3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm pháp luật thuế thu nhập doanh
3.2.1. Về xây dựng và hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm pháp luật thuế thu nhập
thuế thu nhập doanh nghiệp
3.2.1. Về xây dựng và hoàn thiện pháp luật xử lý vi phạm pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp thuế thu nhập doanh nghiệp
- Xây dựng triết lý về vi phạm pháp luật thuế và pháp luật về xử lý VPPL thuế
Để xây dựng triết lý về vấn đề pháp luật nào đó, nhiều nhà khoa học cho rằng cần phải đi từ một lý thuyết lập pháp đúng đắn. Lý thuyết lập pháp là hệ thống các quan điểm lý luận về hoạt động lập pháp. Nó bao gồm phương pháp luận để xử lý các vấn đề xã hội và cách thức lý giải các hành vi của con người dưới tác động của quy phạm pháp luật. Đây là một lĩnh vực khoa học còn tương đối mới mẻ và chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Soạn thảo một văn bản pháp luật thiếu sự dẫn dắt của lý thuyết lập pháp thực chất là làm theo kinh nghiệm hoặc theo phương pháp “thử” và “sai” [13, tr. 80]. Những vấn đề cơ bản về lý thuyết lập pháp đã được TS.Nguyễn Sĩ Dũng nêu ra “Trước hết, lý thuyết lập pháp cho rằng làm luật thì phải nhắm vào các vấn đề xã hội đang phát sinh. Vấn đề nào quan trọng thì cần được xử lý trước, vấn đề nào ít quan trọng hơn thì được xử lý sau. Khơng nên làm luật theo ý muốn chủ quan vì các nguồn lực của đất nước có thể bị tiêu tốn vào những việc chưa chắc đã cần thiết nhất. Ngoài ra, các vấn đề đã phát sinh thì sẽ khơng tự biến mất. Nếu khơng được xử lý đúng lúc, các chi phí để giải quyết chúng chỉ ngày càng tăng lên gấp bội. Hai là, chỉ những vấn đề do hành vi “có vấn đề” của con người gây ra mới giải quyết được bằng cách ban hành pháp luật. Trước khi soạn thảo một văn bản pháp luật phải nhận biết những loại hành vi nào (cả của đối tượng điều chỉnh lẫn của quan chức thi hành) đã làm phát sinh vấn đề. Thiếu một cơng trình nghiên cứu khoa học và nghiêm túc không thể trả lời chính xác câu hỏi trên. Phương pháp luận để xử lý các vấn đề gồm bốn bước như sau: Nhận biết vấn đề; Lý giải nguyên nhân gây ra vấn đề; Đề ra giải pháp để giải quyết vấn đề (nhằm vào việc loại bỏ nguyên nhân gây ra vấn đề); Giám sát và đánh giá việc thực hiện. Ba là, để điều chỉnh những hành vi “có vấn đề” phải lý giải được tại sao con người lại hành động như vậy. Lý thuyết lập pháp không phải là lời giải cho tất cả mọi vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt trong hoạt động lập pháp. Nó chỉ là một cơng cụ. Tuy nhiên, làm
chủ công cục này là cần thiết để nâng cao chất lượng soạn thảo và thẩm định các văn bản pháp luật. [9, tr. 81,82,83]”.
Từ lý thuyết lập pháp chung cho hoạt động lập pháp, có thể rút ra một số định hướng mang tính chất nguyên tắc, triết lý về VPHC và pháp luật về XPVPHC như sau:
* Cần phân định vi phạm hành chính về thuế và tội phạm về thuế rõ ràng và hợp lý hơn
Vi phạm hành chính về thuế và tội phạm về thuế thực chất đều là vi phạm pháp luật và đều gây nguy hiểm cho xã hội. Khi các vi phạm pháp luật đó xảy ra, nhà nước, với nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự xã hội, phải có trách nhiệm xử lý. Tuy nhiên, mức độ gây nguy hiểm cho xã hội của những hành vi vi phạm rất khác nhau nên đòi hỏi cần có sự phân định thành các nhóm khác nhau để có cách thức xử lý phù hợp. Và giải pháp mà phần lớn các nhà nước đưa ra là phân chia hành vi vi phạm thành hai loại: loại nguy hiểm hơn là “tội phạm”, loại ít nguy hiểm hơn là “vi phạm hành chính” (Khơng có một ranh giới cố định về sự phân chia này mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố: họ pháp luật, truyền thống pháp luật, năng lực của nhà nước... ở mỗi quốc gia và ở từng thời kỳ phát triển). Và nhà nước áp dụng những chế tài, thủ tục giải quyết khác nhau đối với tội phạm và vi phạm hành chính.
Ở Việt Nam cũng có sự phân biệt giữa tội phạm và vi phạm hành chính dựa trên mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Sự phân biệt này tuy còn chưa thật rõ ràng nhưng về cơ bản có thể nhận diện được đâu là tội phạm và đâu là VPHC. Về sự phân biệt này ở nước ta cần có sự cải cách để phù hợp với hồn cảnh mới:
- Vì tội phạm là hành vi nguy hiểm hơn và cũng xảy ra ít hơn so với vi phạm hành chính nên trước hết phải định ra đâu là tội phạm, sau đó sẽ xác định vi phạm hành chính theo phương pháp loại trừ. Do đó việc cải cách pháp
luật hình sự và pháp luật XPVPHC phải đồng bộ theo hướng tội phạm được xác định trước và VPHC được xác định sau.
- Nếu việc phân biệt VPHC và tội phạm dựa vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi thì khơng có lý do gì khơng coi pháp nhân cũng là chủ thể của tội phạm. Bởi vì khơng thể nói rằng những hành vi vi phạm của pháp nhân không thể ở mức nguy hiểm như tội phạm và chỉ bị XPVPHC. Ở nước ta hiện nay, nhiều VPHC của pháp nhân bị phát hiện với mức độ nguy hiểm cho xã hội rất cao mà nếu chỉ xử lý theo thủ tục hành chính thì sẽ khơng đảm bảo công lý.
- Xử lý những vi phạm pháp luật (kể cả VPHC hay tội phạm) đều ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích của con người nên về lý tưởng, cần theo một thủ tục xét xử bằng tịa án bởi vì chỉ có xét xử bằng tịa án mới có thể đảm bảo công lý tốt nhất. Tuy nhiên, do năng lực của nhà nước cũng như do cần xử lý nhanh chóng, những hành vi được coi là “vi phạm hành chính” bị xử lý theo thủ tục hành chính mà khơng theo thủ tục tư pháp. Nhưng những chủ thể vi phạm vẫn có thể yêu cầu giải quyết lại bằng thủ tục tư pháp nếu không thỏa mãn với việc xử lý vi phạm hành chính đó. Theo định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền, nên tội phạm hóa nhiều hành vi được coi là VPHC hiện nay (tất nhiên ở mức hợp lý). Khi đó, VPHC chỉ nên là những hành vi ít nguy hiểm cho xã hội, được xử lý nhằm giáo dục, thuyết phục là chính.
* Quy định vi phạm hành chính ở mức độ vừa đủ
Hành vi của con người bị điều chỉnh nhiều hơn có nghĩa là khả năng tự do hành động bị hạn chế nhiều hơn. Vấn đề đặt ra là: tự do là động lực của phát triển hay sự điều chỉnh là động lực của phát triển? Có lẽ, tự do mới là động lực của phát triển. Nhưng tự do lại có thể dẫn đến xung đột, vì vậy, sự cùng tồn tại trong hịa bình sẽ trở nên hết sức mong manh. Để vượt qua rủi ro này, sự điều chỉnh là không thể thiếu. Tuy nhiên, điều chỉnh ở mức độ như thế nào để không triệt tiêu hết mọi động lực của phát triển là mấu chốt của vấn
đề. Do đó, khơng phải càng quy định nhiều hành vi là VPHC thì càng tốt. Không cần phải coi một hành vi là VPHC nếu những quy phạm pháp luật khác hoặc rộng hơn là những quy phạm xã hội khác điều chỉnh hiệu quả hơn. Và vì vậy, toàn bộ sự anh minh của các nhà lập pháp nằm ở khả năng xác định “điểm vàng cân đối” giữa tự do và sự điều chỉnh [9, tr. 99].
* Việc kiểm soát hiệu quả quyền lực của những cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền XPVPHC cũng quan trọng như định ra quy phạm pháp luật để điều chỉnh hành vi con người.
Con người bị điều chỉnh nhiều hơn có nghĩa các cơ quan hành chính có quyền áp đặt sự tn thủ nhiều hơn. Đây là miếng đất màu mỡ làm phát sinh sự lạm quyền và tham nhũng. Giao thêm cho các cơ quan hành chính quyền lực, nhưng phải khống chế được những quyền lực đó cũng khơng kém phần quan trọng [9, tr. 99].
Trong xã hội có tổ chức, Nhà nước cũng là một chủ thể, thậm chí là một chủ thể đặc biệt, bởi Nhà nước là người làm ra pháp luật. Muốn ý thức tơn trọng pháp luật tích cực được phổ biến rộng rãi, thì trước hết, Nhà nước phải cho thấy mình là người thấm nhuần ý thức đó. Nói cách khác, Nhà nước phải thấy sự cần thiết xây dựng bộ mặt và được xã hội tôn vinh như một tấm gương về ứng xử theo đúng các chuẩn mực được thừa nhận rộng rãi, nhất là theo đúng pháp luật và đạo đức. Mẫu mực trong hành vi, Nhà nước mới có đủ tự tin và tư thế đĩnh đạc cần thiết của người nắm quyền lực công, yêu cầu mọi chủ thể quan hệ xã hội tôn trọng pháp luật, đạo đức, nghĩa là không lách luật một cách khơng lương thiện [12, tr. 36].
Có thể nói, tình trạng VPHC ngày càng tăng, ý thức chấp hành pháp luật của cơng dân khơng cao có ngun do quan trọng là các cơ quan nhà nước, những người có thẩm quyền liên quan đến XPVPHC có hành vi tham nhũng, tùy tiện trong việc áp dụng pháp luật. Chính vì vậy, bên cạnh việc định ra các quy phạm để điều chỉnh hành vi của người dân, Nhà nước cũng
cần có cơ chế để buộc các cơ quan nhà nước, những người có thẩm quyền chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật.
* Vi phạm hành chính có tính phổ biến nên cần quan tâm xử phạt nghiêm đối với VPHC hơn là xử phạt mọi VPHC.
VPHC là những vi phạm nhỏ xâm phạm trật tự công cộng nên diễn ra phổ biến trong xã hội. Đó cũng chính là bản chất, thuộc tính cố hữu của VPHC. Do đó, khơng thể xử phạt tất cả VPHC xảy ra trong xã hội. Nhà nước cần quan tâm tới việc xử phạt nghiêm đối với VPHC thì sẽ có tác dụng giáo dục, thuyết phục, răn đe để tạo ý thức tôn trọng pháp luật của con người.
* Các hình thức xử phạt đối với VPHC khơng nhằm mục đích trừng trị mà nhằm giáo dục người vi phạm và toàn xã hội
Vị thế của pháp luật cần được xây dựng trên nền tảng của sự tôn trọng chứ không phải nỗi khiếp sợ các hình phạt [30, tr. 17]. Thực tế ở nước ta cho thấy, không phải cứ tăng mức phạt tiền thật cao thì VPHC sẽ giảm mà có khi tạo hiệu ứng ngược: gia tăng VPHC và nạn tham nhũng. Điều quan trọng là pháp luật nói chung và các hình thức XPVPHC nói riêng phải đánh trúng những yếu tố tác động lên hành vi của con người. Có 7 yếu tố tác động lên hành vi của con người: pháp luật, cơ hội, năng lực, thông tin, lợi ích, quy trình, niềm tin. Điều chỉnh các yếu tố này sẽ trực tiếp tác động đến hành vi của con người. Tất cả các hành vi của con người đều chịu tác động của 7 yếu tố nói trên. Trong q trình nghiên cứu để đề ra chính sách lập pháp và soạn thảo văn bản pháp luật, cần làm rõ yếu tố nào là nguyên nhân chính mới đề ra được những giải pháp thiết thực và hiệu quả. Pháp luật: pháp luật quy định khơng rõ ràng hoặc chống chéo có thể là ngun nhân của việc làm thế nào cũng được hoặc không biết phải làm thế nào. Cơ hội: khơng có cơ hội vi phạm thì khơng thể vi phạm. Ngược lại, có cơ hội để gây khó dễ, một số quan chức sẽ tận dụng để nhũng nhiều. Để điều chỉnh hành vi của con người, chúng ta có thể tạo điều kiện cho các hành vi liên quan có thể xảy ra hoặc làm ngược
lại để hạn chế chúng. Năng lực: khơng có năng lực thì cơng việc khơng thể được giải quyết. Thơng tin: khơng biết các quy định của pháp luật thì khó có thể tn thủ chúng. Thơng tin là cách điều chỉnh hành vi hữu hiệu và nhân bản. Nó ít xúc phạm con người. Lợi ích: đánh vào lợi ích thì điều chỉnh được hành vi. Có lẽ, đây là cách được chúng ta áp dụng nhiều nhất hiện nay. Tuy nhiên, phạt nặng nhiều khi chưa chắc đã giải quyết được vấn đề, đặc biệt là trong điều kiện năng lực của các cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật hạn chế. Phạt năng trong điều kiện như vậy chỉ khuyến khích việc che giấu vi phạm và làm cho vấn đề trầm trọng thêm. Quy trình: thiếu một quy trình chuẩn, các quyết định có thể được đưa ra theo ý muốn chủ quan của các quan chức. Hậu quả là tham nhũng, tiêu cực sẽ xảy ra. Áp đặt một quy trình là tạo hành lang dẫn dắt hành vi của con người. Niềm tin: lịng tin có thể dẫn dắt hành động của con người. [9, tr. 82, 83]
- Xác định lại mối quan hệ giữa pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính và pháp luật hình sự
Như đã phân tích, pháp luật XPVPHC có liên quan mật thiết đến pháp luật hình sự. Do đó, hai hệ thống pháp luật này cần phải có sự cải cách đồng bộ theo hướng tội phạm được xác định trước và VPHC được xác định sau. Theo yêu cầu của nhà nước pháp quyền, xử lý những vi phạm pháp luật (kể cả VPHC hay tội phạm) đều ảnh hướng lớn đến quyền và lợi ích của con người nên về lý tưởng, cần theo một thủ tục xét xử bằng tịa án bởi vì chỉ có xét xử bằng tịa án mới có thể đảm bảo cơng lý tốt nhất. Tuy nhiên, do năng lực của nhà nước cũng như do cần xử lý nhanh chóng, những hành vi được coi là “vi phạm hành chính” bị xử lý theo thủ tục hành chính mà khơng theo thủ tục tư pháp. Nhưng những chủ thể vi phạm vẫn có thể yêu cầu giải quyết lại bằng thủ tục tư pháp nếu không thỏa mãn với việc xử lý vi phạm hành chính đó (khởi kiện hành chính).
Theo định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền, nên tội phạm hóa nhiều hành vi được coi là VPHC hiện nay (tất nhiên ở mức hợp lý). Khi đó, VPHC chỉ nên là những hành vi ít nguy hiểm cho xã hội, được xử lý nhằm giáo dục, thuyết phục là chính. Hiện nay, vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân chưa được quy định là một lỗ hổng lớn trong cơng cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm. Nhiều pháp nhân có những hành vi vi phạm pháp luật gây tác hại rất lớn cho xã hội nhưng không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hành chính. Việc pháp nhân vi phạm nghiêm trọng pháp luật nhưng chỉ bị xử lý hành chính thì khơng thể đảm bảo cơng lý cũng như tính răn đe. Do đó, việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân cũng chính là một phương thức để “tư pháp hóa” một số VPHC nghiêm trọng hiện nay. Một vấn đề nữa là nên giới hạn VPHC là những vi phạm nhỏ - mức phạt tiền nên hạn chế ở một con số hợp lý. Những vi phạm “xứng đáng” với mức phạt cao hơn sẽ bị coi là tội phạm và xử lý theo thủ tục tố tụng hình sự.
Tóm lại, việc “tư pháp hóa” một số VPHC thực chất là “tội phạm hóa” hành vi vi phạm pháp luật. Tức là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội ở mức độ cao thì bị coi là tội phạm và bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều này địi hỏi sửa đổi cả Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng Hình sự. Chính sách này hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế và chiến lược hoàn thiện pháp luật và cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay.