Nâng cao nhận thức của công dân về quyền tiếp cận thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tiếp cận thông tin và việc đảm bảo thực hiện ở việt nam (Trang 100 - 102)

Thực trạng về trình độ dân trí, cũng như ý thức chủ quan của quần chúng nhân dân ở nước ta đang đặt ra yêu cầu rất lớn đối với Đảng và Nhà nước ta không chỉ trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin mà còn trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Để xây dựng và phát triển quyền tiếp cận thông tin thì một yêu cầu quan trọng là phải nâng cao trình độ dân trí, nâng cao ý thức tham gia của nhân dân. Để triển khai công tác này giữa các Bộ, ngành, cơ quan nhà nước phải có sự kết chặt chẽ với nhau.

Bộ Giáo dục và đào tạo cần phát triển chất lượng dạy và học, đổi mới hình thức giảng dạy, áp dụng khoa học công nghệ trong giảng dạy. Việc xây dựng một chương trình giảng dạy về cách thức tiếp cận thông tin, nguyên tắc tiếp cận thông tin... trong môi trường sư phạm là rất quan trọng bởi vì các học sinh; sinh viên đang là những người tiếp nhận tri thức, tìm hiểu những vấn đề mới mẻ trong xã hội vì thế họ không những chỉ biết học mà cần có sự chủ động tìm hiểu, khai thác các kiến thức, thông tin về các kiến thức mà mình đang học. Điều này sẽ tạo ra cho học sinh, sinh viên có thói quen chủ động trong học tập, trong tiếp nhận thông tin và kể mai này khi đi làm họ có thể là một người luôn chủ động trong mọi công việc của mình.

Tuy nhiên việc phát triển giáo dục không chỉ tập trung ở các thành phố, vùng phát triển mà còn phải chú trọng đảm bảo sự phát triển giáo dục ở các vùng miền trong cả nước. Đối với các vùng miền núi, hải đảo, vùng sâu vùng xa phải tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống trường lớp, đường xá thiết bị dạy học. Tiến hành cải cách giáo dục, phổ cập giáo dục trong cả nước, thường xuyên tổ chức các buổi thực hành cho học sinh; sinh viên kết hợp học đi đôi với thực hành.

Trong việc nâng cao trình độ dân trí Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan gánh trọng trách nặng nề, vì thế để bảo đảm được tiếp cận thông tin tốt, thông

tin được công khai ở nước ta đạt hiệu quả thì trong giai đoạn tới Đảng và Nhà nước cần tích cực đầu tư cho giáo dục.

Bộ Thông tin và truyền thông cần có phương hướng tuyên truyền vận động nhân dân tham gia vào quản lí nhà nước, đưa các dự án, chính sách pháp luật đi vào đời sống nhân dân, đặc biệt là trong những đợt bầu cử Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, trong những chương trình ban hành sửa đổi Hiến pháp và pháp luật, dự án kinh tế- xã hội, khoa học công nghệ, y tế... có thế thì quần chúng nhân dân mới biết, hiểu được Đảng và Nhà nước ta đang làm gì. Ở các vùng có điều kiện khó khăn cần đẩy mạnh xây dựng hệ thống thông tin, điện lưới... đảm bảo phục vụ việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia vào quá trình tìm hiểu, học tập nâng cao trình độ, nhận thức của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.

Bộ Lao động thương binh và Xã hội cần đề nghị Chính phủ ban hành các đề án nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động, có chính sách tuyên truyền về chính sách pháp luật của nhà nước cho người lao động trong các nhà máy, xí nghiệp, khu chế xuất... Thường xuyên vận động công nhân, người lao động tham gia thực hiện nghĩa vụ của mình như bầu cử Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, góp ý với nhà nước về chính sách và pháp luật.

Các Sở, phòng, ban ở cơ quan hành chính địa phương cần nghiêm túc thực hiện chỉ thị hướng dẫn của Chính phủ, các bộ. Kết hợp nhuần nhuyễn về hoạt động quản lí nhà nước giữa Trung ương và địa phương trong công tác phát bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin.

Việc đổi mới tư duy nhận thức của nhân dân cần được thực hiện liên tục và thường xuyên, phát huy mọi nguồn lực giúp người dân có ý thức hơn trong việc tiếp cận thông tin, phải đảm bảo rằng thông tin là một nhu cầu thiết yếu của công dân, một khi nhân dân đã ý thức được vai trò của mình đối với hoạt động tiếp cận thông tin, đẩy mạnh công khai thông tin...thì điều đó sẽ

làm xoay chuyển cục diện về quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam hiện nay. Phương hướng, giải pháp là vậy nhưng nếu nhà nước và xã hội không thiết thực áp dụng, hoàn thiện thì không bao giờ tiếp cận thông tin trở thành một văn hóa ở Việt Nam, cuối cùng thì nó vẫn vô tác dụng, do vậy chúng ta cần phải sớm khắc phục tình trạng thực hiện qua loa, đại khái, chỉ cốt là che mắt thiên hạ dẫn tới công khai thông tin hình thức, công khai cho qua, hoặc công khai thông tin không chính xác. Ngoài ra trên cơ sở Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác nhà nước phải quyền tiếp cận thông tin vào nội quy, quy chế của từng bộ, từng ngành, từng cấp, từng cơ quan, đơn vị, đảm bảo hoạt động tiếp cận thông tin có ở tất cả mọi nơi, tạo nên một nền văn hóa chính trị đặc sắc và hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tiếp cận thông tin và việc đảm bảo thực hiện ở việt nam (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)