bài logarit giáo viên lồng ghép trò chơi “ Nhanh nhƣ chớp” để thực hiện hoạt động khởi động (Phụ lục 10).
Thứ hai, tăng cường tính tương tác, cho học sinh được hoạt động nhiều
Để có một tiết dạy thu hút đƣợc học sinh tƣơng tác trong các hoạt động học tập, giáo viên phải nghiên cứu kĩ bài học và thiết kế các phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học phù hợp với đối tƣợng học sinh. Để làm tốt điều này, giáo viên cần phải hiểu rõ đƣợc đặc thù của từng học sinh, từng lớp mình dạy.
Học sinh trƣờng THPT Kỳ Sơn hầu hết các em là dân tộc thiểu số, ý thức tự học của các em yếu, tính toán chậm, ngại tƣơng tác, lƣời suy nghĩ, không muốn học hỏi, nhận thức của các em hạn chế. Vì thế trong quá trình giảng dạy và ôn thi tốt nghiệp, giáo viên cần tăng cƣờng cƣờng sử dụng các phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học phát triển năng lực học sinh, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Muốn học sinh tham gia tƣơng tác, giáo viên ra những câu hỏi ở mức nhận biết, thông hiểu để tất cả học sinh có thể tham gia hoạt động. Ngoài ra, giáo viên có thể tận dụng những ứng dụng, phần mềm thiết kế câu hỏi, ví dụ, trò chơi,…giúp học sinh vừa học tập, vừa tạo tâm lý hứng thú học tập. Đối với những chủ đề dễ, giáo viên nên giao cho học sinh chuẩn bị ở nhà phần hệ thống kiến thức, cho các em tự thiết kế các câu hỏi trắc nghiệm ở mức dễ liên quan đến phần kiến thức đã chuẩn bị; đến lớp giao quyền cho các em hoạt động ở phần đầu.
35
Thứ ba, chú trọng tổ chức cho học sinh vận dụng kiến thức vào các tình huống và thực tế cuộc sống.
Trƣớc và trong mỗi tiết dạy và ôn tập giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh; trƣớc tiết học các nhóm chuẩn bị các nhiệm vụ giáo viên giao ở nhà, thƣờng các nhiệm vụ liên quan đến bài học và gắn liền với cuộc sống thực tiễn. Trong các tiết học, giáo viên tăng cƣờng liên hệ kiến thức với thực tế cuộc sống.
Ví dụ 1: Khi dạy tiết bài Khái niệm về mặt tròn xoay. Ở phần hoạt động khởi động, giáo viên giao cho mỗi nhóm học sinh các nhiệm vụ nhƣ:
+ Nhiệm vụ 1: Mỗi nhóm chuẩn bị các tranh ảnh, đồ dùng trong thực tế có hình dạng mặt tròn xoay.
+ Nhiệm vụ 2: Mỗi nhóm chuẩn bị một chiếc mũ sinh nhật và trả lời câu hỏi: Chiếc mũ đƣợc làm bằng mảnh giấy có hình gì? Hãy tính diện tích của mảnh giấy đó?
Đến giờ học các nhóm trình bày sản phẩm, giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài mới. Trong cả tiết học đó, học sinh tích cực tƣơng tác với giáo viên, nên hiệu quả tiết dạy cao.
Sau khi học xong phần kiến thức về diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình nón, thể tích của khối nón giáo viên yêu cầu các nhóm thực hành tính toán các yếu tố trên với chiếc mũ sinh nhật các em đã chuẩn bị trong nhiệm vụ 2.
Còn khi dạy ôn thi tốt nghiệp phần này, giáo viên giao cho các nhóm chuẩn bị nội dung kiến thức, các công thức trên bảng phụ, hoặc máy tính; mỗi nhóm xây dựng 5 câu hỏi trắc nghiệm cho phần kiến thức mà nhóm chuẩn bị. Nhóm nào có sẩn phẩm tốt sẽ đƣợc cộng điểm vào điểm thƣờng xuyên.
Ví dụ 2: Khi dạy về thể tích khối đa diện: Thể tích khối hộp chữ nhật: Lấy ví dụ về tính thể tích phòng học, hoặc chuẩn bị đồ dùng có hình dạng khối hộp chữ nhật, khối lập phƣơng, … và cho các nhóm thực hành.
2.1.3. Tăng cường sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học phát triển năng lực, phẩm chất học sinh vào các tiết dạy chính khóa.
Mục tiêu
Để nâng cao chất lƣợng đại trà trong ôn thi tốt nghiệp, chúng ta không chỉ tập trung cho các buổi ôn tập, mà chúng ta phải thực hiện từ những tiết học chính khóa. Nếu tiết học chính khóa chúng ta làm tốt, học sinh nắm chắc kiến thức thì ở phần ôn thi tốt nghiệp sẽ có hiệu quả hơn. Để các tiết học chính khóa thu hút học sinh tích cực trong hoạt động học tập thì giáo viên cần tăng cƣờng sử dụng các phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học mới.
Cách thức thực hiện
36 Bƣớc 1: Xác định chuẩn kiến thức kĩ năng của chủ đề.
Bƣớc 2: Xác định năng lực và phẩm chất cần phát triển của bài học.
Khi lập kế hoạch dạy học, giáo viên cần xác định rõ các năng lực, phẩm chất của học sinh đƣợc hình thành và phát triển qua các hoạt động của bài học.
Bƣớc 3: Lựa chọn phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học theo hƣớng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.
Giáo viên cần nghiên cứu kĩ chủ đề, tìm hiểu về các phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh. Từ đó, giáo viên cần lựa chọn phƣơng pháp, kĩ thuật phù hợp với chủ đề, phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động, vận dụng của học sinh.
Bƣớc 4: Thiết kế bài soạn
Khi thiết kế một chủ đề theo môn Toán theo định hƣớng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, cần đảm bảo bốn hoạt động cơ bản sau:
(1) Khởi động
(2) Hình thành kiến thức (3) Luyện tập
(4) Vận dụng/ mở rộng
Kết quả
Nhóm Toán đã yêu cầu tất cả giáo viên phải thiết kế bài soạn theo phƣơng pháp mới. Các giáo viên đã áp dụng phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học theo hƣớng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. Hiệu quả từ các tiết dạy tăng nhiều, các giáo viên trong nhóm đã thành thạo việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và ôn thi.
Ví dụ 1: Thiết kế các hoạt động dạy học theo hƣớng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh ở mục I. Khái niệm tích phân của bài 2. Tích phân (Phụ lục 11).
Ví dụ 2. Ở chƣơng II. Hình học. Bài 1. Khái niệm về mặt tròn xoay , chúng tôi đã sử dụng phƣơng pháp giáo dục STEM để dạy bài này. Nó đã thu hút học sinh tích cực trong hoạt động học tập và học sinh dễ dàng nắm đƣợc kiến thức, đặc biệt là dễ nhớ các công thức ở bài này. Hình ảnh tiết học STEM (Phụ lục 12).
Ví dụ 3. Khi dạy mục I. Phƣơng trình tham số của đƣờng thẳng ở lớp 12A1, 12A2, 12C1 chúng tôi đã sử dụng phƣơng pháp dự án và thu đƣợc hiệu quả cao. Tuy nhiên, khi áp dụng phƣơng pháp này ở lớp 12C7, 12C8 lại không đạt kết quả nhƣ mong đợi.
Ví dụ 4. Áp dụng kĩ thuật phòng tranh khi dạy mục II. Điều kiện để hai đƣờng thẳng song song, cắt nhau và chéo nhau( Bài 3. Phƣơng trình đƣờng thẳng). Khi áp dụng các phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học mới học sinh dễ hiểu bài, nắm bài
37 hơn nên khi dạy ôn thi tốt nghiệp cả học sinh và giáo viên dễ hoàn thành mục tiêu hơn.
2.1.4. Tổ chức cho học sinh luyện đề trực tiếp và trên azota, phân loại học sinh và giao khoán chất lượng đến từng học sinh.
Mục tiêu
Để đảm bảo lƣợng kiến thức và kiểm tra mức độ nắm kiến thức, kĩ năng làm bài của các em học sinh thì sau mỗi chủ đề ôn tập, giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh làm bài trắc nghiệm trực tiếp trên lớp học và trên azota về chủ đề đó. Từ mỗi đợt luyện đề đó, giáo viên phân tích kết quả, phân tích số liệu về câu đúng, câu sai. Những câu tỉ lệ đúng thấp, giáo viên sẽ bổ trợ thêm về nội dung đó cho các em. Dựa vào kết quả thi sau các chủ đề, giáo viên lập danh sách học sinh theo các nhóm đối tƣợng: Yếu – Trung bình – Khá, rồi giao bài tập tự học ở nhà theo các mức trên. Đối với các em yếu sẽ cử các em học khá kèm, sau mỗi tuần đều ra đề kiểm tra mức độ tiến bộ của các em.
Cách tiến hành
Bƣớc 1: Giáo viên lên kế hoạch thi
Giáo viên lên kế hoạch cho học sinh luyện đề thi thử với các hình thức nhƣ thi trực tiếp tại lớp vào một buổi đƣợc giáo viên và học sinh thống nhất, hoặc thi trên azota của tài khoản giáo viên.
Bƣớc 2: Giáo viên ra đề thi thử
Giáo viên ra đề thi với nhiều hình thức khác nhau nhƣ: ra đề kiểm tra thƣờng xuyên 30 câu ở mức nhận biết, thông hiểu với thời gian thi 45 phút, 50 câu theo cấu trúc thi năm ngoái và đề tham khảo của Bộ năm nay, ra đề cho học sinh thi trực tiếp hoặc thi trên tài khoản azota riêng của giáo viên.
Bƣớc 3: Tổ chức luyện đề thi thử
Với hình thức trực tiếp, giáo viên phát đề và giới hạn thời gian cho học sinh. Yêu cầu học sinh làm bài thi nghiêm túc, thực hiện tốt nội quy thi. Với hình thức luyện đề trên azota, giáo viên gửi link cho học sinh, gia hạn thời gian, có thể có học sinh vào thi nhiều lần và thực hiện nghiêm túc quy chế thi nhƣ trực tiếp.
Bƣớc 4: Công bố kết quả, phân tích, chữa bài và giải đáp thắc mắc.
Giáo viên trả bài cho học sinh nếu thi trực tiếp, công bố điểm với thi azota. Giáo viên phân tích kết quả, chữa những câu học sinh sai nhiều. Giải đáp những thắc mắc của học sinh.
Sau đợt thi, giáo viên sẽ công bố điểm của cả lớp, phân tích kết quả thi, phân tích tỉ lệ câu đúng, câu sai và chốt những chủ đề học sinh sai nhiều, để tuần tiếp theo giáo viên bổ trợ thêm các kiến thức còn yếu cho học sinh.
38
Ví dụ: Do giới hạn của sáng kiến nên ở đây chúng tôi chỉ lấy ví dụ phân tích tỉ lệ đúng – sai của câu 1, câu 2 và câu 3 của lớp 12C1 trong đợt thi tuần 24:
Tổng số HS dự thi Số HS đã làm Số HS chƣa làm Số HS làm đúng Số HS làm sai Tỉ lệ HS không hoàn thành Câu 1 33 33 0 17 16 16 Câu 2 33 33 0 30 3 3 Câu 3 33 32 0 10 23 23
Dựa vào bảng phân tích về tỉ lệ đúng – sai của từng câu, chúng ta sẽ tập