Kết quả phòng bệnh bằng sát trùng cho đàn lợn

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại ngô thị hồng gấm lương sơn hòa bình (Trang 53)

Từ kết quả bảng 4.6 có thể thấy việc vệ sinh, sát trùng hàng ngày luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên hàng ngày. Theo quy định của trại việc vệ sinh chuồng, phun sát trùng, phun thuốc ruồi, rắc vơi chuồng, đánh chuột sẽ được thực hiện định kì theo các tuần và trong thời gian thực tập tại trại em đã thực hiện được. Phun sát trùng xung quanh chuồng trại, được phun định kỳ 3 lần/tuần, rắc vôi thường xuyên 6 lần/tuần, đánh chuột 1 lần vào cuối tuần. Qua đó, em đã biết được các bước và quy trình vệ sinh, sát trùng trong chăn nuôi như thế nào cho hợp lý nhằm hạn chế được dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật ni.

4.4.2. Kết quả phịng bệnh bằng thuốc

Đối với lợn con tiêm Fe + B12, ngồi ra cịn cho lợn con uống amox và diacoxin 5% để phòng bệnh tiêu chảy và bệnh cầu trùng. Trong quá trình thực

tập, chúng em đã học hỏi và cùng tham gia với các kỹ sư, tổ trưởng của trại thực hiện các biện pháp phòng bệnh trên.

Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn được thể hiện qua bảng 4.7:

Bảng 4.7. Kết quả phịng bệnh bằng th́c cho đàn lợn con

Tên bệnh

Thiếu máu (tiêm Fe + B12) Tiêu chảy (uống)

Cầu trùng (uống)

Qua kết quả bảng 4.7 cho thấy: kết quả tổng quát về việc phòng bệnh cho đàn lợn con tại trại bằng thuốc. Trong 6 tháng thực tập, chúng em đã tiêm Fe + B12 cho 4221 lợn con được 1 ngày tuổi (đạt an tồn 100%) tiêm để phịng thiếu sắt cho lợn con. Nhỏ thuốc cầu trùng phòng trị cầu trùng và nâng cao sức đề kháng cho lợn, trực tiếp nhỏ thuốc thuốc cho 2278 lợn con (an toàn 100%), nhỏ thuốc phịng tiêu chảy 4210 lợn con (an tồn 100%).

4.4.3. Kết quả chẩn đốn và điều trị bệnh cho đàn lợn ni tại trại

Trong thời gian thực tập tại trại, qua theo dõi đàn lợn nái sinh sản, em thấy rằng lợn nái sau khi đẻ hay mắc nhất bệnh viêm tử cung và bệnh viêm vú, bại liệt sau đẻ, sót nhau. Lợn con thường mắc các bệnh như: tiêu chảy, viêm phổi, viêm khớp...

* Bệnh viêm tử cung

Bệnh xảy ra ở những thời gian khác nhau, nhưng thường nhiều nhất vào thời gian sau đẻ 1 - 3 ngày.

- Triệu chứng:

Sau khi đẻ 1 - 2 ngày nái ít ăn, sốt cao, thường sốt vào buổi chiều lúc 15 - 17 giờ, ở âm hộ chảy nước đục mùi hôi tanh.

- Điều trị:

+ Điều trị cục bộ: bơm rửa tử cung ngày 1 - 2 lần, mỗi lần 2 - 4 lít nước

sơi để nguội pha với thuốc tím 9% hoặc nước muối (1 g thuốc tím trong 1 lít nước, 9 g muối trong 1 lít nước).

+ Điều trị tồn thân: Tiêm thuốc kháng sinh: hitamox LA (tiêm 1 ml/10 kg thể trọng).

Thuốc hạ sốt: anagin C (20 ml/nái). Điều trị trong 3 ngày.

* Bệnh bại liệt sau đẻ

- Triệu chứng:

+ Lúc đầu lợn mẹ đi lại khó khăn, về sau khơng đứng lên được mà nằm bẹp 1 chỗ.

+ Bệnh thường kế phát với 1 số bệnh ở hệ tiêu hóa, hơ hấp như: Chướng bụng đầy hơi, viêm phế quản cấp.

+ Nếu bệnh kéo dài, con vật dễ bị loét từng mảng da phía tiếp xúc với nền chuồng.

- Điều trị:

+ Tăng cường thức ăn có bổ sung nguyên tố vi lượng nhất là canxi và photpho.

+ Dùng các loại dầu nóng xoa bóp mạnh 2 chân cho lợn mẹ. + Tiêm gluconat canxi 20ml/con/lần. Tiêm tĩnh mạch tai, tiêm liên tục

trong 3 ngày.

+ Tiêm vitamin B1 20ml/con/lần. Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da liên tục 3

- 5 ngày.

* Bệnh sót nhau

40 - 41oC trong vịng 1 - 2 ngày, cắn con, không cho con bú, niêm dịch chảy ra có màu đục, lẫn máu.

- Điều trị:

+ Cục bộ: Bơm rửa tử cung bằng dung dịch amoxcillin 50% và dung dịch nước muối sinh lý, ngày rửa 1 lần/ngày, mỗi lần 1,5 lít nước, liên tục 3 ngày.

+ Toàn thân: Tiêm oxytoxin cạnh âm hộ 2 ml/con/lần. Tiêm 3 ngày liên tục.

Tiêm anazine 20%: 1 ml/10 kgTT/1 lần/ngày. Tiêm bắp, tiêm liên tục 3 ngày.

Tiêm hitamox LA: 1ml/10 kgTT/1 lần/2 ngày. Tiêm bắp, tiêm 3 lần. * Bệnh viêm vú

- Triệu chứng:

Biếng ăn, vú sưng đỏ, cứng, viêm có mủ màu vàng xanh, sốt, niêm mạc mắt đỏ, vùng xung quanh tai và vùng tuyến vú đổi màu, da xanh.

Mô vú sưng, cứng.

- Điều trị

+ Cục bộ: Phong bế giảm đau bầu vú bằng cách chườm nước đá lạnh

+ Toàn thân: Tiêm anazine 20% (1ml/10kgTT/1lần/ngày).

+ Vệ sinh bầu vú, hai chân sau cho lợn hằng ngày bằng dung dịch sát trùng.

+ Bấm răng sữa cho lợn con mới sinh, nên cho lợn con bú sữa đầu và phân đều vú cho từng con trong đàn.

+ Tăng cường ăn uống đủ chất cho lợn mẹ trước và sau khi đẻ, nên giảm bớt chất đạm để hạn chế nguy cơ thừa sữa.

+ Khi lợn mẹ bị viêm vú, không nên cho lợn con bú ở những vùng bị viêm.

+Tiêm hitamox LA: (1ml/10kgTT/1lần/2ngày); (điều trị từ 3 - 5 ngày). * Bệnh viêm phổi

- Điều trị:

dexa: 1 ml/con. Tiêm bắp ngày/lần. Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.

* Bệnh tiêu chảy

- Triệu chứng:

Lợn con phân lỏng màu vàng, trắng xám sau đó màu xanh, mùi rất hơi tanh. Lợn con ỉa nhiều lần, phân bết dính ở hậu mơn, lợn con mắc bệnh gầy sút rất nhanh, ăn kém, lông xù, đi lại không vững, niêm mạc miệng nhợt nhạt, về sau dẫn đến chết. Bệnh thường kéo dài 3 - 7 ngày.

- Điều trị:

Tiêm ceftocif: 1 ml/con dưới da gốc tai. Điều trị trong 3 - 5 ngày liên tục.

* Bệnh viêm khớp

- Triệu chứng:

Lợn con đi khập khiễng từ 3 - 4 ngày tuổi, khớp chân sưng lên vào ngày 7 - 15 sau khi sinh nhưng tử vong thường xảy ra lúc 2 - 5 tuần tuổi. Thường thấy viêm khớp cổ chân, khớp háng và khớp bàn chân.

Lợn ăn ít, hơi sốt, chân lợn có hiện tượng q, đi đứng khó khăn, chỗ khớp viêm tấy đỏ, sưng, sờ nắn vào có phản xạ đau.

- Điều trị:

Tiêm pendistrep LA 1 ml/10 kg TT/1 ngày/1 lần, tiêm bắp hoặc dưới da. Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.

Bảng 4.8. Tình hình mắc bệnh và kết quả điều trị khỏi ở lợn nái sinh sản, lợn con con theo mẹ tại trại

Tên bệnh Viêm tử cung Viêm vú Bại liệt Sót nhau Tiêu chảy Viêm phổi Viêm khớp

Kết quả bảng 4.8 cho thấy: Trong tổng số 348 lợn nái em theo dõi trong thời gian vừa qua, có:

Viêm tử cung sau đẻ 17 lợn nái mắc (chiếm tỷ lệ 4,9%), số con điều trị khỏi 16 (chiếm tỷ lệ 94,11%).

Bệnh viêm vú 14 lợn nái mắc (chiếm tỷ lệ 4,02%), số con điều trị khỏi 13 (chiếm tỷ lệ 92,80).

Bại liệt sau đẻ có 6 nái mắc (chiếm 1,72%), số con điều trị khỏi là 4 nái (chiếm tỷ lệ 66,6%) bệnh này tỷ lệ điều trị thành cơng khơng cao là cịn do thể trạng nái sau đẻ quá yếu, qua q trình chăm sóc và điều trị khơng có tiến triển tốt, khơng có dấu hiệu bình phục nên đã dừng điều trị sau 1 tuần và sẽ bị thải loại.

Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002) [7] lợn nái bị viêm tử cung chiếm 30 -50%; theo kết quả công bố của Nguyễn Văn Thanh (2007) [23] lợn nái có tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ là 42,40%. Nguyễn Văn Thanh và cs. (2016) [24] cho biết: Tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ của lợn nái biến động từ 62,10 - 86,96 %. So sánh với kết quả nghiên cứu trên chúng em thấy rằng lợn nái trong trại Ngơ Thị Hồng Gấm có tỷ lệ viêm tử cung thấp hơn. Điều này có thể giải thích là do trại áp dụng tốt quy trình vệ sinh thú y và lợn nái ở trại chủ yếu đẻ bình thường.

Lợn con theo mẹ từ 1 đến 21 ngày tuổi là đối tượng mắc rất nhiều bệnh. Trong 4221 lợn con theo dõi có 1350 con mắc bệnh tiêu chảy (chiếm 31,90%) số con được điều trị khỏi là 1340 con, chiếm 99,20%.

Viêm phổi 178 lợn con mắc bệnh (chiếm 4,21%) sau điều trị khỏi 168 con, chiếm tỷ lệ 94,30%

Số lợn con mắc viêm khớp em theo dõi và điều trị khỏi là 45 con trên tổng số 50 con mắc bệnh( chiếm 1,18%), tỷ lệ khỏi chiếm tỷ lệ 90,00%.

Như vậy, bệnh phổ biến nhất ở trại là bệnh tiêu chảy, chiếm tỷ lệ cao 31,90%; tỷ lệ bệnh viêm phổi là 4,21%; viêm khớp chiếm 1,18%.

4.5. Kết quả các cơng tác khác

Ngồi việc ni dưỡng, chăm sóc, phịng và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản, lợn con theo mẹ và tiến hành thực hiện chuyên đề, em cịn tham gia một số cơng việc khác như: đỡ đẻ, mài nanh lợn con, bấm số tai lợn con, cắt đuôi lợn con, thiến lợn con, xuất bán lợn con, vắt sữa đầu của nái đang đẻ cho lợn con còi yếu uống. Và còn tham gia vào các hoạt động do trại tổ chức, tiến hành làm các công việc thu dọn phân loại rác thải, làm cỏ rau, cắt tỉa cây cảnh,....

* Trực và đỡ đẻ:

Đây là cơng việc có ý nghĩa rất quan trọng để đảm bảo tỷ lệ sống của lợn con và kịp thời can thiệp, hỗ trợ lợn mẹ trong trường hợp bất thường. Công tác trực, đỡ đẻ dựa vào việc theo dõi ngày đẻ dự kiến và quan sát những biểu hiện của lợn nái.

Dấu hiệu trước khi đẻ của lợn nái.

Trước đẻ: 10 ngày vú căng lên và cứng, âm hộ trương mỏng; 2 ngày, bầu vú cương cứng hơn và tiết ra chất lỏng trong; 12 - 24 giờ, nái bồn chồn, tuyến vú bắt đầu tiết sữa; 6 giờ, sữa tiết ra nhiều hơn qua 2 lỗ tia sữa; 2 - 4 giờ, các vú đều có sữa non phọt thành tia dài; 30 phút - 2 giờ, tăng nhịp thở, đúng nằm không yên; 15 - 30 phút, âm hộ tiết ra dịch nhờn màu hồng lẫn phân su; 5 phút, nái nằm nghiêng 1 bên, hơi thở đứt quãng, ép bụng, ép đùi, quẫy đuôi rặn đẻ

* Đỡ đẻ lợn con:

Một tay cầm chắc mình lợn con, một tay vuốt dịch nhờn ở miệng, mũi trước để lợn con thở được, sau đó vuốt thân và hai chân sau. Rồi mới dùng khăn bằng vải xô lau sạch cơ thể. Thao tác nhẹ nhàng, khéo léo để lợn con không kêu nhiều và khơng bị đau. Sau đó, cho lợn con vào ơ úm đã chuẩn bị để được bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Trường hợp lợn mẹ khó đẻ sau 15 - 20 phút phải có biện pháp can thiệp. Sau khi lợn mẹ đẻ xong cần vệ sinh sạch sẽ bầu vú, cơ quan sinh dục và cho lợn con vào bú sữa đầu. Trong khi lợn con bú mẹ cần chú

ýquan sát để tránh trường hợp lợn mẹ đè con. Sau khi lợn con đẻ ra được 3 - 4 tiếng tiến hành cắt rốn để tránh bị viêm rốn. Người đỡ đẻ cần cắt móng tay, rửa sạch tay trước khi đỡ đẻ.

* Mài nanh, bấm số tai và tiêm sắt cho lợn con:

Lợn con sau khi bú mẹ sức khỏe tốt hơn, cứng cáp hơn sẽ được tiến hành mài nanh, bấm số tai, cắt đuôi, tiêm kháng sinh và tiêm sắt. Thường thì sắt sẽ được tiêm vào 1 ngày tuổi sau khi lợn con sinh với liều lượng 2 ml/con, để tránh gây strees cho lợn con và tiện cho các thao tác kỹ thuật thì trại thực hiện các cơng việc đó cùng một lúc. Số tai của lợn con sẽ được bấm theo mã số của trại là 46 và số tuần mà lợn con được sinh ra.

* Thiến lợn đực:

Đối với lợn đực nuôi thịt, cần thiến càng sớm càng tốt. Thông thường trong chăn nuôi lợn nái sinh sản thường thiến lợn vào 7 - 10 ngày tuổi. Nhưng thực tế, trại thực hiện thiến lợn đực vào ngày thứ 4 - 5 sau khi sinh.

cồn sát trùng, panh kẹp, bơng gịn, khăn vải sạch, thuốc kháng sinh, xi lanh tiêm. Thao tác: Đầu tiên là tiêm cho lợn con 1ml/con kháng sinh amcoli. Sau đó người thiến ngồi ghế cao, sau dùng một tay kẹp hai chân sau cho đầu của lợn con hướng xuống dưới và sao cho dịch hồn nổi rõ, tay cịn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hoàn. Dùng panh kẹp dịch hoàn ra ngoài rồi giật dịch hoàn ra, dùng cồn bơi vào vị trí thiến.

* Xuất bán lợn

Trong 6 tháng thực tập tại trại em cịn được tham gia vào cơng tác xuất lợn con của trại. Thường thì lợn con tại trại sau 21 ngày sẽ được tách mẹ và nuôi thêm 2 - 3 ngày nữa rồi xuất bán. Trước khi xuất lợn, kỹ sư của trại sẽ đi đánh dấu những con lợn nào khỏe mạnh, đủ tiêu chuẩn xuất bán bằng mực xanh để thuận tiện cho công nhân lúc bắt. Công nhân sẽ bắt những con lợn nào được đánh dấu thả ra ngồi ơ chuồng, sau đó tất cả lợn con đủ tiêu chuẩn sẽ được đuổi chạy theo đường hành lang của khu chuồng nuôi và đi ra khu vực xuất lợn

ở bên ngồi cách xa khu chuồng ni. Ở đây lợn con được cân, ghi chép số lượng và đưa lên xe tải để vận chuyển đi.

Bảng 4.9. Kết quả thực hiện một số công tác khác

TT 1 2 4 3 5

Kết quả bảng 4.9 cho thấy:

Em đã trực tiếp đỡ đẻ cho 348 lợn nái, trong đó có 336 trường hợp đẻ an tồn, 12 trường hợp khó đẻ phải can thiệp bằng các biện pháp khác nhau, trường hợp không đẻ được phải mổ đẻ, và sau mổ phải loại lợn nái, nên tỷ lệ đỡ đẻ an toàn đạt 96,55%. Tiếp đến là tham gia cùng kỹ sư, công nhân trong việc xuất lợn con, đã thực hiện xuất được 3000 con, đạt an toàn 100%.

Lợn con sau khi sinh 1 ngày phải được mài nanh, cắt đuôi nếu không sẽ làm tổn thương vú lợn mẹ cũng như tránh được việc lợn con cắn lẫn nhau, song song với công việc trên là tiêm sắt để bổ sung sắt, chống thiếu máu cho lợn con và tiêm kháng sinh để chống viêm cho lợn con. Số con thực hiện là 4220 con, trong đó: Tiêm sắt, tiêm kháng sinh, bấm số tai là 2105 lợn con; mài nanh là 2115 lợn con. Do trong khâu thực hiện có nhiều bước tiến hành nên cần có 2 hoặc 3 người thực hiện, một người sẽ tiến hành bắt lợn con tiêm sắt, tiêm kháng sinh, mài nanh, người còn lại sẽ tiến hành bấm tai và cắt đuôi. Khi lợn con được 5ngày tuổi tiến hành nhỏ cầu trùng diacoxin 5% để phòng bệnh cầu trùng cùng với đó là tiến hành thiến lợn con đực, số lợn đực con trực tiếp thiến là 2278 con .Trong q trình thực hiện khơng có bất kỳ tai nạn nào xảy ra. Do thời gian đầu vẫn chưa quen với cơng việc nên vẫn cịn có những sai sót, nhưng sau một khoảng thời gian được học tập và rèn luyện em đã làm phát huy và hoàn thành tốt công việc được giao.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

Qua 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại trại lợn Ngơ Thị Hồng Gấm - Lương Sơn - Hịa Bình, em có một số kết luận như sau:

- Phần lớn lợn nái của trại đẻ bình thường là 96,41%; Số con đẻ khó phải

can thiệp là 3,44%.

- Số con đẻ ra trên lứa trung bình là 12,12 con; Số con sống đến 24h là

12,40 con, số con sống đến 21 ngày là 11,89 con.

- Khối lượng lợn con sơ sinh/ ổ là 19,62 kg; Khối lượng cai sữa/ổ là 71,45kg.

- Lịch tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm và ký sinh trùng đối với đàn lợn nái sinh sản luôn được thực hiện đầy đủ ở các thời điểm và đạt hiệu quả cao 100%.

- Lợn nái của trại có tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung 4,90%; Viêm vú 4,02%; Bại liệt 1,72%; Sót nhau 2,30%. Lợn con theo mẹ có tỷ lệ mắc bệnh hội chứng tiêu chảy 31,9%; Viêm phổi 4,21% và viêm khớp 1,18%.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại ngô thị hồng gấm lương sơn hòa bình (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w