Hoàn thiện hệ thống pháp lý – tạo điều kiện bảo đảm quyền tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tiếp cận thông tin và việc đảm bảo thực hiện ở việt nam (Trang 97 - 100)

tiếp cận thông tin ở Việt Nam

Việc ban hành một đạo luật về tiếp cận thông tin mới chỉ là sự khởi đầu của quá trình đưa quyền tiếp cận thông tin của công dân vào cuộc sống. Để đạo luật này phát huy tác dụng, cần có một cơ chế hữu hiệu bảo đảm cho việc thực thi đạo luật này trên thực tiễn. Trong vấn đề này tác giả rất tâm đắc với

quan điểm của GS.TS Nguyễn Đăng Dung trong bài viết “Pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền được thông tin của công dân” thuộc tài liệu: “Tiếp cận thông tin: Pháp luật và thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam”. Cụ thể như sau: Một trong những điểm khó nhất khi xây dựng dự Luật tiếp cận thông tin này chính là việc xác định ranh giới giữa cái “mật” và “không mật”. Cái cần công khai lại bị giữ bí mật (nhu quy hoạch đô thị bị giữ bí mật nên nhiều người được lợi và nhiều người bị thiệt hại không chính đáng), nhưng có những thông tin đang trong giai đoạn phải giữ bí mật thì họ lại công khai, tạo thành dư luận xã hội, gây ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của các cơ quan công quyền (nhất là quá trình tố tụng) [15].

Báo chí là một kênh để người dân tiếp cận thông tin. Bảo vệ quyền tiếp cận thông tin của báo chí cũng là bảo vệ quyền tiếp cận thông tin của công chúng. Chúng ta sẽ có những quy định cụ thể loại thông tin, tài liệu nào cần được công khai, loại thông tin, tài liệu nào là bí mật. Nghĩa là không phải bất cứ thông tin nào mà không muốn cho người khác biết thì cơ quan nhà nước cũng có thể đóng dấu “mật”. Chúng ta sẽ quy định dựa vào lợi ích cá nhân và lợi ích quốc gia dân tộc [15].

Chúng ta cần phải gấp rút dự thảo Luật tiếp cận thông tin và đưa việc thực hiện tiếp cận thông tin vào thực tế, cần tạo một thói quen mới trong quá trình tiếp cận thông tin. Thói quen cung cấp thông tin, đón nhận thông tin phản hồi, thì xã hội mới phát triển, đúng như tiến đoán của J.Madison: “Một chính phủ của đại chúng mà không có thông tin rộng rãi hoặc không có phương tiện nào để có được những thông tin đó thì chỉ là đoạn mở đầu của

một tấn hài kịch hoặc bi kịch, hay có thể là của cả hai” [15].

Với việc thực hiện Luật tiếp cận thông tin sẽ có tác dụng giúp cho người dân trong việc nhận thức rõ rầm quan trọng của thông tin và quyền tiếp cận thông tin trong đời sống thường nhật của người dân, để mọi người dân

đều có cơ hội bình đẳng như nhau trong việc tìm kiếm hạnh phúc của họ trong các nguồn thông tin khác nhau chứ đựng trong các cơ quan nhà nước, trừ những thông tin liên quan đến bí mật quốc gia.

Luật tiếp cận thông tin sẽ quy định cụ thể thủ tục làm việc với chính quyền để người dân không còn lúng túng, không còn bị “lừa”, để các công chức không còn thái độ “đùn đẩy”, “hách dịch” khi thực hiện trách nhiệm phải cung cấp thông tin cho người dân. Như vậy có thể hình dung ra rằng, toàn bộ hoạt động của các cơ quan công quyền sẽ phải dịch chuyện từ chỗ chỉ quen chủ động phổ biến các chủ trương chính sách một chiều một cách đơn giản xuống cấp dưới, xuống cơ sở, xuống người dân, mà còn phải đảm trách cả việc cung cấp thông tin ở chiều ngược lại rất phức tạp, ở thế bị động phải phục vụ các yêu cầu chủ động được tiếp cận, được đòi hỏi cung cấp tất cả các tư liệu có và cần phải có của cơ quan nhà nước từ phía người dân.

Tuy nhiên vấn đề đặt ra về phía người dân Việt Nam chúng ta là cũng phải làm quen với nếp sống chủ động đòi hỏi cơ quan nhà nước phải đáp ứng các yêu cầu tìm kiếm thông tin phục vụ cho cuộc sống của mình chứ không thụ động, “mặc kệ” trước thông tin, chỉ khi động tới lợi ích của mình mới “nhảy dựng lên”... thì khi ấy lại là đã quá muộn, dẫn đến tình trạng nan giải các kiện cáo kéo dài gây lãng phí thời gian và tiền bạc dẫn đến sức khỏe kể cả với người dân và cho nhà nước, xã hội [15].

Không chỉ có vậy, chúng ta cũng cần đẩy mạnh việc quy định nhiều hơn nữa quyền tiếp cận thông tin trong các luật chuyên ngành khác như: báo chí, xây dựng, tố tụng hành chính, tố tụng dân sự...có như vậy mới đảm bảo được công cuộc thúc đẩy và bảo đảm quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam được phát triển trên mọi lĩnh vực, đem lại hiệu quả sâu rộng cho hệ thống pháp lý cũng như đời sống xã hội của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tiếp cận thông tin và việc đảm bảo thực hiện ở việt nam (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)