Thực thi luật Tiếp cận thông tin cùng các giải pháp đồng bộ khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tiếp cận thông tin và việc đảm bảo thực hiện ở việt nam (Trang 102 - 104)

Sau khi nghiên cứu các giải pháp, kiến nghị của các tác giả đi trước về vấn đề quyền tiếp cận thông tin, tác giả rất tâm đắc với quan điểm của Ths Dương Thị Bình trong bài viết: “Thực trạng quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam” đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp. Giải pháp mà bà Dương Thị Bình đưa ra rất thực tiễn và toàn diện, nó đánh trúng vào điểm “yếu” của hoạt động tiếp cận thông tin ở Việt Nam hiện nay. Cụ thể vấn đề được phân tích như sau:

Một là, tăng cường sự chủ động công khai, minh bạch trong hoạt động

của các cơ quan nhà nước. Việc chủ động công khai hoạt động của các cơ quan nhà nước đã được mở rộng hơn rất nhiều so với trước đây. Tuy nhiên, từ thực trạng như đã phân tích, các quy định pháp luật để bảo đảm quyền được thông tin của công dân cần tiếp tục được hoàn thiện theo hướng mở rộng phạm vi công khai và quy định rõ nghĩa vụ chủ động công khai của các cơ quan nhà nước. Cụ thể là:

- Thông tin phải công khai: cần xác định rõ những loại thông tin mà các cơ quan nhà nước bắt buộc phải công khai để người dân, tổ chức có thể dễ

dàng tiếp cận cũng như trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quy định về công khai thông tin.

- Quy định trách nhiệm của Nhà nước trong việc cung cấp thông tin: cần quy định rõ nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc cung cấp thông tin theo yêu cầu của công dân, trình tự, thủ tục yêu cầu cung cấp thông tin của công dân; cơ chế giải quyết khiếu nại liên quan đến giải quyết yêu cầu cung cấp thông tin của công dân; cơ chế xử lý trách nhiệm đối với người có quyền yêu cầu cung cấp thông tin và người có nghĩa vụ cung cấp thông tin trong trường hợp không thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

- Quản lý nhà nước trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân, tổ chức: Để quyền tiếp cận thông tin của người dân được thực thi trong thực tiễn, đồng thời, để hạn chế việc các cơ quan, tổ chức quản lý thông tin lạm dụng quyền hạn của mình từ chối cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không kịp thời cho người dân, cần thiết phải có cơ chế theo dõi, đánh giá và giám sát việc thực thi quyền tiếp cận thông tin. Một trong những cơ chế giám sát có tính chất truyền thống là cơ chế giám sát trong nội bộ hệ thống hành chính thông qua việc giải quyết khiếu nại hành chính. Quy trình này được cho là ít tốn kém và nhanh chóng, nhưng thực tiễn ở phần lớn các quốc gia cho thấy, đây là một quy trình kém hiệu quả, vì các cơ quan giải quyết khiếu nại hành chính thường có xu hướng ủng hộ các quyết định từ chối cung cấp thông tin của cơ quan cấp dưới. Xu hướng chung của các quốc gia thời gian gần đây là thành lập một Uỷ ban thông tin độc lập để chuyên trách thực hiện chức năng giám sát việc thực thi quyền tiếp cận thông tin. Quyết định của Uỷ ban này có tính chất cưỡng chế và các cơ quan hành chính phải tuân theo.

- Thiết lập trang thông tin điện tử công khai thông tin: Đây là một trong những phương thức hữu hiệu để người dân được chủ động và dễ dàng hơn trong việc tiếp cận thông tin mà không phải yêu cầu các cơ quan, tổ chức cung

cấp. Việc tiếp cận thông tin của người dân có hiệu quả hay không tuỳ thuộc vào việc các cơ quan, tổ chức quản lý, nắm giữ thông tin có chủ động và tích cực đăng tải, phổ biến các loại thông tin này ngay cả khi không có yêu cầu của người dân. Các trang thông tin điện tử này là một kênh quan trọng trong việc đăng tải thông tin liên quan đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức.

- Cán bộ phụ trách thông tin: Để ràng buộc trách nhiệm của Nhà nước trong việc công khai thông tin theo yêu cầu của công dân, cần quy định rõ đầu mối chịu trách nhiệm cung cấp thông tin của các cơ quan nhà nước để giúp người dân có thể dễ dàng và thuận lợi hơn trong việc thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin.

- Thiết lập hệ cơ sở dữ liệu thông tin trong cơ quan: Các cơ quan cần tổ chức tốt việc cập nhật các thông tin do mình đang quản lý, công bố thông tin, lưu giữ thông tin sao cho việc tìm kiếm thông tin dễ dàng; bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất khác nhằm mục đích tạo thuận lợi cao nhất cho việc tiếp cận thông tin.

Hai là, xây dựng hệ thống dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, thủ

tục tư pháp.

Hệ thống các thủ tục hành chính và thủ tục tư pháp hiện nay rất phức tạp, trên mỗi lĩnh vực cụ thể lại có quy trình, thủ tục, thời hạn giải quyết cũng như phí, lệ phí khác nhau. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và thủ tục tư pháp không chỉ giúp cho người dân dễ dàng tiếp cận khi giao dịch với các cơ quan nhà nước mà còn giúp các cơ quan nhà nước áp dụng thống nhất pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tiếp cận thông tin và việc đảm bảo thực hiện ở việt nam (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)