ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân loại một số loài rong biển thuộc chi ulva (chlorophyta) phân bố tại khu vực hải phòng (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.4.1. Vị trí địa lý

Hải Phịng là thành phố ven biển, nằm phía Đơng miền duyên hải Bắc Bộ, cách thủ đơ Hà Nội 102 km, phía Bắc và Đơng Bắc giáp Quảng Ninh, phía Tây Bắc giáp Hải Dương, phía Tây Nam giáp Thái Bình và phía Đơng là bờ biển chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam từ phía Đơng đảo Cát Hải đến cửa sơng Thái Bình.

Với chiều dài bờ biển 125 km, cĩ 15 quận/huyện (7 quận và 8 huyện, trong đĩ, cĩ hai huyện đảo là Cát Hải và Bạch Long Vĩ). Phạm vi khơng gian biển thành phố Hải Phịng được tính từ đường mép nước triều kiệt trung bình nhiều năm tới đường phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc (đường phân định được xác định theo hiệp định số 52/2004/LPQT ngày 9 tháng 7 năm 2004 giữa nước Cộng Hồ Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và nước Cộng Hồ Nhân Dân Trung Hoa về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc Bộ); giáp vùng biển Quảng Ninh ở phía Đơng Bắc (đường ranh giới xác định theo đường địa giới hành chính cấp tỉnh theo Hải Phịng ) và giáp vùng biển tỉnh Thái Bình ở Phía Tây Nam (đường ranh giới xác định theo văn bản số 1186/BTLBP-BTM ngày 13 tháng 7 năm 2010 về phạm vị quan lý bảo vệ vùng biển đảo giữa Bộ đội biên phịng thành phố Hải Phịng với Bộ đội biên phịng tỉnh Thái Bình). Ven biển của Hải Phịng bao gồm cả hai huyện đảo Bạch Long Vĩ và Cát Hải (được xác định bằng đường địa giới hành chính) [19, 118].

1.4.2. Khí hậu và điều kiện thủy, hải văn

1.4.2.1. Khí hậu

Các đặc trưng khí hậu cĩ tác động mạnh đến chế độ thuỷ động lực cũng như các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm lượng mưa ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình tự nhiên cũng như các hoạt động của con người ở vùng biển và ven biển của thành phố Hải Phịng. Khu vực biển và ven biển của Hải Phịng nằm trong vành đai nhiệt đới giĩ mùa châu Á, chịu ảnh hưởng, chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu mang tính chất nhiệt đới giĩ mùa. Hằng năm cĩ mùa đơng lạnh- khơ kéo dài từ

khoảng tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Mùa hè nĩng ẩm. Nhiều mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 [19, 118].

1.4.2.2. Thủy văn

Lượng nước của vùng châu thổ sơng Hồng ảnh hưởng bởi giĩ mùa Tây Nam (mùa hè), xốy thuận nhiệt đới (mùa thu) và bão (hè thu). Thời kỳ nhiều nước kéo dài từ tháng (6-10), dịng chảy lớn nhất trên sơng Hồng xuất hiện vào tháng 8, dịng chảy nhỏ nhất xuất hiện vào tháng 3 [19, 118].

Hàng năm, hệ thống sơng Hồng - Thái Bình cung cấp khoảng 120 tỷ m3

nước và 114 triệu tấn phù sa cho vùng ven bờ. Lượng vật chất này chủ yếu qua 9 cửa sơng chính: Bạch Đằng, Cấm, Lạch Tray, Văn Úc, Thái Bình, Trà Lý, Ba Lạt, Ninh Cơ và Đáy. Trong đĩ vùng cửa sơng ven biển Hải Phịng chịu sự tác động trực tiếp của các sơng Bạch Đằng, Cẩm, Lạch Tray, Văn Úc và Thái Bình. Chế độ dịng chảy ở các sơng này cũng như các sơng khác thuộc hệ thống sơng Hồng – Thái Bình cĩ đặc điểm là biến động mạnh theo mùa. Phân tích từ các chuỗi số liệu nhiều năm cho thấy tải lượng nước hằng năm tập trung chủ yếu vào các tháng mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 9) hằng năm. Trong khi đĩ các tháng cịn lại lượng chảy hầu như rất nhỏ. Trong mùa mưa, lưu lượng chảy trung bình của các sơng đổ ra biển biến đổi trong khoảng 300- 2200 m3/s, trong khi các tháng mùa khơ, lưu lượng nước trung bình chỉ dao động quanh giá trị 50- 300m3/s. Sự biến động của các khối nước sơng, dịng bùn cát từ sơng đưa ra theo mùa làm cho các điều kiện thuỷ thạch động lực ở khu vực này biến động rõ rệt theo mùa. Đặc biệt là ở vùng ven bờ [19, 118].

1.4.2.3. Chếđộ thuỷ triều

Dao động mực nước ở vùng cửa sơng ven biển Hải Phịng thuộc kiểu nhật triều đều điển hình với hầu hết số ngày trong tháng là nhật triều, bán nhật triều chỉ xuất hiện 2- 3 ngày trong kỳ nước kém. Trong một pha triều cĩ một lần nước lớn và một lần nước rịng. Trong một tháng mặt trăng cĩ hai kỳ nước cường, mỗi kỷ 11- 13 ngày, biên độ trung bình dao động 2,6- 3,6m và hai kỳ nước kém, mỗi kỳ 3- 4 ngày cĩ biên độ 0,5- 1,0m. Sĩng triều cĩ tính chất sĩng đứng với ưu thế thuộc các sĩng nhật triều 01, K1 cĩ biên độ 70- 90cm, trong khi các sĩng bản nhật triều M2, S2 chỉ cĩ vai trị thứ yếu với biên độ khá nhỏ [19, 118].

Trong năm, dao động triều đạt giá trị lớn nhất vào thời kỳ triều chí điểm khi độ xích vĩ mặt trời cực đại vào tháng 6 và tháng 12, và ngược lại, nhỏ nhất vào triều phân điểm khi độ xích vĩ mặt trời bằng “0” vào tháng 3 và 9. Trong các

tháng 3, 4, 8 và 9 độ triều giảm và xuất hiện triều bán nhật 3- 4 ngày mỗi tháng [19, 118].

1.4.2.4. Chếđộ sĩng

Vùng cửa sơng ven biển Hải Phịng là vịnh nước nơng ven bờ cĩ cấu tạo địa hình đáy rất phức tạp do hệ thống bãi ngầm và luồng lạch luơn biến động. Sĩng ở ngồi vùng nước sâu truyền vào bờ, do ảnh hưởng của ma sát đáy, các đặc trưng của sĩng (tốc độ lan truyền, độ cao, chu kỳ, độ dài) cũng như hướng vận động luơn thay đổi. Vì vậy, chế độ sĩng khác biệt hẳn với chế độ sĩng vùng nước sâu cả về hướng thịnh hành và cấp độ cao [19, 118].

1.4.3. Hệ sinh thái

Các hệ sinh thái biển Hải Phịng gồm ba nhĩm với 11 hệ sinh thái tiêu biểu. Trong đĩ, nhĩm hệ sinh thái vùng triều gồm 6 hệ (HST rừng ngập mặn, HST thảm cỏ biển, HST bãi triều bùn cát, HST bãi cát biển, HST bãi triều rạn đá, HST đầm nuơi nước lợ và đầm muối); nhĩm hệ sinh thái vùng dưới triều gồm 3 hệ (HST rạn san hơ, HST tùng áng- hang hồ nước mặn, HST đáy mềm); nhĩm hệ sinh thái đảo gồm 2 hệ (HST đảo đá lục nguyên, HST đảo đá vơi) [19, 118, 119].

1.4.4. Hiện trạng chất lượng mơi trường

Giá trị chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, dầu mỡ khống, coliform, Fe trong nước khu vực Đơng Bắc Đồ Sơn, Tây Nam Đồ Sơn và khu vực ven bờ huyện đảo Cát Hải (khu vực cảng cá, khu dân cư và nơi cĩ hoạt động tàu thuyền diễn ra mạnh) cĩ xu hướng tăng lên, vượt quá giá trị giới hạn theo quy chuẩn QCVN10-MT:2015/BTNMT và ảnh hưởng trực tiếp chất lượng nước các khu vực bảo tồn và nuơi trồng thủy sản. Kết quả WQI và phân vùng chất lượng nước vùng biển ven bờ Hải Phịng ở mức từ rất xấu cho đến rất tốt. Chất lượng nước biển mùa mưa thấp hơn mùa khơ. Trong mùa khơ và mùa mưa, các khu vực cửa sơng Bạch Đằng, cửa sơng Lạch Tray, cửa sơng Văn Úc và cửa sơng Thái Bình đều cĩ chất lượng nước ở mức rất xấu lúc nước rịng (WQI từ 19 đến 22) và mức xấu lúc nước lớn (WQI từ 43 đến 45). Vùng biển Cát Bà cĩ chất lượng nước ở mức tốt và rất tốt (WQI từ 75 đến 99), tuy nhiên khu vực bến Bèo cĩ chất lượng nước ở mức trung bình (WQI từ 62 đến 73). Chất lượng nước tại khu vực vùng ngồi ở mức tốt và rất tốt (WQI từ 88 đến 99). Về mùa mưa, vùng chất lượng nước rất xấu, xấu và trung bình cĩ xu hướng mở rộng (vùng chất lượng nước tốt và rất tốt cĩ xu hướng thu hẹp) so với mùa khơ [120].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân loại một số loài rong biển thuộc chi ulva (chlorophyta) phân bố tại khu vực hải phòng (Trang 33 - 36)