CHƯƠNG III : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
‒ Sử dụng phương pháp chuyên gia
‒ Phạm vị khảo sát: khảo sát ý kiến của 15 GV các trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
83
Dựa vào các số liệu thu thập được, tôi sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý, so sánh và đánh giá sự phát triển NL GQVĐ của HS thông qua GV, từ đó rút ra kết luận về tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài
3.3.1. Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm
Để xử lý đánh giá NL GQVĐ của HS sau khi khảo sát đánh giá của GV tôi tiến hành tổng hợp các lựa chọn của GV thành bảng 3.1 dưới đây và tiến hành đánh giá.
3.3.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm
Đánh giá kế hoạch giảng dạy chương “Chất khí” – Vật lý 10 theo hướng phát triển NL GQVĐ cho HS :
Bảng 3.1. Kết quả thu được về khảo sát thực nghiệm Kế hoạch giảng dạy
STT NỘI DUNG Đánh giá Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5
I. TIÊU CHÍ XÂY DỰNG CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG BÀI DẠY
1.
TC1. Tình huống/câu hỏi/nhiệm vụ
mở đầu gần gũi với kinh nghiệm sống của học sinh và chỉ có thể được giải quyết một phần hoặc phỏng đoán được kết quả nhưng chưa lí giải được đầy đủ bằng kiến thức/kĩ năng đã có
0 0 3 7 5
2.
TC2. Tình huống/câu hỏi/nhiệm vụ
mở đầu đặt ra được vấn đề/câu hỏi chính của bài học
0 0 3 8 4
3.
TC3. Kiến thức mới được thể hiện
trong kênh chữ/kênh hình/kênh tiếng; có câu hỏi/lệnh cụ thể cho học sinh hoạt động để tiếp thu kiến thức mới và giải quyết được đầy đủ tình huống/câu hỏi/nhiệm vụ mở đầu.
0 2 4 8 1
4.
TC4. Vấn đề cần giải quyết đưa học
sinh vào hoạt động tìm tòi và khám phá.
2 1 3 6 3
5.
TC5. Hình thức tổ chức vấn đề lôi
cuốn học sinh vào hoạt động nhóm tích cực
84