Pháp luật Việt Nam về quyền tiếp cận thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tiếp cận thông tin và việc đảm bảo thực hiện ở việt nam (Trang 66 - 71)

2.2.1. Các chủ trương, chính sách của Đảng đảm bảo quyền tiếp cận thông tin thông tin

Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đã thể chế hóa chế độ Nhà nước pháp quyền, trong đó những đặc trưng cơ bản và tính công khai, minh bạch, quyền bình đẳng và quyền được biết của người dân được tôn trọng. Đó là cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho xã hội phát triển. Những năm qua, hệ thống thực thi dân chủ và hệ thống pháp lý ở Việt Nam đã được cải cách đáng kể nhằm, một mặt, khắc phục cơ chế quản lý hành chính quan liêu, đặt ra một xã hội cởi mở hơn, dân chủ hơn; mặt khác, nhằm huy động tối đa nguồn lực cho xã hội phát triển.

Quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam có lịch sử phát triển chưa dài so với các nước trong khu vực và thế giới. Nhận thức về Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân là kết quả của tiến trình

đổi mới đất nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội lần đầu tiên quy định: “Bảo đảm quyền được thông tin, quyền tự do sáng tạo của công dân. Phát triển các phương tiện thông tin đại

chúng, thông tin đa dạng, nhiều chiều, kịp thời, chân thực và bổ ích” [12].

Thể chế hóa các quan điểm, Nghị quyết của Đảng, Hiến pháp năm 1992 – Hiến pháp của thời kỳ đổi mới, lần đầu tiên tại Điều 69 ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin theo quy định

của pháp luật” [16]. Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, giữa Nhà

nước và quyền con người nói chung, quyền tiếp cận thông tin nói riêng có mối quan hệ tác động qua lại rất mật thiết. Quyền được thông tin có vai trò tích cực và tác động mạnh mẽ đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền thực sự của dân, do dân và vì dân. Trong thời gian qua, quyền tiếp cận thông tin cũng được sự quan tâm thích đáng của Đảng và đã được thể hiện trong nhiều chủ trương, chính sách của Đảng. Cụ thể, Nghị quyết Hội nghị lần thứ Ba, Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khoá X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí đã đề ra nhiệm vụ nghiên cứu ban hành Luật bảo đảm quyền được thông tin của công dân và coi đây là một trong các biện pháp phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước.

2.2.2. Hệ thống pháp luật Việt Nam về quyền tiếp cận thông tin

Hiến pháp năm 2013 quy định “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các

quyền này do pháp luật quy định” [16, Điều 25].

Theo quy định của Hiến pháp và các đạo luật, ở Việt Nam, công dân được hưởng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, hội họp, lập hội và biểu tình theo quy định của pháp luật.

Cụ thể hoá quy định của Hiến pháp, thực hiện chủ trương của Đảng, đồng thời nội luật hoá một số quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt

Nam là thành viên, nhiều văn bản pháp luật đã được ban hành có quy định về quyền được thông tin và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc cung cấp thông tin do cơ quan nhà nước đang nắm giữ

Quyền tiếp cận thông tin hiện được thể hiện rải rác trong nhiều văn bản pháp luật, bao gồm: Luật Phòng chống tham nhũng (2005, sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012), Luật Báo chí (1989, sửa đổi, bổ sung năm 1999), Luật Xuất bản (2004), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (2004), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (2004, sửa đổi, bổ sung năm 2008, 2012), Luật kiểm toán Nhà nước (2005), Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí (2005, sửa đổi, bổ sung năm 2013), Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (2007)…

Bên cạnh đó, Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước (2000) và các văn bản liên quan đã quy định về phạm vi bí mật nhà nước (phân loại thành ba mức độ tuyệt mật, tối mật và mật), nội dung, trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật, trách nhiệm của các chủ thể có liên quan…

Để hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiếp cận thông tin, một đạo luật riêng về vấn đề này (Luật tiếp cận thông tin) đã được Nhà nước giao cho Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo từ năm 2006, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa được trình ra Quốc Hội. Quá trình soạn thảo đạo luật này kéo dài do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là những khó khăn trong việc xác định phạm vi thông tin do các cơ quan nhà nước nắm giữ được coi là “ngoại lệ” không công khai với công chúng.

Luật Báo chí năm 1989 (sửa đổi, bổ sung năm 1999), Nghị định số 02/2011/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản, Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí (ban hành kèm theo Quyết định số 25/2013/QĐ-TTg ngày 04/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định 37/2007/NĐ-CP về minh bạch tài sản, thu nhập, Nghị

định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11/5/1998 và Nghị định 79/2003/NĐ-CP ngày 07/07/2003 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007, Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 4/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Luật Xuất bản năm 2012; Luật Kiểm toán năm 2005; Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2012); Luật Thực hành tiết kiệm và chống lãng phí năm 2005, Luật sửa đổi bổ sung Nhà ở năm 2009, Pháp lệnh về bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2000, Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), Luật Tiếp công dân năm 2013,… Việc quy định trách nhiệm công khai, minh bạch và cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước trong các văn bản pháp luật được ban hành sau ngày càng rõ ràng, cụ thể hơn so với các văn bản được ban hành trước.

Các văn bản pháp luật trên ở Việt Nam đã thể hiện những cố gắng bước đầu của Nhà nước trong việc đánh giá, ghi nhận tầm quan trọng và hình thành cơ chế pháp lý đối với quyền tiếp cận thông tin của công dân. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật trên cũng đã bộc lộ những bất cập nhất định như: Vì được quy định trong nhiều văn bản thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, với hiệu lực khác nhau, nên các quy định hiện hành còn mang tính tản mạn, thiếu đồng bộ. Mặt khác, dù được quy định trong nhiều văn bản pháp lý, nhưng quyền được tiếp cận thông tin mới chỉ được ghi nhận ở mặt nguyên tắc, thiếu những quy định chi tiết đảm bảo thực thi trên thực tế. Hơn nữa, hiện nay vẫn chưa quy định việc thành lập các cơ quan/đơn vị, nguồn nhân lực cho việc đáp ứng các yêu cầu thông tin của người dân; chưa có quy định về các vi phạm và hình thức xử lý các vi phạm trong tiếp cận thông tin, quy định về phí cung cấp thông tin, và công khai hoạt động của công chức nhà nước...

Chưa có một văn bản nào giải thích khái niệm quyền được thông tin của công dân là gì, mà mới chỉ dừng lại việc quy định trách nhiệm của cơ quan công quyền, công khai minh bạch trong một số lĩnh vực và quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân, công dân, cơ quan báo chí được yêu cầu cơ quan, tổ chức đơn vị có liên quan, có trách nhiệm cung cấp thông tin về các vấn đề liên quan thuộc phạm vi hoạt động của cơ quan, tổ chức.

Thông tin là nhu cầu thiết yếu trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, là công cụ để điều hành quản lý, lãnh đạo của mỗi quốc gia, là phương tiện hữu hiệu để mở rộng giao lưu hiểu biết giữa các quốc gia dân tộc, là nguồn cung cấp trí thức, cũng là nguồn lực phát triển kinh tế – xã hội. Thông tin được coi là yếu tố quyết định cho cơ hội phát triển, thành đạt và tự chủ của mỗi quốc gia, tổ chức và mỗi con người. Quyền tiếp cận thông tin là một trong những hình thức, phương thức, phương tiện để nhân dân làm chủ đất nước, thật sự tham gia vào quản lý nhà nước và quản lý xã hội. Nó có vai trò chính trị – xã hội quan trọng, vừa là quyền được hưởng, vừa là tiền đề để đảm bảo thực hiện các quyền cơ bản bao gồm các quyền: dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa… Chỉ khi tiếp cận thông tin về hoạt động của bộ máy nhà nước một cách công khai, trung thực thì người dân mới có thể tham gia vào quản lý xã hội và thực hiện quyền làm chủ thực sự của mình. Với bản chất là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Nhà nước ta luôn mở rộng dân chủ, tổ chức tốt các điều kiện để nhân dân tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào quản lý xã hội theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Vấn đề “dân biết” là cơ sở đầu tiên để người dân thực hiện quyền làm chủ của mình, gắn liền với quyền được thông tin của công dân. Tuy nhiên, quyền tiếp cận thông tin không phải là quyền không giới hạn. Thực hiện quyền tiếp cận thông tin phải kèm theo nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt, với một số hạn chế nhất định. Trong hầu hết các luật tiếp cận thông tin của

các quốc gia đều có những quy định về những thông tin, tài liệu mật liên quan đến an ninh quốc gia, bí mật kinh doanh, nghề nghiệp… không được công bố công khai hay không được tiếp cận.

Tiếp cận thông tin hiện đã trở thành một nhu cầu và một quyền cấp thiết cần phải bảo đảm không chỉ đối với các tổ chức và doanh nghiệp, mà còn đối với mọi công dân, bởi thông tin, đặc biệt là thông tin về pháp luật, chính sách và hoạt động của các cơ quan nhà nước được coi là yếu tố cốt yếu trong mọi hoạt động khi mà xã hội được quản lý và vận hành theo những nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tiếp cận thông tin và việc đảm bảo thực hiện ở việt nam (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)