Một số phương pháp dạy học tích cực thường được tổ chức trong dạy học phát

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chương chất khí vật lý 10 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh (Trang 31 - 36)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Một số phương pháp dạy học tích cực thường được tổ chức trong dạy học phát

phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS

1.3.1. Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề:

 Khái niệm:

- Theo Ô kôn: Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề dưới dạng chung nhất là toàn bộ các hành động như tổ chức các tình huống có vấn đề, phát hiện và biểu đạt (nêu ra) các vấn đề (tập cho HS quen dần để tự làm lấy công việc này), chú ý giúp đỡ cho HS những điều cần thiết để giải quyết vấn đề, kiểm tra các cách giải quyết

GQVĐ tương tự GQVĐ tương tự. GQVĐ tương tự khi có sự hướng dẫn của GV GQVĐ tương tự theo nhận xét chung của nhóm GQVĐ tương tự

27

đó và cuối cùng lãnh đạo quá trình hệ thống hóa và củng cố các kiến thức đã tiếp thu được [dẫn theo 11].

Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là kiểu dạy học dạy HS thói quen tìm tòi giải quyết vấn đề theo cách của các nhà khoa học, không những tạo nhu cầu, hứng thú học tập, giúp HS chiếm lĩnh được kiến thức, mà còn phát triển được năng lực sáng tạo của HS. Tiến trình xây dựng kiến thức theo kiểu dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong môn Vật lí được thực hiện như sau:

Hình 1.1: Sơ đồ khái quát của tiến trình xây dựng kiến thức theo kiểu dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

1. Làm nảy sinh VĐ cần giải quyết

Dựa vào kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày của học sinh (qua quan sát tự nhiên, qua lao động sản xuất...) hoặc từ kiến thức đã học, hoặc dựa vào thí nghiệm, giáo viên làm xuất hiện vấn đề cần nghiên cứu.

2. Phát biểu VĐ cần giải quyết và nêu giả thuyết.

1. Làm nảy sinh VĐ cần giải quyết từ tình huống (điều kiện) xuất phát: từ kiến thức cũ, kinh nghiệm, TN, bài tập, truyện kể lịch sử….

2. phát biểu VĐ cần giải quyết (câu hỏi) và đưa ra giả thuyết (dự đoán câu trả lời)

3. Giải quyết VĐ

- Suy đoán gỉai pháp GQVĐ: nhờ khảp sát lý thuyết hoặc khảo sát thực nghiệm - Thực hiện giải pháp đã suy đoán

4. Rút ra kết luận (kiến thức mới )

28

Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích hiện tượng, nắm được vấn đề, phát biểu vấn đề cần nghiên cứu, đề đưa ra giả thuyết, tiến hành đàm thoại để chọn lọc giả thuyết phù hợp và loại bỏ những giả thuyết không có căn cứ.

3. Giải quyết VĐ

Giáo viên hướng dẫn để HS tìm được giải pháp và thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề. HS phải sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, đồng thời thực hiện các thao tác tác tư duy phân tích, so sánh, suy luận để tìm được lời giải bằng suy luận lý thuyết (dựa vào các định luật, các quy tắc, các khái niệm đã học) hoặc bằng thực nghiệm để kiểm tra giả thuyết. Giáo viên cho học sinh đàm thoại tìm ra phương án thí nghiệm, xây dựng kế hoạch thí nghiệm, thực hiện thí nghiệm theo kế hoạch đã vạch ra, ghi lại các hiện tượng chính, các số liệu đo được.

4. Rút ra kết luận.

Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét, phân tích kết quả thu được và rút ra kết luận tương ứng với kiến thức cần hình thành. Giáo viên tổng kết và khẳng định kiến thức mới.

5. Vận dụng kiến thức mới để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra tiếp theo.

Giáo viên hướng dẫn, tổ chức cho HS vận dụng kiến thức mới vào thực tế hoặc làm xuất hiện những vấn đề mới cần tiếp tục giải quyết.

Đặc trưng cơ bản của tiến trình dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học Vật lí là thường sử dụng các thí nghiệm ở các giai đoạn khác nhau của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.

Thí dụ:

Khi dạy bài Định luật Boyle-Mariotte, GV phát cho mỗi bàn một xylanh y tế và yêu cầu các em lấy ngón tay bít đầu dưới của xilanh rồi từ từ đẩy pít tông xuống hoặc kéo pít tông lên. GV yêu cầu HS nhận xét và nêu ra câu hỏi.

GV tiếp tục cho HS đưa ra các câu trả lời (có tính dự đoán).

Cuối cùng GV hướng dẫn HS đưa ra phương án TN, làm TN để rút ra nội dung của định luật.

29

1.3.2. Dạy học theo trạm

 Khái niệm:

Dạy học theo trạm hay còn gọi là dạy học theo góc ( thuật ngữ được sử dụng trong tiếng anh là Working with areas hay Working in corners) là một kiểu tổ chức dạy học dựa trên kiểu làm việc tại các trạm. Ngoài mục tiêu truyền đạy kiến thức, dạy học theo trạm còn kích thích hứng thú, say mê nghiên cứu, rèn luyện NL GQVĐ phức hợp, gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, rèn luyện NL cộng tác theo nhóm với những nhiệm vụ độc lập khác nhau tại các vị trí xác định trong hoặc ngoài không gian lớp học.

Dạy học theo trạm là một kiểu dạy học mở, trong đó căn cứ vào yêu cầu về kiến thức và kĩ năng của bài học, GV có thể tổ chức cho HS hoạt động học tự lực tại các vị trí trong không gian lớp học, để giả quyết các nhiệm vụ học tập. Hệ thôang các trạm thường thiết kế, bố trí theo một vòng tròn khép kín trong không gian lớp học có các tài nguyên học tập cần thiết mà HS sẽ sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ tương ứng trong quá trình học tập theo trạm.

Quy trình thực hiện

GV cần phải tiến hành theo các bước sau:

- Bước 1: Thống nhất nội quy học tập theo trạm

GV giới thiệu nội dung học tập ở các trạm, số lượng các trạm. Giới thiệu phiếu học tập – phiếu hỗ trợ và cách làm việc trên phiếu học tập.v.v.

- Bước 2: Chia nhóm

Đây là công việc đơn giản nhưng lại rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của quá trình học tập. Tuỳ thuộc vào mức độ khó – dễ, của kiến thức , thời gian, mà GV có thể cho HS tự chia nhóm theo sở thích hoặc GV tự chia nhóm để việc học được thuận lợi và tránh mất nhiều thời gian.

- Bước 3: HS có thể làm việc cá nhân, theo cặp hay theo nhóm tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ học tập ở mỗi trạm. Bước này GV quan sát và trợ giúp cho HS khi gặp phải khó khăn trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ học tập.

30

Sau khi các nhóm đã hoàn thành nhiệm vụ các trạm theo thời gian quy định, từng nhóm cử đại diện trình bày kết quả trạm cuối cùng mà nhóm vừa hoàn thành trước lớp. Thứ tự trình bài là bắt đầu từ trạm 1, các trạm còn dư lại sẽ lấy tinh thần xung phong của các nhóm lên báo cáo kết quả. Sau khi một nhóm lên trình bày kết quả ở từng trạm hoàn thành, các nhóm còn lại nhẫn xét, đánh giá kết quả của nhóm vừa báo cáo.

Khi các nhóm đã báo cáo xong, GV trình chiếu đáp án cho từng trạm, các nhóm trao đổi phiếu học tập cho nhau để đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của các nhóm ở từng trạm, trên cơ sở đó các đánh giá – cho điểm các nhóm khác đối với hai tiêu chí: đánh giá tích cực của nhóm và đánh giá phiếu học tập.

1.4. Quy trình tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh

- Bước 1. Giáo viên giới thiệu khái quát về năng lực GQVĐ: Giáo viên giới thiệu khái quát cấu trúc năng lực GQVĐ và 16 chỉ số hành vi cần đạt để học sinh chủ động nắm bắt trước. Đây là phần định hướng cho HS khi bước vào quá trình phát triển năng lực GQVĐ.

- Bước 2. Giáo viên hướng dẫn học sinh trải nghiệm hoạt động GQVĐ: Giáo viên phân tích nội dung bài học,xác định các đơn vị kiến thức có thể xây dựng thành các công cụ như câu hỏi, bài tập, bài tập tình huống, bài toán nhận thức, dự án học tập, sơ đồ... kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực hướng dẫn học sinh hoạt động GQVĐ. Giáo viên giới thiệu các hoạt động GQVĐ cho học sinh thông qua các bài tập, bài tập tình huống, bài toán nhận thức... đã xây dựng được. HS xác định yêu cầu của hoạt động GQVĐ.

- Bước 3. Học sinh lập kế hoạch và thực hiện giải pháp GQVĐ: học sinh thảo luận, tiến hành hoạt động GQVĐ theo các bước ở sơ đồ 1.

31

- Bước 4. Đánh giá hoạt động GQVĐ và phát triển năng lực: Giáo viên và học sinh đánh giá hoạt động GQVĐ của học sinh theo tiêu chí sau mỗi lần học sinh hoạt động, phân tích điểm đạt được và chưa đạt được trong quá trình GVQĐ trên cơ sở đánh giá việc rèn luyện các kỹ năng GQVĐ với mục đích vừa phản hồi thông tin để điều chỉnh thao tác, vừa cho học sinh thấy được sự tiến bộ của mình trong việc sử dụng các kỹ năng, để có động lực thúc đẩy việc học và phát triển năng lực.

Một phần của tài liệu Tổ chức dạy học chương chất khí vật lý 10 theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)