doanh nghiệp và các biện pháp khắc phục hậu quả
Theo lý luận về trách nhiệm hành chính thì có hai nhóm biện pháp trách nhiệm hành chính là các hình thức xử phạt VPHC và các biện pháp khắc phục hậu quả (biện pháp khôi phục các quyền và lợi ích đã bị VPHC xâm hại). Do vậy, tiếp nhận tư tưởng chung đó, đối với phạm vi thuế TNDN được quy định cụ thể như sau:
1.4.1. Các hình thức xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp doanh nghiệp
* Khái niệm hình thức phạt chính và hình thức phạt bổ sung
Các pháp lệnh cũ và mới hay luật đều đặt ra hai hình thức xử phạt hành chính: hình thức phạt chính và hình thức phạt bổ sung. Khái niệm các hình thức phạt chính và hình thức phạt bổ sung cũng như cách thức áp dụng chúng được quy định tương tự như luật hình sự.
Hình thức phạt chính được áp dụng một cách độc lập, nghĩa là đối với mỗi vi phạm có thể áp dụng một hình thức phạt chính mà khơng nhất thiết phải áp dụng các hình thức phạt bổ sung kèm theo, nhưng chỉ có thể áp dụng một trong những hình thức phạt chính mà thơi.
Hình thức phạt bổ sung khơng được áp dụng một cách độc lập, mà bao giờ cũng được áp dụng kèm theo một hình thức phạt chính nào đó.
* Các hình thức phạt chính - Cảnh cáo
Theo Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 129/2013 thì: “Phạt cảnh cáo áp
dụng đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế khơng nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo.”
Cần phân biệt cảnh cáo trong xử lý vi phạm hành chính và cảnh cáo theo luật hình sự, luật lao động:
Trong luật hình sự, hình phạt cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ song chưa được miễn hình phạt và do tòa án quyết định. Sau một năm kể từ ngày tòa án tuyên phạt cảnh cáo nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó khơng phạm tội mới thì được xóa án tích [19, Điều 64].
Biện pháp cảnh cáo trong xử lý vi phạm pháp luật thuế chủ yếu do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (người có chức vụ) thực hiện. Người bị xử lý vi phạm với hình thức cảnh cáo nếu sau một năm kể từ ngày bị xử phạt mà khơng thực hiện vi phạm mới thì được coi là chưa vi phạm pháp luật hành chính về thuế.
Cảnh cáo trong xử lý vi phạm pháp luật thuế cũng khác so với hình thức kỷ luật cảnh cáo trong trách nhiệm kỷ luật. Cảnh cáo trong trách nhiệm kỷ luật được lưu trong hồ sơ cá nhân, do vậy nó đóng vai trị khác hơn so với cảnh cáo trong lĩnh vực thuế.
- Phạt tiền
Phạt tiền là hình thức xử phạt mà theo đó người vi phạm phải nộp phạt bằng tiền mặt. Khoản 2, điều 3 Nghị định 129/2013 quy định các khung phạt tiền khác nhau áp dụng cho mỗi loại VPHC về thuế.
Phạt tiền trong xử lý vi phạm hành chính về thuế khác với phạt tiền trong luật hình sự. Trong xử lý vi phạm hành chính, phạt tiền là hình thức phạt chính, do Cơ quan Thuế có thẩm quyền áp dụng. Cịn trong luật hình sự, phạt tiền là hình phạt chính hoặc có thể là hình phạt bổ sung do tịa án quyết định, người bị phạt tiền phải mang án tích. Trình tự phạt tiền trong luật hình sự phức tạp hơn thủ tục phạt tiền trong luật hành chính.
Phạt tiền trong xử lý vi phạm hành chính về thuế cũng khác phạt tiền trong luật dân sự. Người bị phạt tiền trong xử lý hành chính thuế chịu trách
nhiệm trước Nhà nước và mức phạt tiền không bị phụ thuộc vào thiệt hại có xảy ra hay không. Trong luật dân sự, người bị phạt tiền chịu trách nhiệm trước bên kia và mức phạt tiền phụ thuộc vào thiệt hại đã xảy ra và vào các yếu tố khác. Phạt tiền khi vi phạm pháp luật thuế được đưa vào ngân sách nhà nước.
* Các hình thức phạt bổ sung
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về thuế
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện vi phạm pháp luật thuế là việc sung vào cơng quỹ nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm. Riêng đối với vật, tiền, phương tiện thuộc sở hữu nhà nước, hoặc sở hữu hợp pháp khác bị người vi phạm chiếm đoạt, sử dụng trái phép thì sẽ khơng tịch thu, mà chuyển về cho chủ nhân hoặc người quản lý hợp pháp của chúng. Không thể áp dụng biện pháp này nếu đồ vật, phương tiện khơng “được sử dụng để vi phạm hành chính”
1.4.2. Các biện pháp khắc phục hậu quả
Ngồi các biện pháp trách nhiệm hành chính mang tính chất xử phạt nói trên, pháp luật còn quy định những biện pháp trách nhiệm hành chính mang tính chất khơi phục. Các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định chung tại Mục 2, nghị định số 129/2013 “ Hành vi vi phạm hành chính về thuế, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả”, và được nhà làm luật lồng ghép trong từng trường cụ thể như:
- Buộc nộp đủ số tiền thuế nợ, số tiền thuế thiếu, tiền thuế chậm nộp vào ngân sách nhà nước đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn ( Khoản 4, Điều 10, Nghị định số 129/2013);
- Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn, gian lận vào ngân sách nhà nước là số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước, nhưng không phải nộp tiền chậm nộp
tiền thuế đối với số thuế trốn, số thuế gian lận (Khoản 6, Điều 11 Nghị định số 129/2013)
- Buộc tiêu huỷ hoá đơn, chứng từ, sổ sách kế toán in, phát hành trái quy định của pháp luật, trừ hoá đơn, chứng từ, sổ kế toán là tang vật phải lưu giữ làm chứng cứ xử lý vụ việc vi phạm.