Tăng cường công tác phối hợp, giáo dục toàn diện

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG lực học SINH THÔNG QUA CÔNG tác CHỦ NHIỆM, HƯỚNG tới xây DỰNG lớp học HẠNH PHÚC TRONG NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY (Trang 39)

2.1. Phối hợp với Đoàn trường trong các hoạt động hướng nghiệp, ngoại khóa. khóa.

Căn cứ vào kế hoạch chung của nhà trường và dựa vào tình hình cụ thể của lớp, GVCN cần xây dựng kế hoạch lao động cụ thể để giáo dục học sinh. Cần quan tâm thường xuyên và toàn diện đến tất cả loại hình lao động như: lao động vệ sinh, làm sạch đẹp trường lớp, lao động sản xuất, lao động công ích. Điều quan trọng là phải tổ chức hoạt động này một cách có hệ thống, vừa sức với học sinh, đảm bảo vừa có hiệu quả kinh tế vừa có hiệu quả giáo dục cao.

Nền kinh tế thị trường, đặc biệt là công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay đã và đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và nguồn nhân lực. Việc giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, vì thế càng trở nên cấp thiết, đòi hỏi phải thực hiện các yêu cầu sau:

Giúp học sinh hiểu rõ nhu cầu nghề nghiệp của xã hội nói chung, của địa phương nói riêng.

Tổ chức cho học sinh thể nghiệm thực tiễn lao động sản xuất của các nghề nghiệp. Đây chính là một trong những cơ sở quan trọng giúp học sinh lựa chọn nghề nghiệp tương lai một cách tự giác, phù hợp với sở thích, chí hướng và kĩ năng của các em.

Tạo điều kiện cho học sinh nắm vững cơ sở khoa học và kĩ năng lao động của các nghề. Nhờ vậy, học vấn phổ thông và học vấn kĩ thuật tổng hợp sẽ kết hợp nhuần nhuyễn với nhau và trở thành cơ sở cho học vấn nghề nghiệp, giúp

học sinh có khả năng thích ứng được với những đòi hỏi của hoạt động lao động sản xuất, hoạt động nghề nghiệp trong tương lai.

Giúp học sinh xác định rõ các tiêu chí lựa chọn nghề nghiệp tương lai: chọn nghề phù hợp với sở thích, chí hướng, khả năng bản thân và đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Hoạt động biểu diễn văn nghệ.

Sự đoàn kết thống nhất giữa các thành viên qua các hoạt động tập thể có ý nghĩa cực kì to lớn đối với việc xây dựng tập thể, không chỉ động viên, khuyến khích các em tham gia đầy đủ các hoạt động bề nổi của trường theo kiểu tham gia cho có, mà tôi định hướng để các em tham gia một cách có đầu tư và có chất lượng.

Vì thế, những hoạt động như diễn văn nghệ, cắm trại, làm báo tường, viết tập san, tham gia các hoạt động thể thao, thi gói bánh chưng và trang trí cây đào Tết- lớp chúng tôi đều hoàn thành xuất sắc, đạt thành tích cao, được Đoàn trường ghi nhận.

Hình ảnh học sinh tham gia thể thao, trải nghiệm.

Có thể nói rằng, học sinh học kém không có nghĩa các hoạt động khác đều kém. Các em luôn muốn khẳng định mình trước tập thể. Chúng ta, những người thầy người cô phải có niềm tin hướng thiện của các em và cho các em cơ hội được thể hiện mình, tổ chức hoạt động văn nghệ, thể thao và các trò chơi dân gian là nhằm mục đích đó.

Học sinh hào hứng vui vẻ khi tham gia trò chơi dân gian Tôi luôn động viên, khích lệ học sinh tham gia các hoạt động do Nhà trường

và Đoàn tổ chức, các em được đi tham quan, học tập, trải nghiệm. Và tôi nhận thấy: sau mỗi chuyến đi, các em hòa đồng hơn, thân thiện hơn, có nhiều hơn những kỹ năng sống cần thiết để các em tự tin hơn khi bước vào đời.

Thăm các di tích lịch sử ở địa phương chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ... - Các em được tham gia các hoạt động học tập trải nghiệm: Thắp hương ,chăm sóc nghĩa trang…Qua đó các em biết ơn các thế hệ cha anh đi trước đã

rằng, giáo dục kỹ năng sống là nội dung và yêu cầu quan trọng cần thực hiện một cách có hệ thống trong nhà trường, trong đó các hoạt động đó có vai trò quan trọng trong việc hình thành những phẩm chất năng lực, giáo dục lối sống, rèn thói quen cần thiết và ngược lại, khi tiếp nhận bất cứ việc gì, nhân cách cũng dựa trên chuẩn mực xã hội để điều chỉnh hành vi của các em cho phù hợp. Để giúp các em học sinh tránh xa những tác động tiêu cực, cạm bẫy của xã hội thì cần có sự giáo dục đồng bộ giữa gia đình - nhà trường - xã hội.

Đây được coi là công việc chung của toàn xã hội, nhằm giúp thế hệ trẻ hôm nay có bản lĩnh chính trị, vững vàng trước mọi cám dỗ. Không chỉ trang bị cho các em tri thức khoa học mà cần phải bồi dưỡng cho các em những chuẩn mực về giá trị đạo đức, về nhân cách, về đạo lý làm người mà mọi người cần phải có để đáp ứng con người mới xã hội chủ nghĩa. Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển nhân cách, song không nên tuyệt hóa vai trò giáo dục, mà giáo dục phải gắn liền với tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân.

GVCN đồng hành cùng các em tham gia trải nghiệm, giáo dục kỹ

năng sống

2.3. Tham gia công tác xã hội trong các hoạt động thiện hội trong các hoạt động thiện nguyện và phát triển kĩ năng sống.

Đến trường chỉ để nhồi nhét kiến thức như một cái máy, các em sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và chán chường. Các em muốn được vui chơi, muốn được hoạt động, muốn được khẳng định bản thân. Và hơn hết, qua các hoạt động tập thể, tinh thần thiện nguyện sẽ lan toả tình yêu thương, tạo môi trường cho các em rèn luyện và cống hiến, góp phần hình thành lối sống đẹp...Sự gắn kết của tập thể cũngsẽ được nhân lên gấp bội.

Tham gia các phong trào thiện nguyện, nấu cháo tình thương Mục đích:

Bồi dưỡng nhân cách, đạo đức: nhắn nhủ về lòng biết ơn, về lý tưởng sống cao

đẹp...

Rèn kỹ năng sống: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tổ chức...

các kỹ năng mềm trong cuộc sống

Hào hứng tham gia các trò chơi dân gian.

Kích thích các em học tập tốt hơn. Và giáo viên chủ nhiệm- thông qua các hoạt động - sẽ tạo nên 1 lớp học tích cực, thân thiện, hạnh phúc vì sự phát triển toàn diện của học sinh.

+ Tích hợp, liên môn giáo dục đạo đức, lối sống, lí tưởng sống, kỹ năng sống, giáo dục truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc thông qua các hoạt động học tập và rèn luyện.

Điểm đáng chú ý là, học sinh sẽ thu hoạch được rất nhiều kỹ năng “mềm” khi tham gia các hoạt động trải nghiệm, như: kỹ năng khai thác, tìm hiểu thông tin, kỹ năng làm việc nhóm, xử lý vấn đề, quan sát… để từ đó hình thành năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT và truyền thông, sử dụng ngôn ngữ, tính toán.. các em cảm thấy hạnh phúc hơn khi đến trường.

Bên cạnh đó, các hoạt động trải nghiệm thì trải nghiệm truyền thống gắn với trải nghiệm tại chỗ sẽ giúp các hoạt động này được thuận lợi và hiệu quả hơn lại đỡ vận động kinh phí. tiếp, kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng tổ chức.

Các em tham gia “Hội thao quốc phòng”

Các em muốn được khám phá, muốn được mở mang tầm nhìn, muốn được học hỏi... tất cả góp phần để các em được trưởng thành hơn khi ra đời nói chung đều mong muốn con em mình được "học mà chơi, chơi mà học". Một buổi hoặc một ngày được vui chơi trải nghiệm sẽ là động lực để các em phấn đấu trong suốt 1 kỳ/1 năm học,

2.4. Giáo dục học sinh bằng phương pháp kỷ luật tích cực vì một lớp học hạnh phúc học hạnh phúc

Có ý kiến cho rằng: Mười bốn câu nói tich cực mới đổi lại một câu nói tiêu cực, theo thống kê có cách phạt học sinh đã làm tổn thương rất lớn.Ví dụ phạt đứng góc lớp, chép phạt, đứng dưói cờ, dọn vệ sinh, xếp loại hạnh kiểm hay mời phụ huỵnh… đều ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý học sinh, làm cho các em xấu hổ, lo sợ, tổn thương và bất mãn…chỉ một hành động của giáo viên không chỉ ảnh hưởng đến một người mà thậm chí còn quyết định tương lai của cả một thế hệ học sinh.

Nhận thức được vai trò của dạy học tích cực cũng như kỉ luật tích cực trong giáo dục nhà trường, tôi đã có cái nhìn mới về cách quản lý học sinh lớp

các hình thức bạo lực, trừng phạt mà thay vào đó là sử dụng những hình thức kỉ luật tích cực, phù hợp để giúp học sinh giảm thiểu những hành vi không phù hợp, củng cố các hành vi tích cực và phát triển nhân cách một cách tốt đẹp, bền vững.

Khi học sinh mắc sai lầm tôi đã thực hiện như: Gặp riêng học sinh tìm hiểu nguyên nhân học sinh mắc lỗi và phân tích đúng sai để học sinh nhận ra thiếu sót của mình, tự rút kinh nghiệm.

Trong một số trường hợp HS cá biệt, vi phạm nội quy trường lớp, các biện pháp giáo dục ý thức kỉ luật HS tỏ ra bất lực thì các hình thức kỉ luật bằng hình phạt mới được đưa vào để giáo dục. Thay vào đó là hình phạt “tích cực” mang tính giáo dục và giá trị nhân văn. Tôi đã sử dụng các hình phạt theo tôi là tích cực như sau:

- Vệ sinh trường lớp: Tùy vào mức độ phạm lỗi của học sinh để giới hạn thời gian làm vệ sinh lớp học (Ít nhất là 2 ngày và nhiều nhất là 1 tuần) thực hiện một buổi lao động quét sân trường hay giúp người dân dọn rác. Hình phạt này vừa giáo dục ý thức lao động cho học sinh vừa bảo vệ môi trường.

Kỷ luật bằng việc đọc sách, lao động.

- Giúp đỡ những HS khác trong học tập: Những học sinh vi phạm nội quy nhưng có thành tích học tập tốt giáo viên có thể yêu cầu học sinh đó giúp đỡ bạn yếu hơn trong học tập. Sự tiến bộ của bạn là thước đo cho việc sữa sai của học sinh.

- Kỷ luật bằng việc đọc sách: Giáo viên không thể bao quát hết được những cuốn sách có trong phòng đọc để hướng dẫn và kiểm chứng kết quả đọc của các em. Thêm nữa, không phải học sinh nào cũng gạt bỏ được sự tự ti để trước lớp giới thiệu một cách trôi chảy về cuốn sách mình đã đọc.

Giải pháp hạn chế khó khăn để biện pháp giáo dục trở nên hiệu quả hơn là giáo viên không cầu toàn về kết quả đọc sách của học sinh, cần lựa chọn những cuốn sách tiêu biểu, có dung lượng vừa phải, hoặc giáo viên sẽ lựa chọn chủ đề có nội dung giáo dục tương ứng với điều học sinh vi phạm.

Để đạt được hiệu quả giáo dục từ biện pháp kỉ luật này, giáo viên hướng dẫn học sinh cách đọc, thường xuyên động viên, khích lệ học sinh, không yêu cầu quá cao về kết quả tự đọc của các em, ghi nhận những điều học sinh đã làm được và khen thưởng những học sinh tích cực đọc và trình bày khá tốt trước lớp.

Giáo viên có thể yêu cầu 1, 2, 3 học sinh cùng đọc một cuốn sách, cùng giới thiệu về một đối tượng. Giáo viên lắng nghe, so sánh và uốn nắn lại. Để triển khai có hiệu quả công tác giáo dục bằng kỷ luật tích cực, vai trò của người quản lý vô cùng quan trọng.

GV đưa ra hình thức kỉ luật HS đến thư viện của trường tìm đọc một cuốn sách mà hoặc GV sẽ lựa chọn chủ đề có nội dung giáo dục tương ứng với điều HS vi phạm Trong thời gian 1 tuần HS phải đọc và chia sẻ những điều mà mình đã đọc và học được ở cuốn sách đó trong giờ sinh hoạt lớp.

- Kỷ luật biến bãi rác thành vườn hoa, rau nhiều trường hợp mà học sinh thường vi phạm như trốn học, nói dối bố mẹ thầy cô, thường xuyên đi chậm, ăn mặc đầu tóc phản cảm, sử dụng điện thoại trong lớp học, thậm chí ngồi hát trong lớp… chúng tôi thường giáo dục bằng cách cho các em chăm sóc vườn hoa cây cảnh trong khuôn viên nhà trường, lỗi nhẹ thì ba học sinh một bồn hoa nhỏ, lỗi nặng thì mỗi em một bồn, đường kính khoảng 1,5m. Vào cuối các tháng, theo định kì Đoàn trường sẽ kiểm tra và đánh giá, từ đó xếp loại hạnh kiểm cuối kì. Các em vi phạm có cơ hội sửa chữa những sai phạm của mình bằng việc chăm sóc bồn hoa.

Đặc biệt phía sau dãy nhà học của trường, khu vườn rộng khoảng 300m2, cỏ mọc um tùm lại là chỗ học trò hay vứt rác. Mặc dù Đoàn trường đã phân công nhiệm vụ vệ sinh cho hai lớp, nhưng cỏ rác vẫn tồn tại. Việc đầu tiên là xin phép BGH nhà trường và Đoàn trường cải tạo thành vườn rau, với việc giáo dục các học sinh vi phạm, “Lấy cái xấu để cải tạo và làm nên cái đẹp”.

Vườn rau do học sinh vi phạm trồng và chăm sóc

Một quyết định xử lí kỉ luật khi học sinh mắc lỗi của giáo viên có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cả cuộc đời của một con người. Bởi tôi nhận thấy khi

được động viên, khen ngợi đúng lúc, tôn trọng em, làm cho em thấy tin tưởng giáo viên chủ nhiệm, thì các hành vi biểu hiện tích cực của các em sẽ tăng và lan tỏa các bạn trong lớp tiếp tục có hành động tương tự và giáo viên ít khi phải dùng đến các hình thức kỷ luật hay hình phạt, vì mọi hành vi tiêu cực đã được ngăn chặn trước khi xảy ra.

Tuyệt đối không sử dụng hình phạt mang tính chất bạo lực, các hình phạt cần phù hợp với mức độ vi phạm và bản chất của hành vi sai phạm. Ví dụ: vứt rác bừa bãi thì phải chọn hình thức phạt là vệ sinh lớp trong một thời gian nhất định nào đó; không học bài cũ thì giờ ra chơi phải ở lại trong lớp hoàn thiện bài; cùng hai vụ việc học sinh gây gổ đánh nhau nhưng có thể xử lý khác nhau… tránh trường hợp giáo viên nóng nảy, vì ảnh hưởng thi đua của lớp hay nề nếp của trường mà chưa tìm hiểu nguyên nhân sự việc đã dùng bạo lực hay chửi bới thậm tệ học sinh. Những hành động bạo lực đó, đặc biệt trước đám đông sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng và tổn thương lòng tự trọng của các em. Chỉ có tình yêu thương mới giúp đỡ các em nhận ra lỗi lầm của mình mà sửa chữa tiến bộ.

Việc khen ngợi, động viên đặc biệt quan trọng đối với những học sinh cá biệt hay học sinh thường có hành vi vô kỷ luật trong lớp. Bí quyết là áp dụng những hình thức khen thưởng phù hợp với lứa tuổi và sự quan tâm của các em với tiêu chí tuyên dương khen ngợi cụ thể từng cá nhân học sinh và không công chúng hoá lỗi lầm của học sinh, không nói lời làm tổn thương học sinh, lắng nghe học sinh bằng cả trái tim và sự thấu hiểu.

2.5. Tính sư phạm trong xây dựng lớp học hạnh phúc.

Qua quá trình nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, kế thừa kinh nghiệm của những người đi trước tôi rút ra một số nguyên tắc trong quá ứng xư với học sinh.

Trước hết các thầy cô giáo phải là người gương mẫu cho học sinh về nhân cách, thái độ, về cách hành xử, ứng xử cũng như về lời ăn, tiếng nói của mình. Hơn nữa phải thay đổi suy nghĩ, tránh lối áp đặt một chiều cho các em. Phải tạo cho các em có cơ hội thể hiện suy nghĩ và sở thích của mình.

Các thầy cô cần dành thời gian suy ngẫm về nghề nghiệp của mình, ngoài dạy văn hóa các thầy cô còn dạy người. Các thầy cô cần thấy rõ về giá trị nghề nghiệp để không chỉ có thêm tình yêu đối với công việc mà còn để có tình yêu đối với trò. Khi có được tình yêu nghề nghiệp, tình thương với trò, người giáo

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG lực học SINH THÔNG QUA CÔNG tác CHỦ NHIỆM, HƯỚNG tới xây DỰNG lớp học HẠNH PHÚC TRONG NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY (Trang 39)