8. Cấu trúc luận văn
1.5. Điều tra thực trạng việc dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn
1.5.5. Đánh giá kết quả điều tra
Dựa trên kết quả thu thập được, tôi đưa ra một số nhận định như sau :
Về phía GV 0 10 20 30 40 50 Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 46.7 40 13.3 Mức độ cần thiết của việc dạy
học phát triển NL GQVĐ 0 20 40 60 80 100 Có Không 86.7 13.3
Dạy học bằng phương phát phát triển NL GQVĐ có hiệu quả
không ? 0 20 40 60 Đánh giá khả năng tiép thu của HS và trình độ tư duy Định hướng cho HS kiến thức mới và vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Kiểm tra đánh giá kết quả 53.3
20 26.7
35
Hình 1.3. Biểu đồ thể hiện phần trăm câu trả lời của GV
Nhận xét:
Đa số GV đều nhận định rằng việc bồi dưỡng, phát triển NL GQVĐ cho HS là rất quang trọng (% 46,7 cho rằng rất cần thiết, 40% cho rằng cần thiết và 13.33% nghĩ rằng không cần thiết vì cần tập trung cải thiện các NL khác). Bên cạnh đó một số GV còn tăng cường sử dụng phương pháp dạy học phát triển NL cho HS (33% GV thường xuyên áp dụng PP này và 67% GV thỉnh thoảng). Theo như số liệu tôi thấy rằng việc dạy học phát triển NL GQVĐ có mang lại nhiều ý nghĩa có 53,33% GV cho rằng PP này đánh giá khả năng tiếp thu của HS; 13,33% GV cho rằng PP này định hướng cho HS kiến thức mới và 26,67% GV còn lại dùng PP này để kiểm tra và đánh giá kết quả. Trong quá trình dạy học thì GV cũng rất chú ý đến các PP dạy học phát triển NL mặc khác thì một số GV chỉ thỉnh thoảng hoặc khi có người dự giờ mới chú ý đến. Nhưng hầu hết GV khẳng định rằng việc dạy học theo phương pháp này mang lại hiệu quả cao trong dạy học (86,67% đồng ý). Về phía HS thì GV nhận xét rằng các em vẫn chưa chủ động trong việc vận dụng tốt các kiến thức đó vào giải thích các sự vật hiện tượng (chỉ có 20% HS thường xuyên; 66,67% HS thỉnh thoảng và 13,33% HS là không bao giờ). Chính vì thế khi trao đổi và khảo sát với GV thì đa số GV đánh giá các NL thành tố của HS đều ở mức trung bình hoặc khá.
Về phía HS: 0 10 20 30 40 50 60 70 Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ 33.3 66.7 0 Mức độ sử dụng PP dạy học phát triển NL GQVĐ 0 50 100 Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ 20 66.7 13.3 Mức độ vận dụng kiến thức vào
giải thích các sư vật hiện tượng của HS
36
Hình 1.4. Biểu đồ thể hiện phần trăm câu trả lời của học sinh
Nhận xét: 0 10 20 30 40 50 Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 28.57 50 21.43
Mức độ cần thiết của việc bồi dưỡng và phát triển NL GQVĐ 0 10 20 30 40 50 60 70 Rất thích Bình thường Không thích 9.52 64.28 26.2
Thái độ HS khi đứng trước tình huống có VĐ 0 10 20 30 40 50 60 Hiểu và nắm chắc
nội dung cơ bản hợp về thế giới xung Có kiến thức tông quanh Dễ vận dụng giải quyết vấn đề trong thực tiễn 59.52 16.67 23.81
Ý nghĩa của việc dạy hoc bằng PP phát triển NL GQVĐ
0 10 20 30 40 50 60 70 Thường xuyên Thỉnh thoảng Không 16.67 61.9 3.5 Mức độ vận dụng PP dạy học phát triển NL GQVĐ của GV 0 10 20 30 40 50 60 Suy nghĩ tìm ra đáp án Họp nhóm tìm ra đáp án Chờ thầy cô,bạn bè gỉai đáp 28.57 52.38 19.05
Giải quyết như thế nào khi đứng trước tình huống có VĐ
37
Đa số HS cũng đều cho răng việc bồi dưỡng, phát triển NL GQVĐ cho các em là tương đối quang trọng (28,57% cho rằng PP này cần thiết; 50%cho rằng cần thiết và 21,43% còn lại cho rằng PP này không cần thiết ). Ngoài ra việc nhận định ý nghĩa của việc dạy học theo hướng phát triển NL GQVĐ được HS cho rằng (59,52% HS hiểu và nắm chắc nội dung cơ bản của bài học; 16,67% HS cho rằng có kiến thức tổng hợp về thế giới xung quanh và 23,81% cho rằng PP này dễ vận dụng để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn). Theo như khảo sát, tôi thấy rằng phần lớn HS vẫn chưa thật sự thích các tình huống dạy học có VĐ ( 14,28% là thích; 59,52% HS cảm thấy bình thường và 26,20% HS còn lại cảm thấy không thích các tình huống dạy học có vấn đề). Chính vì thế, khi đứng trước một tình huống có VĐ thì 28,57% HS sẽ suy nghĩ, sử dụg và tìm kiếm kiến thức đã biết để tìm ra đáp án; 52,38% HS sẽ tiến hành họp nhóm và cùng nhau tìm ra đáp án .Do một số GV thì thường xuyên áp dụng PP dạy học này; một số khác chỉ thỉnh thoảng hoặc chỉ khi có người dự giờ mới chú ý đến việc rèn luyện NL GQVĐ. Do đó khi trao đổi thì đa số HS đếu nhận định mình nằm ở mức trung bình khá.
1.5.6. Một số thuận lợi, khó khăn trong dạy học theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề ở trường THPT hiện nay
1.5.6.1. Thuận lợi
Việc dạy học theo PP phát triển NL GQVĐ cho HS không phải là một vấn đề mới tuy nhiên việc áp dụng PP này mang lại những thuận lợi sau đây:
Linh hoạt cho tất cả các đối tượng học sinh, bất kể nền tảng kiến thức hoặc trình độ hiểu biết
Học sinh được chuẩn bị các kỹ năng cần thiết để thành công khi trưởng thành
Học sinh học các kĩ năng để học tập tốt hơn và chịu trách nhiệm về quá trình học tập của mình
Học sinh được khuyến khích để phát triển mọi mặt, phát hiện và phát triển thế mạnh của bản thân
Học sinh được thỏa sức sáng tạo, từ đó khai thác hết những tiềm lực của học sinh
1.5.6.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh còn gặp phải những khó khăn sau:
Khó khăn trong cách tiếp cận vấn đề:
Ở nhiều thầy, cô giáo do ảnh hưởng cách đào tạo trước đây ở các trường đại học đó là phương pháp lấy người thầy làm trung tâm, học sinh là người nhận kiến
38
thức thụ động, áp đặt. Vì thế, để nhanh chóng thay đổi họ theo chiều hướng mới cần có thời gian nhất định.
Nhiều giáo viên chỉ thực hiện đổi mới theo hình thức, mang tính chất đối phó. Ðiều này chỉ được khắc phục khi có giáo viên dự giờ, thao giảng hoặc tham gia các hội thi.
Nhiều cán bộ quản lý, giáo viên còn mơ hồ, lúng túng, không hiểu những phương pháp dạy học hiện đại, phát triển năng lực học sinh.
39
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương này, tôi đã thực hiện được các công việc sau:
- Nghiên cứu lý luận về NL GQVĐ của HS trong DHVL:
+ Làm rõ được các khái niệm như: “ Năng lực”, “ Có vấn đề”, “Tình huống có vấn đề”, “Giải quyết vấn đề” và “Năng lực giải quyết vấn đề”;
+ Nêu lên được các biểu hiện của NL GQVĐ, xây dựng được cấu trúc NL GQVĐ; + Đưa ra được một số biện pháp nhằm phát triển NL GQVĐ của HS;
+ Xác định được các tiêu chí phân chia các mức độ biểu hiện hành vi của NL GQVĐ, xây dựng được thang đánh giá NL GQVĐ và tìm hiểu một số phương pháp, công cụ đánh giá NL GQVĐ.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về một số phương pháp dạy học tích cực thường được tổ chức trong dạy học vật lý:
+ Xác định được phương pháp dạy học GQVD + Xác định được phương pháp dạy học theo trạm
- Nghiên cứu về quy trình tổ chức dạy học theo hướng phát triển NL GQVĐ
- Nghiên cứu về thực trạng của việc tổ chức dạy học theo hướng phát triển NL GQVĐ ở các trường THPT hiện nay.
Trên cơ sở đó, tôi tiếp tục nghiên cứu và vận dụng vào thiết kế tiến trình DH của một số bài học cụ thể trong chương “Chất khí” – Vật lý 10 với mục đích nhằm phát triển NL GQVĐ của HS
40
CHƯƠNG II :TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN
ĐỀ CHO HỌC SINH
2.1. Cấu trúc và đặc điểm nội dung chương “Chất khí” Vật lý 10 THPT
2.1.1. Cấu trúc chương trình – nội dung chương “Chất khí”
Trong chương trình vật lý 10 THPT hiện hành, nội dung của chương “Chất khí” bao gồm 4 bài học và được phân phối dạy trong 7 tiết ( 5 tiết lý thuyết + 1 tiết bài tập + 1 tiết kiểm tra) với các nội dung chính như sau ( Bảng 2.1):
Bảng 2.1. Cấu trúc nội dung của chương “Chất khí” – Vật lý 10 hiện hành
CHƯƠNG BÀI NỘI DUNG
CHƯƠNG V: CHẤT KHÍ ( 7 tiết)
Bài 28: Câu tạo chất. Thuyết động học phân tử chất khí ( 1 tiết) Cấu tạo chất Thuyết động học phân tử chất khí Bài 29: Qúa trình đẳng nhiệt. Định luật Bôilơ – Mariot. ( 1 tiết)
Trạng thái và qúa trình biến đổi trạng thái Quá trình đẳng nhiệt Đinh luật Bôilow – Mariot Đường đẳng nhiệt Bài 30: Qúa trình đẳng tích. Định luật Sác -Lơ Quá trình đẳng tích Định luật Sác-lơ Đường đẳng tích Bài 31: Phương trình trạng thái khí lý tưởng (2 tiết) Khí thực và khí lý tưởng Phương trình trạng thái của khí lý tưởng Qúa trình đẳng áp Độ không tuyệt đối Tổng kết chương V + Bài tập (1 tiết)
Kiểm tra 1 tiết
Theo cấu trúc của chương “ Chất khí” trong SGK vật lý 10 hiện hành, trước tiên sẽ tìm hiểu về thuyết cấu tạo chất , sau đó đi sau nghiên cứu về chất khí cụ thể là tìm hiểu về thuyết động học phân tử chất khí và khái niệm của khí lý tưởng. Tiếp
41
đến là tìm hiểu về trạng thái và quá trình biến đổi trạng thái của một khối khí, các đẳng qúa trình và các định luật thưc nghiệm tương ứng, cụ thể là tìm hiểu cách xây dựng hai định luật Bôi lơ – Mariot và Sác- lơ . Sau đó sử dụng hai định luật trên, Tiến hành suy luận lý thuyết để thiết lập phương trình trạng thái của khí lý tưởng, cuối cùng dùng phương trình trạng thái cảu khí lý tưởng để tìm ra định luật Gay- luy- xác.
Thực tế, ba định luật chất khí đều được phát hiện bằng thực nghiệm ( Bôilơ – Mariot và năm 1662, Sác-lơ vào năm 1787, Gay – luy-xác và năm 1802). Sử dụng bất khí hai trong ba định luật này sẽ tìm ra phương trình trạng thái khí lý tưởng và ngược lại từ phương trình trạng thái có thể suy ra ba định luật chất khí, các nội dung kiến thức này có liên hệ chặt chẽ với nhau. Do đó, logic hình thành kiến thức chương “Chất khí” – Vật lý 10 có thể được mô tả như sơ đồ 2.1 dưới đây.
42
Sơ đồ 2.1 : Logic hình thành kiến thức của chương “ Chất khí” – Vật Lí 10
2.1.2. Đặc điểm kiến thức của chương “Chất khí” 2.1.2.1. Vị trí, vai trò của chương 2.1.2.1. Vị trí, vai trò của chương
CHƯƠNG V : CHẤT KHÍ
Chất rắn Cấu tạo chất Chất lỏng
Mô hình khí lí tưởng Chất khí
Thuyết động học phân tử chất khí
Trạng thái và quá trình biến đổi trạng thái Các định luật chất khí
Quá trình đẳng nhiệt Định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt
T không đổi, p.V= const Đường đẳng nhiệt
Phương trình trạng thái của khí lí tưởng
𝑝𝑉 𝑇 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡 Khí thực Quá trình đẳng tích Định luật Sác-lơ V không đổi, 𝑝 𝑇 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡 Đường đẳng tích Quá trình đẳng áp Định luật Gay Luy-xác P không đổi, 𝑉
𝑇 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡
43
Nội dung chương trình vật lý 10 THPT hiện nay gồn 2 phần lớn theo thứ tự là “ cơ học” và “ nhiệt học”. Chương “chất khí” là chương thứ 5 của chương trình và là chương mở đầu của phần “Nhiệt học”. Những kiến thức về chất khí đã được đề cập đến ở chương trình Vật lý THCS ( lớp 6 và lớp 8) song phần lớn là định tính. Đến lớp 10, trên cơ sở kế thừa những kiến thức ấy , HS được học hệ thống kiến thức về chất khí hoàn thiện hơn, có cấu trúc chặt chẽ hơn.
Nội dung của chương “Chất Khí” dề cập đến một số vấn đề như: thuyết cấu tạ chất; chuyển động học phân tử chất khí; các đẳng quá trình ( đẳng nhiệt, đẳng áp , đẳng tích) đối với khí lý tưởng và các định luật thực nghiệm tương ứng (Bôi-lơ – Ma- ri- ôt, Sác- lơ, Gay- luysac); phương trình trạng thái khí lý tưởng. Đây là những kiến thức nền tảng của phần “Nhiệt học” mà HS cần lĩnh hội để tiếp tục tìm hiểu các nội dung tiếp theo của chương trình Vật lý phổ thông.
Qua kiến thức chương này, HS sẽ có được một cái nhìn tổng quan về thế giới vi mô vật chất, tạo một bước chuyển mới trong hoạt động nhận thức, trong sự hình thành và phát triển thế giới quan khoa học cảu HS. Kiến thức về chất khí luôn gắn liền với cuộc sống , từ đó hình thành được thế giới quan duy vật biện chứng, niềm tin vào khoa học, có được quan niệm đúng đắn về thế giới tự nhiên, hiểu được sự tồn tại về thế giới vật chất và quy luật của sự vận động. Vận dung kiến thức cảu chướng sẽ giúp HS giải thích được nhiều hiền tượng thực tế cũng như giải quyết được các bài toán thực tiễn đặc ra có liên quan đến kiến thức về chất khí.
2.1.2.2. Mục tiêu dạy học của chương
Bảng 2.2. Mục tiêu dạy học chương “Chất khí”
Chủ đề Kiến thức Kĩ năng Thái độ
a) a) Thuyết động học phân tử chất khí b) b) Các quá trình đẳng nhiệt, đẳng tích, đẳng áp đối với khí lý tưởng c) c) Phương trình trạng thái của khí lý tưởng - - Phát biểu được nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí - - Nêu được đặc điểm của khí lý tưởng - - Phát biểu các định luật Bôi-lơ – Mariot, Sác-lơ. - - Nêu được nhiệt
độ tuyệt đối là gì.
- - Vận dụng được phương trình trạng thái của khí lý tưởng.
- - Vẽ được đường đẳng nhiệt, đẳng tích, đẳng áp trong các hệ toạ độ (p, V); (p, T); (V, T). - - Hứng thú học tập, tham gia xây dựng bài học, đưa ra được các dự đoán, giải pháp để giải quyết nhiệm vụ được giao. -Có tinh thần hợp tác , trách nhiệm trong các hoạt động nhóm.
44 - - Nêu được các thông số p, V, T xác định trạng thái của một lượng khí. - - Viết được phương trình trạng thái của khí lý tưởng: 𝑝𝑉 𝑇 = hằng số
Trên đây là những mục tiêu tối thiểu cần đạt được cho mọi đối tượng HS. Ngoài ra, theo định hướng phát triển NL GQVĐ của HS thông qua tổ chức DH chương “Chất khí”, các tiến trình DH được thiết kế còn nhằm mục tiêu:
- Rèn luyện và phát triển được tất cả các thành tố của NL GQVĐ (phân tích tình huống, phát triển VĐ và phát biểu VĐ cần giải quyết; đề xuất và lựa chọn giải pháp GQVĐ; lập kế hoạch và thực hiện giải pháp; đánh giá, hoàn thiện quá trình GQVĐ và đưa ra khả năng áp dụng kết quả thu được trong việc GQVĐ tương tự) của HS.
2.2. Thiết kế tiến trình dạy học và giáo án một số bài dạy học chương “Chất khí” theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh khí” theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
2.2.1. Bài 28. Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử chất khí
TIẾT 47-BÀI 28 : CẤU TẠO CHẤT - THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ
I. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức
Trình bày được các nội dung về cấu tạo chất đã học ở lớp 8.
Trình bày được các nội dung cơ bản về thuyết động học phân tử chất khí. Trình bày được định nghĩa của khí lý tưởng.
So sánh được các thể rắn, lỏng và khí về các mặt: loại nguyên tử, phân tử; lực tương tác nguyên tử, phân tử.
45
Vận dụng được các đặc điểm về khỏang cách giữa các phân tử, về chuyển động phân tử, tương tác phân tử, để giải thích các đặc điểm về thể tích và hình dạng của vật chất ở thể khí, thể lỏng, thể rắn.