3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý vi phạm pháp luật thuế thu nhập doanh
3.2.2. Về thực hiện pháp luật xử lý vi phạm pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp
doanh nghiệp
* Về phía cơ quan quản lý thuế
Tổ chức bộ máy ngành thuế hướng tới xây dựng một bộ máy hành chính đơn giản, gọn nhẹ, vận hành thông suốt từ trung ương tới cơ sở với chức năng, nhiệm vụ giữa các cấp hành chính khơng chồng chéo, trùng lắp. Phải đảm bảo mục tiêu tinh giản, hiệu quả, có tính đến việc tận dụng những
tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý để bố trí đội ngũ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong năm tới cần xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp bộ máy ngành Thuế; đề nghị các cấp có thẩm quyền sửa đổi Luật thuế TNDN và các văn bản pháp luật có liên quan, giao quyền điều tra, khởi tố các vụ vi phạm nghiêm trọng chính sách chế độ thuế cho cơ quan thuế thực hiện. Bộ máy ngành Thuế nên hoàn thiện theo hướng tách bạch quyền hạn của cơ quan thuế với các cấp chính quyền địa phương nhằm đảm bảo tính độc lập của các cơ quan hành thu; đảm bảo tính thống nhất trong cơng tác điều hành và quản lý toàn ngành.
- Về tổ chức và đào tạo nhân lực: Địi hỏi phải nâng cao chun mơn, nghiệp vụ, nắm vững những kiến thức kế toán, thành thạo về kỹ năng làm việc, kỹ năng quản lý, có trình độ tốt về tin học, ngoại ngữ, có phẩm chất đạo đức tốt và tận tụy với nghề nghiệp. Để thực hiện được những mục tiêu này, cần phải chú trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo cơ bản và đào tạo lại đội ngũ lãnh đạo cũng như công chức ngành thuế. Cần chú trọng đào tạo một đội ngũ cán bộ tinh nhuệ thực sự giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu về chính sách chế độ, thành thạo về cơng tác quản lý để hình thành đội ngũ cán bộ đầu ngành, có khả năng giải quyết những vấn đề trong nước và quốc tế đáp ứng yêu cầu khắt khe của tiến trình hội nhập kinh tế. Bên cạnh đó cần phải xây dựng được đội ngũ cán bộ theo hướng chun mơn hố sâu theo từng chức năng cơng việc, phù hợp với mơ hình quản lý thuế theo phương pháp tự tính, tự kê khai và tự nộp thuế.
- Từng bước áp dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý thuế để tăng cường hiệu quả quản lý thuế TNDN: Một hệ thống chính sách thuế tiên tiến không thể vận hành tốt nếu khơng có những điều kiện hiện đại về cơ sở vật chất kỹ thuật. Việc ứng dụng tin học phải phục vụ cho việc quản lý đối tượng nộp thuế TNDN từ khâu đăng ký thuế, cấp mã số thuế, tính số thuế phải nộp cũng như tính số tiền phạt nộp thuế chậm; đồng thời cũng phải phục
vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra như kiểm tra tờ khai thuế, đối chiếu chéo hoá đơn giữa các đơn vị mua và bán. Bên cạnh đó, mạng thơng tin tồn ngành cũng phải nối với các cơ quan quản lý Nhà nước như cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch và đầu tư, kho bạc, đơn vị kinh doanh làm dịch vụ cho DN như ngân hàng, bưu điện, trung tâm giao dịch chứng khoán... làm cơ sở phối hợp thực hiện tốt mục tiêu quản lý được đề ra. Phát triển mạnh mẽ hệ thống công nghệ thông tin trong các cơ quan thuế để hỗ trợ các cán bộ thuế trong công tác quản lý, lưu trữ thơng tin nhằm giảm bớt thời gian tìm kiếm tài liệu.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về thuế: Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm ngăn ngừa và xử lý kịp thời những vi phạm về thuế TNDN nói chung, về ưu đãi thuế TNDN nói riêng. Cơng việc này càng phải được chú trọng hơn khi áp dụng quy trình quản lý thuế mới là người nộp thuế tự kê khai, tự tính và tự nộp thuế.Vì các đối tượng nộp thuế luôn cố ý lợi dụng cơ chế này để gian lận số tiền thuế phải nộp dưới mọi hình thức. Việc thanh tra thuế phải được tiến hành thường xuyên trên cơ sở phân loại đối tượng thanh tra, kiểm tra. Cần tập trung nhiều vào các đối tượng có nhiều rủi ro về thuế hoặc độ tín nhiệm khơng cao, thường xuyên gian lận về thuế TNDN. Cần tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với các DN để xác định hành vi vi phạm về sử dụng HĐ; phối hợp với cơ quan công an để kiểm tra, đối chiếu HĐ giữa các DN để kịp thời ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật; khẩn trương triển khai thực hiện đề án xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu HĐ của người nộp thuế dựa trên việc công khai mức thuế, cơ sở tính thuế của các đơn vị nộp thuế theo phương pháp khoán; đồng thời, tổ chức việc kiểm tra đối chiếu HĐ qua mạng internet trên diện rộng.
* Về phía đội ngũ cán bộ ngành Thuế:
Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế là yếu tố cơ bản, quyết định tới hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy ngành thuế. Do đó, đây chính là một trong những nội dung được chú trọng nhất trong tiến trình
cải cách hành chính ở nước ta. Theo đó, đội ngũ cán bộ ngành thuế phải có đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự phát triển của đất nước. Các cán bộ làm chính sách thuế phải có trình độ chun mơn giỏi, có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực thuế, có khả năng phân tích, tổng hợp các vấn đề phát sinh, và sự phản hồi của các đối tượng nộp thuế, cũng như của các cơ quan chức năng liên quan, phải có tầm nhìn chiến lược để đề ra các chính sách thuế phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế và các mục tiêu kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
* Về phía Doanh nghiệp
Trình độ hiểu biết và nhận thức của các DN ngoài quốc doanh về pháp luật thuế còn hạn chế, ý thức chấp hành luật thuế chưa cao. Chưa thực sự tìm hiểu và hiểu được căn bản luật thuế, chưa nhanh nhạy với những luật thuế được thay đổi. Do vậy các DN nên tìm hiểu thật rõ các quy định cũng như các thủ tục, hướng dẫn của cơ quan thuế để tự mình làm tốt bổn phận nộp thuế và rút ngắn thời gian nộp thuế để việc hoạt động kinh doanh mang lại kết quả tốt hơn. DN có thể tham khảo luật ở nhiều kênh thơng tin khác nhau hoặc có thể tìm đến các cơng ty kiểm tốn để được hỗ trợ hơn về các vấn đề khó khăn trong q trình thi hành luật.
Trước mắt, để ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật thuế thì, trước hết, Cơ quan Thuế cần phải phối hợp các lực lượng có liên quan để thanh, kiểm tra việc chấp hành chính sách pháp luật về hóa đơn của các doanh nghiệp trên địa bàn, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm. Bên cạnh đó, xây dựng cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp bỏ trốn, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn nhưng khơng có tờ khai thuế, hay doanh nghiệp khác sử dụng hóa đơn của những đối tượng này để phục vụ công tác kiểm tra đối chiếu. Ngồi ra, cần tiếp tục duy trì hoạt động thanh tra, kiểm tra; tăng cường kiểm tra, quản lý doanh nghiệp trong việc tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn; tăng cường tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng; nâng
cấp phần mềm đáp ứng được yêu cầu tra cứu thông tin về hóa đơn của ngành thuế; tiếp tục theo dõi, quản lý chặt chẽ và kiểm tra đối với các nhà in nhận in hóa đơn và thường xuyên nắm bắt tình hình phát hành, sử dụng, thanh hủy hóa đơn, thơng báo phát hành và báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp theo quy định.
* Nâng cao hiệu quả giám sát hoạt động thanh tra thuế
Mục đích của giám sát hoạt động thành tra thuế là đánh giá thực trạng và ý thức chấp hành kỷ luật của thành viên đoàn thanh tra, nắm bắt kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong q trình thanh tra để có biện pháp chấn chỉnh, giải quyết, nâng cao tính nghiêm minh trong thực thi cơng vụ của cơ quan thuế, Thanh tra thuế vừa góp phần chống thất thu, tăng thu cho ngân sách nhà nước, nhằm răn đe, phòng ngừa người nộp thuế gian lận, trốn, tránh nghĩa vụ thuế. Giám sát hoạt động thanh tra thuế không chỉ đánh giá được mức độ tuân thủ của cán bộ cơng chức thuế và người nộp thuế, mà cịn đánh giá được mức độ hiệu lực của các cuộc thanh tra nhằm xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thuế có hiệu quả cao nhất.
* Tăng thêm quyền xử lý cho cơ quan thuế
Mặc dù số vụ vi phạm thuế được phát hiện và xử lý ngày càng nhiều, nhưng con số này vẫn còn khá khiêm tốn, đặc biệt đặt trong bối cảnh khó khăn chung như hiện nay của các DN, cũng như tình trạng bn lậu, gian lận thương mại đang ngày càng tinh vi. Bên cạnh đó, lực lượng thanh tra chưa có thẩm quyền đủ mạnh cũng là những rào cản để ngành thuế, hải quan tăng cường việc chống thất thu, nợ đọng thuế. Chính vì vậy, Bộ Tài chính đã đề nghị được tăng thêm quyền hạn xử lý, điều tra cho cơ quan quản lý thuế, nhằm phát hiện kịp thời các hành vi trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế để thu đủ tiền thuế vào NSNN, bảo đảm công bằng về xã hội, tạo mơi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế. Theo đó, phương án điều tra
phải do thủ trưởng cơ quan quản lý thuế phê duyệt. Khi tiến hành điều tra thuế phải thực hiện theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định.
Trong quá trình điều tra thuế, cơ quan quản lý thuế cũng cần được áp dụng các biện pháp như thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến đối tượng điều tra; khám xét nơi cất giấu hàng hóa, phương tiện, đồ vật liên quan đến việc trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế; tạm giữ hàng hóa, phương tiện, đồ vật liên quan đến việc trốn thuế, chiếm đoạt thuế; trưng cầu giám định; tiến hành các biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của pháp luật để thu thập chứng cứ, phát hiện, điều tra làm rõ hành vi trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế.
Tác giả cho rằng, quy định này cũng phù hợp với thực tế mà nhiều nước trên thế giớ đã áp dụng. Các hoạt động điều tra của cơ quan quản lý thuế cũng không trùng lặp với hoạt động của cơ quan điều tra trong tố tụng hình sự vì mục đích, ngun tắc và các trường hợp điều tra thuế cũng như quy trình, thủ tục, thẩm quyền áp dụng các biện pháp trong điều tra thuế là khác biệt so với điều tra tố tụng hình sự. Do đó, việc cho phép cơ quan quản lý thuế thực hiện hoạt động điều tra sẽ tạo điều kiện để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đấu tranh, ngăn chặn các hành vi gian lận, trốn thuế, góp phần tích cực thiết lập mơi trường kinh doanh công bằng, lành mạnh và gia tăng nguồn thu cho NSNN.
* Vấn đề xác định chi phí: [10]
Căn cứ xác định chi phí là điểm dễ bị lợi dụng để tránh thuế hay ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.
Vấn đề chi phí khấu hao tài sản cố định. Đặc biệt trong việc vận dụng phương pháp và thời gian khấu hao. Hiện nay QĐ 166/QĐ – BTC ngày 30/12/1999 quy định chế độ khấu hao tài sản đã được tháo gỡ một số nội dung. Tuy nhiên quy định này chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác khơng có căn cứ thực hiện. Một số doanh nghiệp nhập nhằng giữa tài sản dùng trong kinh doanh và tài
sản dùng trong sinh hoạt để trích khấu hao tài sản làm giảm thu nhập chịu thuế. Việc định giá thường theo giá cao để có lợi khi khấu hao. Một số tài sản phải định giá lại nên cần lập hội đồng định giá. Nhưng pháp luật không quy định rõ hội đồng định giá được thành lập như thế nào và cơ sở định giá ra sao?
Như thế khi xác định chi phí được khấu trừ tính thu nhập chịu thuế thì được khấu trừ theo quy định hiện hành dựa trên cơ sở chứng từ và tỷ lệ định mức được khấu trừ. Quy định này đã có lỗ hổng để đối tượng nộp thuế lợi dụng và cán bộ thuế sách nhiễu. Hoàn thiện nội dung pháp luật về xác định chi phí tính thu nhập phải giải quyết được mối quan hệ giữa nội dung kinh tế trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động thu NSNN. Hiện nay nhà nước quản lý các khoản chi bằng hình thức khống chế mức chi. Điều này dễ trở nên chủ quan và mang tính áp đặt, khơng thể áp dụng linh hoạt giữa các ngành nghề khác nhau (như chi phí tiếp thị, quảng cáo). Nếu quy định chi tiết thì gây phức tạp, khơng tránh khỏi bất hợp lý. Thiết nghĩ, thay vì đưa ra mức khống chế chúng ta nên đưa ra nguyên tắc nhất định phù hợp với mỗi loại chi phí. Bất kỳ chủ thể kinh doanh nào cũng muốn tìm lợi nhuận, muốn đánh giá được hiệu quả kinh doanh thì phải phản ánh trung thực trên báo cáo tài chính. Như vậy muốn biết khoản chi của doanh nghiệp có là hiện thực hay khơng có thể căn cứ vào sổ sách, chứng từ kế toán. Để làm được điều này trong thời điểm hiện nay, nên:
+ Tăng mức độ xử phạt để đủ sức răn đe đối với hành vi vi phạm về thuế.
+ Tăng cường quản lý số tiền mua bán được thanh tốn thơng qua hệ thống ngân hàng. Muốn vậy phải có cơ chế khuyến khích, ràng buộc các chủ thể mở và thanh toán qua ngân hàng (mới được quyết tốn thuế, hồn thuế, nhận tiền…).
+ Áp dụng thống nhất phương pháp tính thuế, tiến tới khơng cịn hình thức khốn thuế để tránh trường hợp một số hóa đơn chứng từ của chủ thể kinh doanh áp dụng hình thức khốn thuế khơng cần sử dụng và sẽ chuyển cho đối tượng nộp thuế theo phương pháp thông thường dùng để kê khai chi phí.
+ Cần có cơ chế khuyến khích người mua hàng là người tiêu dùng nhận hóa đơn mua hàng. Có ý kiến nên mở số trúng thưởng trên số seri của tờ hóa đơn. Đây có thể xem là một cách khuyến khích nhưng khơng giải quyết được căn nguyên của vấn đề. Các quy định nghĩa vụ thuế phải có cơ chế tác động tiêu cực đến lợi ích vật chất của người tiêu dùng nếu họ khơng lấy hóa dơn mua hàng. Có như thế người tiêu dùng mới nhận thức được sự cần thiết của việc tập hợp hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ. Ở các nước phát triển, hóa đơn chứng từ là cơ sở tính chi phí sinh hoạt, tiêu dùng được chước giảm khi tính thuế thu nhập cá nhân. Hồn thiện pháp luật thuế TNDN trên cơ sở đồng bộ, vậy nên xem xét đưa quy định này vào nội dung của luật thuế Thu nhập đối với người có thu nhập cao.
+ Cần nghiên cứu đưa thêm một số khoản lỗ và chi phí vào danh mục chi phí được khấu trừ để bảo vệ quyền lợi của các chủ thể nộp thuế: như chi phí thu tiền phạt, chi phí mua bán chứng khốn, chi phí cho hoạt động liên doanh, chi phí mua bán ngoại tệ, lỗ do chuyển nhượng tài sản cố định.…
Và để xử lý vi phạm pháp luật đạt hiệu quả cao, cần làm tốt cơng tác tun truyền pháp luật thuế và chính sách thuế, có biện pháp đấu tranh hiệu quả đối với các hành vi vi phạm, tội phạm trốn thuế, chủ động phát hiện vi phạm, tội phạm trốn thuế, đánh trúng các vụ trốn thuế, thu hồi tiền cho ngân sách, xử lý nghiêm minh các đối tượng phạm tội nhằm bảo vệ kỷ cương pháp luật, tạo môi trường lành mạnh trong sản xuất kinh doanh, bảo vệ nguồn thu