Đổi mới giờ sinh hoạt chủ nhiệm, hình thành kĩ năng mềm cho học sinh

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG lực học SINH THÔNG QUA CÔNG tác CHỦ NHIỆM, HƯỚNG tới xây DỰNG lớp học HẠNH PHÚC TRONG NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY (Trang 28 - 38)

1. Phát huy vai trò của các chủ thể

1.5. Đổi mới giờ sinh hoạt chủ nhiệm, hình thành kĩ năng mềm cho học sinh

1.5. Đổi mới giờ sinh hoạt chủ nhiệm, hình thành kĩ năng mềm cho học sinh. sinh.

Công tác chủ nhiệm có vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục đạo đức kĩ năng sống, nâng cao tri thức cho các em học sinh. Trong quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, công tác chủ nhiệm được tính 4 tiết trên tuần. Trong đó có một tiết chính khóa, đó là giờ sinh hoạt lớp ngày cuối tuần. Như vậy sinh hoạt là một môn học bắt buộc. Vì sinh hoạt lớp là dạng hoạt động giáo dục tập thể, là một hình thức tổ chức tự quản cho học sinh và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết.

Qua tìm hiểu một số giờ sinh hoạt lớp ở các lớp khác tôi nhận thấy rằng một số lớp có những khoảng thời gian chết mà cả thầy và trò đều không biết làm gì, một số lớp khác thì giáo viên chủ nhiệm dành quá nhiều thời gian cho việc khiển trách, phê bình học sinh. Đôi khi tiết sinh hoạt, GVCN còn dùng để nhắc đến các khoản thu, chi. Nếu chỉ những nội dung như vậy không chỉ hiệu quả tiết sinh hoạt còn thấp mà học sinh ít hứng thú, chán nản.

Chính thông qua các giờ sinh hoạt lớp, các em học sinh có thể bày tỏ, chia sẻ tâm tư, tình cảm và tự đánh giá, nhận xét nhau thẳng thắn tích cực. Học sinh được mở rộng các mối liên hệ, tăng cường sự hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục xu hướng hẹp hòi, cục bộ, bè phải trong đời sống tập thể. Đây cũng là dịp để học sinh làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết cho bản thân. Các em phải được vừa học vừa chơi, được thể hiện khả năng của mình...

Nếu như các bộ môn văn hóa đều có chương trình, sách giáo khoa, sách giáo

viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo..., thì bộ môn sinh hoạt lại không

có một tài liệu hướng dẫn cụ thể nào. Vài năm gần đây, việc thiết kế giáo án sinh

hoạt lớp đã được triển khai đến các nhà trường, các thầy cô giáo làm công tác chủ

nhiệm. Như vậy, nội dung và cách thức cơ bản để tiến hành giờ sinh hoạt lớp đã

được thống nhất trong các nhà trường. Tuy nhiên việc thực hiện ở mỗi nơi, mỗi giáo viên..., vẫn có sự khác biệt. Chủ nhiệm chính là linh hồn của tập thể lớp, vừa là nhà giáo dục trong một tập thể thu nhỏ.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo viên chủ nhiệm đó là việc tổ chức giờ sinh hoạt lớp. Làm sao để gây được hứng thú cho học sinh, không làm cho giờ sinh hoạt bị căng thẳng hoặc nhàm chán, biết lôi cuốn học sinh vào những hoạt động tích cực trong giờ sinh hoạt lớp? Đây là một câu hỏi không dễ có câu trả lời. Thực tế cho thấy, các giờ sinh hoạt lớp thường không đạt được hiệu quả như mục tiêu đã đặt ra. Nhiều giáo viên chủ nhiệm lên lớp qua quýt hoặc không chú ý đầy đủ mục tiêu giờ sinh hoạt, không đầu tư đúng mức cho giờ sinh hoạt.

- Đa dạng hóa về hình thức tố chức tiết sinh hoạt lớp: tổ chức trò chơi, chủ đề hội thảo, dự án ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tổ chức thực hiện giờ sinh hoạt. Giáo viên phải thực sự giao lưu - đối thoại với học sinh, để học sinh cởi mở, thân thiện và đoàn kết hơn giúp học sinh tin tưởng và không ức chế về tâm lí. Khi các em mạnh dạn đưa ra những quan điểm, chính kiến của mình, chúng ta nên sẵn sàng lắng nghe và tiếp nhận những ý kiến đó một cách tôn

trọng. Ngay cả khi

ta phê bình học sinh cũng cần lưu ý là phê bình hành vi cụ thể chứ không khái quát

hoá thành nhận định liên quan đến nhân cách. Tuyệt đối tránh lối phê bình chì chiết, nhắc lại những khuyết điểm cũ đã xảy ra từ lâu.

Thiết kế giáo án sinh hoạt lớp theo các “Chuyên đề” cụ thể, chi tiết (theo mẫu chung) thay vì thuyết giảng” về bài học đạo đức một chiều: Nội dung các chuyên đề, dự án cho hàng tuần, hàng tháng phải thật gần gũi, thiết thực, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi như môi trường sống, an toàn giao thông; tình bạn, tình yêu trong lứa tuổi học trò; lợi ích của việc đọc sách và lòng đam mê tìm hiểu kiến thức; tự học như thế nào để có kết quả tốt; khắc sâu kiến thức và phương pháp học tập…Khi đưa ra những chuyên đề này, những tình huống có vấn đề để phát huy trí lực học sinh; khơi gợi những bức xúc, những suy nghĩ đa chiều cho các em.

Ví dụ

KẾ HOẠCH SINH HOẠT GIỜ CHỦ NHIỆM

TT Chủ đề Nội dung Ghi chú

1 Giới thiệu bản thân

Mục đích: Hiểu biết lẫn nhau, tạo không khí vui vẻ. Gv linh hoạt

Cách thực hiện: Tôi cho một vài bạn lên giới thiệu bản thân, về sở thích, đam mê, năng khiếu, ước mơ,… sau đó thể hiện 1 đoạn nhỏ năng khiếu của mình.

2 Xây dựng mục tiêu và nội quy lớp học.

Mục đích: Giáo dục giá trị hợp tác và trách nhiệm xây dựng tập thể lớp.

Dựa vào nội quy chung của nhà trường, các em học sinh thảo luận cùng nhau đặt mục tiêu cho lớp ở năm học này và thống nhất nội quy riêng cho lớp học. Xây dựng mục tiêu cho bản thân.

3 Đọc sách về kiến thức giới tính: Tình yêu, tình bạn. - Mục đích: Giáo dục giới tính và phòng chống nạn xâm phạm tình dục trẻ em. Giúp cho học sinh có những nhận thức đúng đắn về: Luật hôn nhân gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên, những hủ tục ở địa phương, về sự ảnh hưởng của hôn nhân cận huyết thống... Học sinh có những kỹ năng cơ bản về: Có những kỹ năng cơ bản về từ chối, bảo vệ bản thân, chăm sóc sức khỏe sinh sản,

- Có kỹ năng chia sẻ, trò chuyện với thầy cô, gia đình, bạn bè về những biểu hiện tâm sinh lý của bản thân; Kỹ năng từ chối, kỹ năng bảo vệ bản thân, kiềm soát cảm xúc, tìm kiếm sự trợ giúp.

- Có thái độ đúng đắn trong việc chăm sóc, bảo vệ bản thân. Có thái độ trong việc bài trừ các hủ tục lạc hậu về hôn nhân cận huyết, tảo hôn. Kiên quyết từ chối các cám dỗ đối với bản thân.

- Tích cực học tập để trang bị những tri thức kỹ năng, kinh nghiệm làm chủ bản thân, cùng chung tay hỗ trợ các bạn học, gia đình, địa phương trong việc đẩy lùi, bài trù tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết.

Nội dung và cách thức tư vấn, hỗ trợ Nội dung:

- Kiến thức pháp luật hôn nhân gia đình. - Kiến thức về sức khỏe sinh sản

- Kiến thức về giới hạn tình bạn, tình yêu

- Tác hại, hậu quả của tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết

- Kỹ năng từ chối, kỹ năng bảo vệ bản thân, kiềm soát cảm xúc, tìm kiếm sự trợ giúp và kỹ năng chia sẻ.

Cách thức (Phương pháp và hình thức tư vấn, hỗ trợ) - Tổ chức tuyên truyền toàn trường về tình trạng tảo hôn thông qua Chuyên đề: “ Khám phá bản thân” “Tâm sinh lý lứa tuổi”...

4 Trò chơi: Hãy làm theo tôi nói, không làm theo tôi làm

Mục đích: Tạo không khí vui vẻ(lồng ghép những suy nghĩ và việc làm của vài bạn chưa đúng)

Cách chơi: Bạn lớp phó văn thể thực hiện một động tác nhưng lại yêu cầu một động tác khác nếu ai làm sai sẽ thua. Biểu dương một số hành động đẹp ,việc làm tốt

Trong học tâp, trong lao động,trong trải nghiệm… (vi deo, hình ảnh) 5 Sinh hoạt văn nghệ: Hát múa theo yêu cầu

Mục đích: Học sinh vui vẻ, gần gũi với nhau… giúp các em thấy vui vẻ được quan tâm , tôn trọng..

6

Ý thức tham gia giao thông

Mục đích: Giáo dục giá trị hợp tác và trách nhiệm ,ý thức trong tham gia giao thông.

Dựa vào nội quy chung của nhà trường, các em học sinh thảo luận cùng nhau đặt mục tiêu cho lớp, bản thân ở năm học này và thống nhất nội quy tham gia giao thông an toàn.

7

Phương pháp học tập hiệu quả

Mục đích: Giáo dục giá trị hợp tác và trách nhiệm, ý thức ham học và tự học, học có phương pháp. Dựa vào nội quy chung của nhà trường, các em học sinh thảo luận cùng nhau đặt mục tiêu cho lớp, bản thân ở năm học này, đồng thời có phương pháp học tập phù hợp, không áp lực.

8 Hướng nghiệp và chọn nghề cho học sinh

Mục đích: Giáo dục giá trị hợp tác và trách nhiệm, ý thức chọn nghề, hướng nghiệp cho các e..

Dựa vào xu thế thời đại, biến động về việc làm lao động, thời đại công nghệ số 4.0.

Các em xem … học sinh thảo luận cùng nhau đặt mục tiêu cho bản thân, sở thích… đồng thời có phương pháp học tập, nghiên cứu hướng tới chọn nghề phù hợp. 9 Ý thức sử dụng mạng xã hội…

Mục đích: Giáo dục giá trị hợp tác và trách nhiệm, ý thức ham học và tự học, học có phương pháp.

Dựa vào nội quy chung của nhà trường, các em học sinh thảo luận cùng nhau đặt mục tiêu cho lớp, bản thân ở năm học này, đồng thời có phương pháp sử dụng mạng phù hợp. 10 Phòng, chống dịch co vid

Mục đích: Giáo dục, giúp các e hiểu biết hơn về dịch bệnh covid, có ý thức phòng tránh.

Dựa vào nội quy chung của nhà trường, các em học sinh thảo luận cùng nhau tìm hiểu, có biện pháp phòng ngừa, đặt mục tiêu cho lớp, bản thân đồng thời có phương pháp điều trị nếu không may nhiễm bệnh.

11 Văn hoá ứng xử trong thời đại công nghệ 4.0.

Gv lựa chọn nội dung pháp luật phù hợp để phổ biến cho học sinh. Trong tiết sinh hoạt này tôi đã lựa chọn vấn đề Điều 8 luật giáo dục qua một tình huống phổ biến trong đời sống để tuyên truyền pháp luật cho các em. Thông qua việc giải quyết tình huống học sinh có kiến thức pháp luật về Luật An ninh mạng giúp

các em tránh được hành vi vi phạm pháp luật đồng thời các em có thể tuyên truyền đến mọi người cùng chấp hành tốt pháp luật.

12

Lợi ích của việc đọc sách

Mục đích: Giáo dục lợi ích của việc đoc sách.

Tôi liên hệ với giáo viên phụ trách văn thư của trường để mượn sách cho học sinh đọc vào đầu buổi 15 phút đầu giờ và giờ ra chơi giữa các tiết học, sau đó trả về thư viện vào cuối buổi học, cuối tuần. Ngoài ra lớp xây dựng tủ sách nhằm nâng cao văn hoá đọctrong học sinh. Học sinh và giáo viên thảo luận những quyển sách hay, bổ ích vào buổi sinh hoạt , giao lưu trong trường và bạn bè khác để được đọc nhiều hơn. Xây dựng mục tiêu cho bản thân, giới thiệu sách , qua đó rèn kỹ năng diễn đạt , tự tin trước đám đông…đó là kỹ năng rất cần thiết cho chúng em sau này.

13 Dạy học theo 1số dự án, chủ đề: Xây dựng tình bạn đẹp, lối sống đẹp, nói không với bạo lực học đường.

Mục đích: Giáo dục giá trị: Xây dựng tình bạn đẹp,lối sống đẹp,nói không với bạo lực học đường

Xây dựng mục tiêu cho bản thân, xây dựng tình bạn đẹp, lối sống đẹp, nói không với bạo lực học đường., qua đó rèn kỹ năng, lối sống , tự tin trước đám đông…đó là kỹ năng rất cần thiết cho chúng em sau này.

Thiết kế giáo án buổi sinh hoạt theo chủ đề

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HỌC SINH VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ 4.0

1. Mục đích:

- Tổ chức tuyên truyền giáo dục để HS nhà trường nâng cao nhận thức về tác hại của việc ứng xử thiếu văn hóa

- Giáo dục ý thức tinh thần để nâng cao cảnh giác, biết bảo vệ mình, biết cách phòng tránh.

2. Nội dung:

- Phổ biến chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước về các văn bản quy phạm liên quan về Văn hóa ứng xử : Phổ biến bộ quy tắc ứng xử trong trường học của học sinh: (Chuẩn bị ,trình chiếu trên ti vi)

3. Hình thức sân khấu hóa: Chọn 3 đội tuyển đại diện 3 tổ “diễn kịch” về nội dung văn hóa ứng xử thường gặp hằng ngày trên nền công nghệ 4.0

4. Phân công nhiệm vụ cụ thể chuẩn bị cho chương trình

Chọn HS tham gia 3 đội chơi và hướng dẫn đội chơi các kĩ năng cần thiết 5 .Chủ đề mang tính chất thời sự

Phần thi chào hỏi

Phần thi hiểu biết( trắc nghiệm)

Văn nghệ

Phần thi diễn kịch Công bố điểm thi, trao giải

*Tuyên truyền kiến thức về mạng xã hội. Đối tượng tham gia : Học sinh lớp 11D4

Chia lớp thành 4 tổ, mỗi tổ thảo luận một nội dung sau đó đại diện nhóm trình bày.

Tổ 1: Mạng xã hội: Mạng xã hội là gì? Lợi ích của mạng xã hội? Mặt trái của mạng xã hội là gì?

Tổ 2: Trình bày thực trạng sử dụng mạng xã hội hiện nay?

Tổ 3: Kể tên những trào lưu tích cực và tiêu cực trên mạng xã hội hiện nay?

Tổ 4: Nêu giải pháp xây dựng văn hóa mạng xã hội?

* Sau khi học sinh thảo luận giáo viên thuyết trình những nội dung cơ bản trên máy chiếu kèm những hình ảnh về mạng xã hội, nhấn mạnh những nội dung quan trọng.

Mục đích:

+ Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, toàn diện về mạng xã hội, Luật an ninh mạng.

+ Giáo dục cho các em hiểu được lợi ích của mạng xã hội, biết cách khai thác những lợi thế từ mạng xã hội để phục vụ việc học tập và đời sống.

+ Hiểu được hậu quả của việc chìm đắm vào thế giới ảo trên mạng xã hội. + Có kĩ năng xử lí các tình huống thực tế, ứng xử văn minh trên mạng xã hội.

* Vận dụng kiến thức giải quyết tình huống thực tế.

- Hình thức: GV đưa ra tình huống và yêu cầu rút ra thông điệp về văn hóa mạng; học sinh giải quyết tình huống, giáo viên nhận xét.

- Phương tiện cần sử dụng: Ti vi, máy chiếu phần câu hỏi thiết kế trên Power Point.

Tình huống 1: Thấy trên tường facebook của bạn đăng những dòng Status thể hiện sự bức xúc về việc giận người yêu bằng những lời lẽ rất thô tục, em xử sự như thế nào

Tình huống 2: Tình cờ thấy hình ảnh xấu rất đáng xấu hổ về một người bạn cùng lớp của mình đang được chia sẻ trên facebook, em sẽ làm gì?

Tình huống 3: Một bạn trong nhóm chơi thân với em không hỏi ý kiến em đã tự ý đăng ảnh của em trên facebook (dù em rất ghét việc đăng ảnh cá nhân trên mạng xã hội), phản ứng của em là gì?

Tình huống 4: Trước một thông tin không đúng sự thật (em đã kiểm chứng) được lan truyền trên mạng xã hội, em có like và coment không?

Học sinh suy nghĩ và thảo luận trả lời tình huống và rút ra thông điệp về những điều nên tránh trong việc sử dụng mạng xã hội.

Thông điệp học sinh rút ra:

- Người sử dụng mạng xã hội: Hãy là người có văn hóa khi ứng xử trên mạng xã hội. Hiện nay rất nhiều nhà tuyển dụng lên mạng xã hội để tìm hiểu về ứng viên trước khi quyết định nhận hay không

- Hãy biến mạng xã hội thành công cụ hỗ trợ con người trong việc tìm kiếm, chia sẻ thông tin. Tránh biến mạng xã hội thành những trò đùa, phương tiện bôi nhọ hình ảnh, xúc phạm người khác

- Khi không phải người trong cuộc thì không nên phán xét người khác. * KẾ HOẠCH XÂY DỰNG NỘI QUY LỚP HỌC.

Xây dựng tập thể lớp thân thiện gắn bó, lấy tập thể giáo dục cá nhân Việc xây dựng một tập thể lớp tốt, tạo ra mối quan hệ thân thiện, cảm thông và gắn bó giữa các học sinh với nhau, giữa học sinh với tổ chức Đoàn và

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG lực học SINH THÔNG QUA CÔNG tác CHỦ NHIỆM, HƯỚNG tới xây DỰNG lớp học HẠNH PHÚC TRONG NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY (Trang 28 - 38)