Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn trên thế giới đang rất phát triển, các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên, vấn đề hạn chế bệnh sinh sản là một vấn đề tất yếu cần phải giải quyết, đặc biệt là bệnh viêm đường sinh dục. Đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh viêm đường sinh dục và đã đưa ra các kết luận giúp cho người chăn nuôi lợn nái sinh sản hạn chế được bệnh này. Tuy vậy, tỷ lệ mắc bệnh viêm đường sinh dục trên đàn lợn nái sinh sản vẫn rất cao.
Theo Katri Levonen (2000) [29] việc chẩn đoán M. hyopneumoniae có thể dựa trên phương pháp chẩn đoán truyền thống là: Phát hiện những biểu hiện lâm sàng của hội chứng viêm phổi và việc kiểm tra những tổn thương sau khi giết mổ dùng phản ứng kết tủa và phản ứng phân lập Pasteurella
multocida thành 12 type (được ký kiệu từ 1 đến 12).
Theo Waller và cs. (2002) [33] cho biết khi lợn mẹ bị viêm đường sinh dục có tỷ lệ thụ thai và số con sinh ra ở lứa sau thấp hơn so với lợn mẹ không bị viêm.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
3.1. Đối tượng thực hiện
- Lợn nái sinh sản tại trại lợn Ngô Thị Hồng Gấm - Lương Sơn - Hòa Bình.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Trại lợn Ngô Thị Hồng Gấm - Dẻ Cau - Thanh Sơn - Lương Sơn - Hòa Bình.
- Thời gian: Từ ngày 28/05/2020 đến ngày 28/11/2020.
3.3. Nội dung thực hiện
- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại lợn Ngô Thị Hồng Gấm - Lương Sơn - Hòa Bình.
- Áp dụng quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng đàn lợn nái và lợn con theo
mẹ.
- Theo dõi tình hình đẻ, số lượng và khối lượng lợn con của lợn nái.
- Thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn lợn nái và lợn con theo mẹ.
- Tham gia chẩn đoán, điều trị bệnh cho đàn lợn nái và lợn con theo mẹ.
- Thực hiện một số các công tác khác.
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi
- Tình hình chăn nuôi lợn tại trại Ngô Thị Hồng Gấm - huyện Lương Sơn
- tỉnh Hòa Bình trong 3 năm (2018 - 2020). - Cơ cấu của đàn nái sinh sản tại trại. - Tình hình sinh sản của lợn nái tại trại.
của trại.
3.4.2. Phương pháp thực hiện
3.4.2.1. Phương pháp thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn
- Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại lợn Ngô Thị Hồng Gấm - huyện
Lương Sơn - tỉnh Hòa Bình em tiến hành thu thập thông tin từ các cán bộ kỹ thuật, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trang trại.
- Kiểm tra số lượng đàn con bằng cách đếm tất cả các con sinh ra ở ổ đó, 21 ngày tuổi, cai sữa.
- Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn thực hiện theo quy định và hướng dẫn của trang trại.
- Để xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn, chúng em tiến hành
theo dõi hàng ngày, thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Quan sát các biểu hiện như: trạng thái cơ thể, bộ phận sinh dục ngoài, dịch rỉ viêm, phân.... ghi chép vào nhật ký thực tập hàng ngày. Từ các triệu chứng thu thập được tiến hành chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn dưới sự hướng dẫn của kỹ sư trại.
* Quy trình chăm sóc lợn nái mang thai
- Trước khi chuyển nái sang chuồng đẻ cần vệ sinh sát trùng chuồng đẻ sạch sẽ, khô ráo.
- Lợn nái bầu được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 10 - 14 ngày. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng. Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với tiêu chuẩn ăn 4 kg/ngày, chia làm 2 bữa sáng, chiều.
Đối với lợn hậu bị sẽ cho ăn với tiêu chuẩn 2,5kg/ngày, chia làm 2 bữa sáng và chiều.
Bảng 3.1. Quy định khối lượng thức ăn chuồng đẻ Ngày trước đẻ (ngày) 3 2 1
Qua bảng 3.1 ta thấy trước khi đẻ 3 ngày mỗi ngày giảm 0,5kg/con/ngày đến ngày đẻ cho ăn 2kg/con/ngày và sau khi đẻ tăng 1kg/con/ngày đến khi cho ăn 5kg/con/ngày thì không tăng nữa mà cho ăn đến ngày cai sữa. Ngày cai sữa sẽ cho lợn mẹ nhịn ăn.
* Quy trình chăm sóc đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa
Ngay sau khi đẻ ra lợn được tiến hành cắt rốn.
Lợn con 1 - 2 ngày tuổi được cắt số tai, bấm nanh, cắt đuôi và tiêm Fe - B12 10%, cho uống thuốc phòng phân trắng lợn con và tiêu chảy.
Lợn con 3 - 4 ngày tuổi cho lợn con uống thuốc phòng cầu trùng. Lợn con 4 - 5 ngày tuổi tiến hành thiến lợn đực.
Lợn con được từ 4 - 6 ngày tuổi tập cho ăn bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh 550SF.
Lợn con được 21 - 25 ngày tuổi tiến hành cai sữa cho lợn con.
3.4.2.2. Phương pháp thực hiện công tác thú y
- Hàng ngày, trước khi vào chuồng làm việc kỹ sư, công nhân cũng như sinh viên đều phải đi qua phòng sát trùng và tắm sạch gội sẽ, mặc quần áo lao động riêng, đi ủng chuyên dùng rồi mới vào chuồng.
- Việc đầu tiên vào chuồng là kiểm số lượng lợn con để giao ca nhận bàn giao và cào phân để tránh lợn mẹ nằm đè phân.
- Rắc vôi lối đi giữa, xung quanh chuồng và dưới gầm chuồng. - Lau sàn nhựa bằng nước pha loãng với dung dịch sát trùng.
- Thu phân vào bao và quét dọn sạch sẽ quanh chuồng.
Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, chuồng được tiêu độc bằng thuốc sát trùng APA clean 2 lần hàng ngày, pha với tỷ lệ 320ml sát trùng/1000 lít nước.
Ở chuồng đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ được chuyển lên chuồng nái chửa 1 hoặc chuồng cách ly (khu vực sau cai sữa). Sau khi xuất lợn con, các tấm đan chuồng này được tháo mang ngâm ở hố sát trùng bằng dung dịch NaOH 10%, ngâm trong 1 ngày sau đó được cọ sạch, phơi khô. Khung chuồng cũng được cọ sạch, xịt bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng, sau đó xịt lại bằng dung dịch vôi xút. Gầm chuồng cũng được vệ sinh sạch sẽ, tiêu độc khử trùng kỹ sau đó rắc vôi bột. Để khô 1 ngày rồi tiến hành lắp đan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ từ chuồng nái chửa 2 xuống.
Lịch sát trùng được trình bày qua bảng 3.2
Bảng 3.2. Lịch phun thuốc sát trùng của trại
Thứ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7
- Thực hiện vệ sinh phòng bệnh và sử dụng các chế phẩm/thuốc/vắc xin theo đúng quy định. Quy trình này được thực hiện rõ qua bảng 3.3:
Bảng 3.3. Lịch phòng vắc xin của trại lợn nái
Tuổi Hậu bị Lợn nái Toàn đàn
Định kỳ hàng năm vào tháng 4; 8; 12 tiêm phòng bệnh tổng đàn vắc xin giả dại Begonia vào bắp 2 ml/con.
3.4.2.3. Phương pháp chẩn đoán lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ mắc bệnh
- Theo dõi, quan sát tình trạng sức khỏe của lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ hàng ngày.
- Dựa trên các triệu chứng lâm sàng điển hình của từng bệnh để chẩn đoán lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ mắc bệnh.
3.4.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu
- Tỷ lệ nuôi sống:
+ Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) =
- Tỷ lệ mắc bệnh:
+ Tỷ lệ mắc bệnh(%) =
- Tỷ lệ khỏi bệnh:
+ Tỷ lệ lợn khỏi bệnh(%)
3.4.4.Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2010) [26] và trên phần mềm Microsoft Excel.
- Tính số trung bình mẫu:
- Tính độ lệch tiêu chuẩn
Trong đó: X S X x1, x2, …xn mX n 33 : Số trung bình cộng : Độ lệch tiêu chuẩn : Giá trị của các biến số : Sai số trung bình : Dung lượng mẫu
Phần 4
KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình chăn nuôi của trang trại trong 3 năm gần đây (2018 - 2020)
Trang trại chăn nuôi Ngô Thị Hồng Gấm là một trong những trang trại có quy mô công nghiệp, với số vốn đầu tư lớn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, trại luôn đạt kết quả sản xuất cao. Dưới đây là một số chỉ tiêu mà trại đã đạt được trong 3 năm gần đây:
Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn của trại (2018 - 2020)
Chỉ tiêu
Đực giống Nái sinh sản Lợn hậu bị Lợn con cai sữa
(Nguồn: Cán bộ kỹ thuật trại)
Qua bảng trên ta có thể thấy, số lượng lợn nái sinh sản có xu hướng tăng qua các năm nhưng không đều. Số lợn đực giống từ năm 2018 là 20 con, tới năm 2020 tăng lên 23 con. Cụ thể: số lợn nái hậu bị từ năm 2018 là 160 nái, tới năm 2020 tăng lên 235 nái. Số lợn nái sinh sản năm 2018 là 1275 nái, tới năm 2019 giảm còn 1256 nái. Số lợn con cai sữa tăng lên, năm 2018 là 33520 con, năm 2020 đã đạt 34128 con.
Để đạt được những kết quả như trên, ngoài việc áp dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất, đội ngũ nhân viên có tay nghề cao…, trang trại đã tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về vệ sinh thú y, với phương châm “phòng dịch hơn dập dịch”.
4.2. Kết quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn tại trại
* Công tác chăm sóc nuôi dưỡng
Trong quá trình thực tập tại trang trại, em đã tham gia chăm sóc nái đẻ, đỡ đẻ, chăm sóc cho lợn con theo mẹ đến cai sữa. Thực hiện quy trình chăm sóc nái chờ đẻ, nái đẻ, đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa theo đúng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng của công ty CP được áp dụng tại trại như sau:
- Đối với nái đẻ
Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 10 - 14 ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ, chuồng phải được dọn dẹp, sát trùng và cọ rửa sạch sẽ. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng. Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với tiêu chuẩn ăn 4 kg/ngày, chia làm 2 bữa sáng, chiều.
Trước ngày đẻ dự kiến 1 ngày tiêu chuẩn khẩu phần ăn giảm xuống còn 2kg/ ngày, chia làm 2 bữa sáng, chiều.
Khi lợn nái đẻ được 1 ngày tăng dần lượng thức ăn 1 kg/con/ngày chia làm 3 bữa sáng, chiều, đêm. Đối với nái nuôi con quá gầy hoặc nuôi nhiều con có thể tăng lượng thức ăn lên 2 kg/con/ngày.
- Đối với đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa
+ Ngay sau khi đẻ ra được vài tiếng lợn được tiến hành cắt rốn. + Đối với những con còi yếu vắt sữa đầu cho bú.
+ Sau khi đẻ 1 ngày tiến hành ghép lợn con đẻ cùng ngày để đạt được độ đồng đều về số lượng và thể trạng trong các đàn.
+ Lợn con 1 - 2 ngày tuổi được mài nanh, bấm số tai, cắt đuôi và tiêm sắt, tiêm kháng sinh, cho uống thuốc phòng phân trắng lợn con và tiêu chảy.
+ Lợn con 4 - 5 ngày tuổi cho lợn con uống cầu trùng và tiến hành thiến
lợn đực.
+ Lợn con được 21 - 25 ngày tuổi tiến hành cai sữa cho lợn con. Thường xuyên theo dõi đàn lợn để điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý, đảm
bảo lợn nái nuôi con tốt, không quá béo, không quá gầy. Đối với những lợn nái béo thì giảm khẩu phần 0,2 - 0,5 kg/ngày, còn lợn quá gầy thì tăng thêm 0,2 - 0,5 kg/ ngày, tùy vào thực tế. Đối với lợn con theo mẹ tiến hành đặt máng tập ăn càng sớm càng tốt, để đảm bảo nhu cầu sinh trưởng của lợn con, kích thích cho bộ máy tiêu hóa của lợn con phát triển, hạn chế hao hụt lợn mẹ. Chúng em tiến hành tập ăn cho lợn con từ lúc 4 - 6 ngày tuổi, sử dụng thức ăn dễ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng, mùi thơm ngon tương tự sữa, cho ăn làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần cho ít thức ăn để thức ăn lúc nào cũng được thơm ngon, kích thích lợn con ăn nhiều.
Hàng ngày, chúng em tham gia vệ sinh chuồng trại, vệ sinh cho lợn, tham gia đỡ đẻ, chăm sóc lợn nái đẻ, lợn nái nuôi con.
- Chuẩn bị trước lúc đẻ
Sau khi cai sữa, lợn mẹ được đưa về chuồng bầu nuôi dưỡng, chờ phối cho lứa sau. Chúng em cùng tham gia thực hiện cọ rửa sạch sẽ, phun sát trùng, dội vôi chuồng và gầm sàn, để trống chuồng ít nhất 3 ngày sau đó mới đưa lợn chờ đẻ sang. Lợn đưa lên đẻ phải cùng tuần phối và được sắp xếp theo sơ đồ cuốn chiếu từ dưới lên trên, để thuận lợi trong việc đỡ đẻ và chăm sóc quản lý lợn con sơ sinh.
Dựa vào ngày đẻ dự kiến ghi trên thẻ nái mà chúng em chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ, bao gồm: Khăn lau, khay đỡ đẻ, thảm lót, bóng úm, bột rắc, cồn sát trùng, thuốc kích thích phải được chuẩn bị đầy đủ để ở trong chuồng đẻ và phải được sát trùng kỹ lưỡng. Nếu mùa Đông thì dựa theo ngày đẻ dự kiến, lợn nái nào sắp đến ngày đẻ thì tiến hành lau vú, lau mông cho sạch sẽ bằng nước sạch ấm pha sát trùng loãng. Còn nếu là mùa Hè thì tiến hành tắm rửa cho lợn nái và sau đó giữ vệ sinh sạch sẽ cho lợn. Lợn nái trong giai đoạn chờ đẻ giảm dần lượng thức ăn, cho uống nước tự do.
Thường xuyên theo dõi nhiệt độ trong chuồng nuôi mà có biện pháp điều chỉnh quạt thông gió và thắp bóng đèn trong lồng úm lợn con sao cho phù hợp.
Bảng 4.2. Kết quả số lượng lợn trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng tại trại trong 6 tháng thực tập . Tháng 6 7 8 9 10 11 Tổng
Qua 6 tháng thực tập tại trại, em đã trực tiếp chăm sóc, theo dõi 348 nái đẻ nuôi con, 4221 lợn con theo mẹ và 4138 lợn con cai sữa. Em đã rút ra được kinh nghiệm sau: Đối với lợn nái đẻ, khẩu phần ăn được chia làm 3 bữa, vì sau khi đẻ lợn mệt mỏi, ăn ít hoặc không ăn, vì vậy cần cho lợn ăn nhiều bữa để tăng khả năng thu nhận thức ăn, cho ăn nhiều vào bữa sáng và chiều tối. Vào mùa Hè, bữa chiều cho ăn ít hơn do bữa chiều thường nắng nóng, lợn không ăn được hết thức ăn. Đồng thời cung cấp đầy đủ nước uống cho lợn, tắm chải cho lợn giúp cho lợn mát hơn, giảm stress khi nhiệt độ môi trường quá cao. Tắm lợn giúp cho lợn sạch sẽ, sàn chuồng sạch sẽ, khi lợn đẻ sẽ tránh nhiễm trùng cho lợn con và tránh được vi khuẩn xâm nhập vào tử cung gây viêm nhiễm. Đối với lợn con theo mẹ cần chú ý đặc biệt không để lợn mẹ đè chết, quan sát theo dõi để phát hiện bệnh kịp thời và có biện pháp chữa trị.
4.3. Tình hình sinh sản của lợn nái
trong chăn nuôi, con người thuần dưỡng, chăm sóc và có những biện pháp tác động nhằm đảm bảo lợn mẹ đẻ an toàn, lợn con có tỷ lệ sống cao. Do đó, tình hình đẻ của đàn lợn nái là chỉ tiêu quan trọng cần theo dõi để có biện pháp tác động, điều chỉnh kịp thời nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người chăn nuôi.
Bảng 4.3. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái
Tháng 6 7 8 9 10 11 Tổng
Trong 6 tháng thực tập tại cơ sở, em đã trực tiếp đỡ đẻ cho 348 lợn nái,