Tôn trọng sự đa dạng và khác biệt

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG lực học SINH THÔNG QUA CÔNG tác CHỦ NHIỆM, HƯỚNG tới xây DỰNG lớp học HẠNH PHÚC TRONG NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY (Trang 38 - 39)

1. Phát huy vai trò của các chủ thể

1.6. Tôn trọng sự đa dạng và khác biệt

Thầy Nguyễn Văn Hòa cho biết: Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nhận thức "dạy học để hình thành nhân cách, phẩm chất và phát triển năng lực" từ 15 - 20 năm nay. "Chúng tôi lắng nghe cảm xúc của HS, hiểu được từng cá thể, tôn trọng và từ đó giúp các con tiến bộ. Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy, lấy chỉ số hạnh phúc và sự tiến bộ của mỗi học trò làm thước đo chất lượng giáo dục. Trường cũng luôn hướng tới đào tạo nên những người tự chủ, trách nhiệm có tâm hồn phong phú, sống tử tế, thân thiện, có khả năng sáng tạo, thích ứng cao với giai đoạn hội nhập hôm nay".

Tôi cho các em nghe câu chuyện “Cậu bé đàn cừu”, cậu bé có đàn cừu trắng muốt rất đẹp trong đàn có một con cừu đen, cậu rất ghét nó vì làm xâú cả đàn, có lần trong suy nghĩ của Cậu bé sẽ cho gia đình giết thịt nó. Nhưng trong một lần đàn cừu bị lạc trong tuyết, cậu không thể tìm thấy. Chính nhờ con cừù đen đó mà đã tìm thấy đàn cừu và thoát khỏi nguy hiểm. Sau câu chuyện đó tôi giáo dục cho học sinh: Tôn trọng sự khác biệt của bản thân tức là tôn trọng mình, tôn trọng sự khác biệt của người khác là tôn trọng người khác , ai cũng có thế mạng riêng của bản thân, các em cần phát huy nó. Chúng ta cần nhìn nhận cho đúng và tôn trọng sự khác biệt.

Trường hợp em Nguyễn Thị Phương Thảo mẹ ốm yếu, Thảo là con đầu , không may bố bị tai nạn lao động, là trụ cột gia đình, khó khăn chồng chất

khó khăn…GVCN đã chia sẻ kêu gọi các nhà hảo tâm, đoàn viên thanh niên,GV trong trường một số tiền để gia đình em vơi bớt khó khăn .

Đến thăm gia đình và thắp hương cho bố em Nguyễn Thị Phương Thảo Trường hợp em Nguyễn Hữu Thắng bố bị mất vì ung thư, em bị khủng hoảng tâm lý…giáo viên chủ nhiệm cùng các bạn, mẹ, bà đã động viên em đã dần hồi phuc và quay trở lại học tập, tham gia các hoạt động cùng các bạn .

Hay em Trần Diệu An bố mất, mẹ bỏ đi lấy chồng, em ở với bà nội từ 4,5 tháng, vì thiếu thốn tình cảm nên em yêu sớm… với sự quan tâm của giáo viên chủ nhiệm cô đã giúp em trang bị kiến thức về tình yêu giới tính … em đã ham học trở lại, chăm ngoan.

Qua đó tôi nghĩ rằng lớp học hạnh phúc luôn đặt hạnh phúc của giáo viên học sinh lên hàng đầu, không để lại học sinh( dù học sinh cá biệt về hoàn cảnh, về tính cách, hay khác nhau về tôn giáo) ở phía sau, tất cả cùng tiến lên. Giúp các em có niềm tin trong học tập, trong quan hệ bạn bè, được ghi nhận và được cống hiến và tôn trọng.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG lực học SINH THÔNG QUA CÔNG tác CHỦ NHIỆM, HƯỚNG tới xây DỰNG lớp học HẠNH PHÚC TRONG NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY (Trang 38 - 39)