2.4. Đánh giá chung về thực trạng xử lý vi phạm pháp luật thuế thu nhập doanh
2.4.2. Thực hiện pháp luật xử lý vi phạm trong lĩnh vực thuế TNDN
* Những mặt chưa đạt được
Đầu tiên phải kể đến đó là tình trạng thất thu thuế ở một số sắc thuế, khoản thu hầu hết ở các địa phương, cả thuế ở xuất, nhập khẩu và thuế nội địa. Mức độ thất thu cao diễn ra ở các đô thị lớn và ở khu vực dân doanh, hộ kinh doanh cá thể. Đối với thuế nhập khẩu, tình trạng thất thu do doanh nghiệp kê khai sai giá trị tính thuế khi thực hiện giá hải quan GATT và tình trạng nợ đọng thuế rồi giải tán doanh nghiệp và quỵt nợ thuế diễn ra khá trầm trọng. Nguyên nhân chủ quan của mảng màu tối này là do công tác quản lý thuế ở một số địa phương còn một số hạn chế. Một số địa phương chưa theo dõi chặt chẽ tình hình biến động của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh, chưa làm tốt cơng tác phân tích các chi tiêu kê khai và chất lượng kê khai thuế. Cơ quan thuế và cơ quan hải quan chưa nắm được một cách đầy đủ và hệ thống các thông tin cần thiết về đối tượng nộp thuế. Tình trạng nợ đọng thuế còn khá phổ biến ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Một số địa phương chưa phân tích được ngun nhân gây nợ, chưa có biện pháp xử lý thích hợp.
- Cơng tác triển khai của Bộ Tài chính
+ Một số nội dung hướng dẫn của Bộ Tài chính chưa phù hợp, chưa bám sát mục tiêu của giải pháp về thuế của Chính phủ nên khó thực hiện và làm hạn chế tác dụng của chính sách ưu đãi thuế TNDN.
+ Một số Thơng tư của Bộ Tài chính hướng dẫn thiếu cụ thể, quá trình thực hiện phát sinh nhiều vướng mắc, Bộ Tài chính phải ban hành nhiều cơng văn giải thích, trả lời chính sách, trong đó một số cơng văn có nội dung hướng dẫn, quy định có tính quy phạm pháp luật phải ban hành dưới hình thức Thơng tư nhưng Bộ Tài chính đã ban hành cơng văn hướng dẫn khơng đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
+ Đội ngũ cán bộ ngành Thuế hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng và chất lượng.
+ Việc triển khai thực hiện ở một số Cục Thuế còn chậm. Do hệ thống thông tin về người nộp thuế khơng được đảm bảo tính đầy đủ, tồn diện, kịp thời; hoặc bộ máy quản lý thu thuế không đủ độ tinh nhuệ, lực lượng, phương tiện để phục vụ cho công tác quản lý không đảm bảo cho việc phát hiện kịp thời các đối tượng cố tình khai man, trốn lậu thuế (hiện nay ở nước ta lực lượng thanh tra rất mỏng so với yêu cầu cơng việc trong khi đó ở các nước khác số lượng công tác thanh tra thường chiếm từ 25 – 30% tổng số cán bộ ngành thuế, còn ở Việt Nam con số này là 12%)
- Đối với người nộp thuế: Thực tế, trình độ hiểu biết về thuế, ý thức
chấp hành các luật, pháp lệnh về thuế của đại bộ phận nhân dân còn hạn chế, chưa tạo dư luận xã hội lên án mạnh mẽ các hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Đặc biệt là hiện nay khi nền kinh tế đang phát triển, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng thường xuyên và liên tục thì hành vi trốn thuế và gian lận thuế xảy ra càng nhiều
Chương 3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT
NAM
3.1.Yêu cầu nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp