Phương pháp thực hiện

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại ngô thị hồng gấm lương sơn hòa bình (Trang 36 - 42)

Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện

3.4.2. Phương pháp thực hiện

3.4.2.1. Phương pháp thực hiện cơng tác chăm sóc, ni dưỡng đàn lợn

- Để đánh giá tình hình chăn ni tại trại lợn Ngô Thị Hồng Gấm - huyện

Lương Sơn - tỉnh Hịa Bình em tiến hành thu thập thơng tin từ các cán bộ kỹ thuật, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trang trại.

- Kiểm tra số lượng đàn con bằng cách đếm tất cả các con sinh ra ở ổ đó, 21 ngày tuổi, cai sữa.

- Quy trình chăm sóc, ni dưỡng lợn thực hiện theo quy định và hướng dẫn của trang trại.

- Để xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn, chúng em tiến hành

theo dõi hàng ngày, thơng qua phương pháp chẩn đốn lâm sàng. Quan sát các biểu hiện như: trạng thái cơ thể, bộ phận sinh dục ngoài, dịch rỉ viêm, phân.... ghi chép vào nhật ký thực tập hàng ngày. Từ các triệu chứng thu thập được tiến hành chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn dưới sự hướng dẫn của kỹ sư trại.

* Quy trình chăm sóc lợn nái mang thai

- Trước khi chuyển nái sang chuồng đẻ cần vệ sinh sát trùng chuồng đẻ sạch sẽ, khô ráo.

- Lợn nái bầu được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 10 - 14 ngày. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng. Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với tiêu chuẩn ăn 4 kg/ngày, chia làm 2 bữa sáng, chiều.

Đối với lợn hậu bị sẽ cho ăn với tiêu chuẩn 2,5kg/ngày, chia làm 2 bữa sáng và chiều.

Bảng 3.1. Quy định khối lượng thức ăn chuồng đẻ Ngày trước đẻ (ngày) 3 2 1

Qua bảng 3.1 ta thấy trước khi đẻ 3 ngày mỗi ngày giảm 0,5kg/con/ngày đến ngày đẻ cho ăn 2kg/con/ngày và sau khi đẻ tăng 1kg/con/ngày đến khi cho ăn 5kg/con/ngày thì khơng tăng nữa mà cho ăn đến ngày cai sữa. Ngày cai sữa sẽ cho lợn mẹ nhịn ăn.

* Quy trình chăm sóc đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa

Ngay sau khi đẻ ra lợn được tiến hành cắt rốn.

Lợn con 1 - 2 ngày tuổi được cắt số tai, bấm nanh, cắt đuôi và tiêm Fe - B12 10%, cho uống thuốc phòng phân trắng lợn con và tiêu chảy.

Lợn con 3 - 4 ngày tuổi cho lợn con uống thuốc phòng cầu trùng. Lợn con 4 - 5 ngày tuổi tiến hành thiến lợn đực.

Lợn con được từ 4 - 6 ngày tuổi tập cho ăn bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh 550SF.

Lợn con được 21 - 25 ngày tuổi tiến hành cai sữa cho lợn con.

3.4.2.2. Phương pháp thực hiện công tác thú y

- Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc kỹ sư, công nhân cũng như sinh viên đều phải đi qua phòng sát trùng và tắm sạch gội sẽ, mặc quần áo lao động riêng, đi ủng chuyên dùng rồi mới vào chuồng.

- Việc đầu tiên vào chuồng là kiểm số lượng lợn con để giao ca nhận bàn giao và cào phân để tránh lợn mẹ nằm đè phân.

- Rắc vôi lối đi giữa, xung quanh chuồng và dưới gầm chuồng. - Lau sàn nhựa bằng nước pha loãng với dung dịch sát trùng.

- Thu phân vào bao và quét dọn sạch sẽ quanh chuồng.

Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, chuồng được tiêu độc bằng thuốc sát trùng APA clean 2 lần hàng ngày, pha với tỷ lệ 320ml sát trùng/1000 lít nước.

Ở chuồng đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ được chuyển lên chuồng nái chửa 1 hoặc chuồng cách ly (khu vực sau cai sữa). Sau khi xuất lợn con, các tấm đan chuồng này được tháo mang ngâm ở hố sát trùng bằng dung dịch NaOH 10%, ngâm trong 1 ngày sau đó được cọ sạch, phơi khơ. Khung chuồng cũng được cọ sạch, xịt bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ lỗng, sau đó xịt lại bằng dung dịch vôi xút. Gầm chuồng cũng được vệ sinh sạch sẽ, tiêu độc khử trùng kỹ sau đó rắc vơi bột. Để khơ 1 ngày rồi tiến hành lắp đan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ từ chuồng nái chửa 2 xuống.

Lịch sát trùng được trình bày qua bảng 3.2

Bảng 3.2. Lịch phun thuốc sát trùng của trại

Thứ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7

- Thực hiện vệ sinh phòng bệnh và sử dụng các chế phẩm/thuốc/vắc xin theo đúng quy định. Quy trình này được thực hiện rõ qua bảng 3.3:

Bảng 3.3. Lịch phòng vắc xin của trại lợn nái

Tuổi Hậu bị Lợn nái Toàn đàn

Định kỳ hàng năm vào tháng 4; 8; 12 tiêm phòng bệnh tổng đàn vắc xin giả dại Begonia vào bắp 2 ml/con.

3.4.2.3. Phương pháp chẩn đoán lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ mắc bệnh

- Theo dõi, quan sát tình trạng sức khỏe của lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ hàng ngày.

- Dựa trên các triệu chứng lâm sàng điển hình của từng bệnh để chẩn đoán lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ mắc bệnh.

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại ngô thị hồng gấm lương sơn hòa bình (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w