Tổ chức và hoạt động của một số trọng tài khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết tranh chấp đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài (Trang 37 - 43)

- Trọng tài theo quy tắc UNCITRAL

Trọng tài theo quy tắc tố tụng Trọng tài UNCITRAL là loại trọng tài vụ việc đặc biệt. Các bên có thể thoả thuận tiến hành trọng tài vụ việc theo Quy tắc tố tụng Trọng tài UNCITRAL, do Uỷ ban của Liên Hợp quốc về Luật Th-ơng mại Quốc tế thông qua năm 1976. Quy tắc Tố tụng Trọng tài UNCITRAL là một bộ quy tắc đầy đủ qui định về thành lập hội đồng trọng tài, tiến hành tố tụng trọng tài và ban hành quyết định trọng tài. Quy tắc này đ-ợc chấp hành rộng rãi và sử dụng trên tồn thế giới. Đơi khi, các bên không qui định trong thoả thuận trọng tài bộ quy tắc tố tụng trọng tài sẽ điều chỉnh tố tụng trọng tài, nh-ng các bên vẫn có thể qui định điều này sau khi trọng tài đã bắt đầu. Trong tr-ờng hợp đó, Quy tắc Tố tụng Trọng tài UNCITRAL có thể cũng giúp ích.

Theo Quy tắc Tố tụng Trọng tài UNCITRAL, không ai xem xét lại nội dung thông báo trọng tài, hay xác định liệu những yêu cầu về thẩm quyền đã đ-ợc đáp ứng ch-a, nh- với những biện pháp trong ICSID. Thay vào đó, một thơng báo đúng hình thức chỉ đơn giản đ-ợc bên nguyên đơn gửi cho quốc gia bị đơn, đó đơn thuần chỉ là một qui trình song ph-ơng mà khơng có sự can thiệp của bên thứ ba (Điều 3 - Quy tắc Tố tụng Trọng tài UNCITRAL).

Tr-ờng hợp chỉ chọn một trọng tài viên duy nhất mà các bên không đạt đ-ợc thoả thuận về việc chọn trọng tài viên duy nhất đó thì trọng tài viên đó sẽ đ-ợc chỉ định bởi cơ quan có thẩm quyền chỉ định do hai bên đã thoả thuận. Nếu hai bên khơng thoả thuận đ-ợc về cơ quan có thẩm quyền chỉ định hoặc cơ quan có thẩm quyền chỉ định đ-ợc các bên lựa chọn từ chối hoặc không chỉ định trọng tài viên trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đ-ợc yêu cầu của một bên thì một trong các bên có thể u cầu Tổng th- ký của Toà án Trọng tài th-ờng trực tại La Hay bổ nhiệm cơ quan thẩm quyền chỉ định (Điều 6 - Quy tắc Tố tụng Trọng tài UNCITRAL).

Tr-ờng hợp phải chỉ định ba trọng tài viên thì mỗi bên sẽ chỉ định một trọng tài viên. Hai trọng tài viên đ-ợc chỉ định sẽ chọn trọng tài viên thứ ba làm chủ tịch hội đồng trọng tài. Nếu hai trọng tài viên này không thoả thuận chọn đ-ợc một chủ tịch hội đồng trọng tài thì chủ tịch hội đồng trọng tài sẽ đ-ợc chỉ định bởi cơ quan có thẩm quyền theo cách thức t-ơng tự nh- chỉ định trọng tài viên duy nhất nêu trên (Điều 7 - Quy tắc Tố tụng Trọng tài UNCITRAL).

Tuy nhiên, tr-ờng hợp các bên không lựa chọn đ-ợc một cơ quan có thẩm quyền chỉ định và một bên phải yêu cầu Tổng th- ký của Toà án Trọng tài Th-ờng trực La Hay lựa chọn một cơ quan có thẩm quyền chỉ định thì hậu quả là rất lãng phí thời gian. Do vậy, nếu các bên chọn Quy tắc Tố tụng Trọng tài UNCITRAL, họ nên qui định rõ tr-ớc trong thoả thuận trọng tài một cơ quan có thẩm quyền chỉ định để đẩy nhanh quá trình tố tụng.

Hội đồng trọng tài có thể tiến hành trọng tài theo cách thức mà hội đồng thấy là phù hợp, với điều kiện là các bên đều đ-ợc đối xử công bằng và tại bất cứ giai đoạn nào của q trình tố tụng từng bên có đ-ợc cơ hội đầy đủ để trình bày vụ việc của mình. Và nếu một trong các bên có yêu cầu tại bất cứ giai đoạn nào của quá trình tố tụng, hội đồng trọng tài sẽ tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp để các nhân chứng trình bày chứng cứ, kể cả chuyên gia làm nhân chứng hoặc tranh luận. Trong tr-ờng hợp khơng có u cầu này thì hội đồng trọng tài sẽ quyết định là tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp hoặc việc xét xử sẽ chỉ tiến hành trên cơ sở các tài liệu và giấy tờ khác.

Quyết định trọng tài sẽ phải đ-ợc lập bằng văn bản, là chung thẩm và ràng buộc các bên. Bên cạnh việc ra quyết định chung thẩm, hội đồng trọng tài có quyền ra các quyết định tạm thời, quyết định về các vấn đề tố tụng hoặc quyết định từng phần. Quyết định tạm thời ở đây đ-ợc hiểu là loại quyết định liên quan đến quyết định của trọng tài viên về các vấn đề tố tụng. Loại quyết định này không thể t-ơng đ-ơng với quyết định chung thẩm và khơng thể đ-ợc Tồ án tuyên bố là có khả năng thi hành.

- Toà án trọng tài quốc tế London

Toà án trọng tài quốc tế London (London Court of International Arbitration - LCIA) đặt trụ sở tại London là tổ chức trọng tài th-ơng mại quy chế lâu đời nhất, đ-ợc hình thành từ năm 1982. Các quy tắc trọng tài quốc tế của Trọng tài quốc tế London đ-ợc áp dụng trong nhiều n-ớc có các hệ thống pháp luật khác nhau. LCIA có sẵn Danh sách các trọng tài viên có kinh nghiệm quốc tế ở các quốc gia, danh sách đó đ-ợc phân chia theo lĩnh vực cụ thể nhằm giúp các bên tìm đ-ợc trọng tài viên thích hợp. Đồng thời LCIA có Bộ Quy tắc có thể chỉ định trọng tài viên một cách mau chóng và cách thức hoạt động của trọng tài viên có hiệu quả. LCIA đã ban hành Quy tắc của mình có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1985. Bản quy tắc gồm 20 điều trong đó qui định về thủ tục đ-a đơn tới trọng tài, về thành phần và hoạt động của Uỷ ban trọng

tài, về trình tự tố tụng trọng tài, tiếng nói, địa điểm trọng tài, phí trọng tài, tiền bảo lãnh, quyết định trọng tài, các tr-ờng hợp miễn trách. Khi các bên đã thoả thuận với nhau đ-a vụ việc tới trọng tài giải quyết theo quy tắc này, các bên cam kết thi hành ngay quyết định trọng tài và khơng kháng cáo tr-ớc một Tồ án hoặc tổ chức t- pháp nào. Quyết định trọng tài là chung thẩm và ràng buộc các bên từ ngày ra quyết định đó. Với bản Quy tắc và bộ máy hoạt động của mình, Tồ án Trọng tài quốc tế London hoạt động hoàn toàn độc lập và hiệu quả trên cơ sở những qui định đã đ-ợc đặt ra.

- Trung tâm trọng tài quốc tế Hồng Kông (HKIAC) [32]

Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hồng Kông (HKIAC) đ-ợc thành lập năm 1985 để giúp đỡ các bên giải quyết những tranh chấp của họ bằng trọng tài và bằng những công cụ giải quyết tranh chấp khác. Trung tâm đ-ợc thành lập bởi một nhóm những th-ơng nhân và những ng-ời chuyên nghiệp hàng đầu ở Hồng Kông để tập trung giải quyết những tranh chấp ở Châu á. Trung tâm đ-ợc tài trợ một cách rộng rãi bởi cộng đồng kinh doanh và bởi chính phủ Hồng Kơng nh-ng nó hoạt động hồn toàn độc lập và tự thu chi tài chính. Đứng đầu HKIAC là một Hội đồng gồm các doanh nhân và những ng-ời chuyên nghiệp của nhiều quốc gia khác nhau với sự đa dạng về kỹ năng và kinh nghiệm. Việc quản lý các hoạt động của HKIAC đ-ợc thực hiện bởi Hội đồng thông qua Tổng th- ký của trung tâm, ng-ời điều hành chính của nó.

Theo tố tụng của HIAC, tồ án trọng tài gồm có ba trọng tài viên. Mỗi bên sẽ chỉ định một trọng tài viên. HKIAC sẽ chỉ định trọng tài viên thứ ba, ng-ời này sẽ là chủ tịch toà án trọng tài. Tr-ờng hợp vụ kiện có nhiều hơn một bị đơn, tr-ớc hết, nguyên đơn lựa chọn một trọng tài của mình. Các bị đơn cùng chỉ định một trọng tài chung. Nếu các bị đơn khơng nhất trí về trọng tài chung của mình thì cả ba trọng tài viên sẽ do HIAC chỉ định.

Địa điểm tiến hành trọng tài là ở Hồng Kông, tại HKIAC hoặc một nơi nào khác ở Hồng Kông mà HKIAC chấp thuận. Theo sự thoả thuận của các

bên, HKIAC sẽ quyết định ngôn ngữ hoặc các ngôn ngữ sẽ sử dụng trong tố tụng.

Bất kỳ phán quyết hay một quyết định nào của toà án trọng tài đều đ-ợc đ-a ra theo đa số. Phán quyết trọng tài đ-ợc lập bằng văn bản và có giá trị ràng buộc các bên. Các bên phải thực hiện phán quyết không đ-ợc chậm trễ. Phán quyết trọng tài đ-ợc lập ở Hồng Kơng và có thể đem thi hành thơng qua toà án của phần lớn các quốc gia trên thế giới.

Qua nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của trọng tài nh- trên, chúng ta có thể nhận thấy một số đặc điểm chung về tổ chức và hoạt động của một số trọng tài th-ơng mại ở n-ớc ngoài nh- sau:

Về tổ chức

Nhìn chung, các tổ chức trọng tài th-ơng mại quốc tế th-ờng đ-ợc tổ chức theo hai hình thức chủ yếu: Tổ chức trọng tài th-ơng mại quốc tế th-ờng trực (Trọng tài quy chế) và tổ chức trọng tài th-ơng mại theo vụ việc (Trọng tài Ad-hoc). Tuy nhiên, dù đ-ợc tổ chức d-ới hình thức nào thì xét về tính chất, các trọng tài th-ơng mại trên thế giới đều có những đặc điểm chung là:

Thứ nhất, đều tồn tại với t- cách phi Chính phủ. Những trọng tài này

đ-ợc thành lập trên cơ sở tự nguyện tham gia của các trọng tài viên, theo qui định của pháp luật. Các trọng tài đều áp dụng nguyên tắc tự trang trải, lấy thu bù chi. Các nguồn thu chủ yếu của trọng tài là tiền thù lao cho trọng tài viên, các khoản phí và lệ phí, tiền thu từ hoạt động dịch vụ hỗ trợ trọng tài, chẳng hạn dịch vụ thông tin, giám định...

Thứ hai, cơ cấu tổ chức trọng tài nói chung rất gọn nhẹ và linh hoạt.

Hoạt động của trọng tài chủ yếu dựa trên nguyên tắc tự quản đ-ợc thực hiện thông qua trọng tài viên.

Về hoạt động

Thứ nhất, số l-ợng trọng tài viên th-ờng là số lẻ. Trọng tài viên phải

độc lập với tất cả các bên, không thể làm t- vấn pháp lý cho bất kỳ bên nào. Các Uỷ ban trọng tài chỉ là nơi tiến hành giải quyết vụ tranh chấp một cách trực tiếp. Còn trọng tài nói chung đ-ợc coi nh- là một cơng cụ trong th-ơng mại quốc tế có hiệu lực, trợ giúp cho việc thực hiện hợp đồng. Uỷ ban trọng tài giải quyết vụ tranh chấp trong phạm vi những vấn đề do các bên thoả thuận đ-a ra trong đơn yêu cầu.

Thứ hai, hành vi tố tụng của Uỷ ban trọng tài chỉ có thể có khi có đơn

yêu cầu gửi đến tổ chức trọng tài. Trong đơn yêu cầu, các bên phải viện dẫn một qui định nào đó làm cơ sở pháp lý để thành lập Uỷ ban trọng tài.

Thứ ba, việc lựa chọn hệ thống trọng tài để giải quyết tranh chấp th-ờng

đ-ợc qui định cụ thể trong hợp đồng giữa các bên hữu quan. Việc lựa chọn này đ-ợc tiến hành tự do và các bên đều có quyền ngang nhau trong việc lựa chọn. Theo đó, nếu khơng có sự thoả thuận của các bên thì sẽ có thể có nhiều hệ thống luật đ-ợc áp dụng (có thể là luật nơi giao kết hợp đồng, luật nơi thực hiện hợp đồng...). Thông th-ờng, việc áp dụng luật nào sẽ do Uỷ ban trọng tài quyết định.

Thứ t-, hoạt động của Uỷ ban trọng tài phải đ-ợc thực hiện nh- thế nào

đó để các bên trong thời gian nhất định trình bày đ-ợc lý do tranh tụng và bản giải trình kèm theo, đảm bảo quyền tranh tụng, đề xuất chứng cứ và quyền trình bày của các bên. Quá trình tố tụng tr-ớc Uỷ ban trọng tài phải đảm bảo 3 nguyên tắc sau:

- Đảm bảo cho các bên quyền tự quyết, tạo đủ điều kiện cho các bên có thể quyết định việc lựa chọn quy tắc trọng tài;

- Đảm bảo cho các bên có quyền tranh tụng tự do; đ-ợc trình bày quan điểm, đ-ợc nghe xét xử...

- Đảm bảo cho các bên có quyền bình đẳng trong xét xử và bình đẳng tr-ớc pháp luật.

Thứ năm, các bên có thể lựa chọn địa điểm nhóm họp của Uỷ ban trọng

tài. Địa điểm này có thể đ-ợc lựa chọn ở bất kỳ đâu và vào bất kỳ thời gian nào tr-ớc khi quá trình tố tụng tại Uỷ ban trọng tài bắt đầu. Trên thực tế, các bên th-ờng chọn trọng tài của n-ớc khơng liên quan tới bên nào và có tính đến vị trí trọng tài, các phí trọng tài...

Thứ sáu, hiệu quả của quá trình tố tụng tại Uỷ ban trọng tài ít nhiều phụ

thuộc vào sự trợ giúp của Toà án t- pháp, từ khi bắt đầu quá trình giải quyết tranh chấp tại trọng tài cho đến khi thực hiện Quyết định của trọng tài. Toà án t- pháp có thể trợ giúp cho q trình giải quyết tranh chấp tại Uỷ ban trọng tài Ad-hoc nh- giám định, lấy chứng cứ...

Kết thúc hoạt động giải quyết tranh chấp tại Uỷ ban trọng tài là việc trọng tài ra một quyết định và quyết định này theo luật các n-ớc, thông th-ờng sẽ là quyết định cuối cùng. Luật các n-ớc đều cơng nhận tính chung thẩm và bắt buộc của phán quyết đối với các bên. Quyết định này phải tuyên bằng văn bản, đ-ợc thơng qua bởi sự nhất trí của đa số trọng tài viên hoặc quyết định của chủ tịch nếu khơng đạt đ-ợc sự nhất trí giữa các bên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về giải quyết tranh chấp đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng trọng tài (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)