Khiếu nại và xử lý hành vi vi phạm quyền tiếp cận thông tin ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tiếp cận thông tin và việc đảm bảo thực hiện ở việt nam (Trang 50 - 51)

1.3. Cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin

1.3.4. Khiếu nại và xử lý hành vi vi phạm quyền tiếp cận thông tin ở

công chúng còn có thể đưa ra yêu cầu tiếp cận với thông tin của các cơ quan nhà nước qua một số kênh khác, ví dụ như thông qua các đại biểu Quốc Hội, đại biểu HĐND các cấp, hoặc thông qua các cuộc họp dân (họp đại diện gia đình trong thôn, tổ dân phố, họp cử tri...) hay thông qua hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo.

1.3.4. Khiếu nại và xử lý hành vi vi phạm quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam Việt Nam

Ở Việt Nam Theo Điều 6 Khoản 1 Nghị định số 59/2013/NĐ-CP, cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin có quyền Yêu cầu cung cấp thông tin về hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 Luật Phòng, chống tham nhũng, được nhận thông tin đã yêu cầu hoặc nhận văn bản trả lời về việc từ chối cung cấp thông tin; đồng thời có quyền khiếu nại về việc không cung cấp thông tin hoặc không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin theo quy định pháp luật. Điều 11 Nghị định này quy định, trong trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin

có căn cứ cho rằng việc cung cấp thông tin là chưa đầy đủ hoặc trái pháp luật thì có quyền khiếu nại. Việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại về quyền yêu cầu cung cấp thông tin được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Theo Điều 12 Nghị định, người được yêu cầu cung cấp thông tin mà không thực hiện đúng các nghĩa vụ về cung cấp thông tin thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Người nào lợi dụng quyền yêu cầu cung cấp thông tin để gây rối hoặc sử dụng trái pháp luật thông tin được cung cấp gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Điểm d khoản 2 Điều 6 và điểm d khoản Điều 7 của Nghị định nêu rõ, một trong các nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin cũng như của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được yêu cầu cung cấp thông tin là chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật về việc thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tiếp cận thông tin và việc đảm bảo thực hiện ở việt nam (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)