8. Cấu trúc luận văn
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.2. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục cũng như quản lý xã hội là hoạt động có ý thức của con người nhằm theo đuổi những mục đích của mình. Quản lý giáo dục là những tác động có ý thức, hệ thống hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau lên tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo cho hệ thống giáo dục vận hành liên tục, phát triển cả về chất lượng và số lượng. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về QLGD, song người ta thường đưa ra khái niệm này theo hai cấp độ vĩ mô và vi mô.
Quản lý giáo dục ở cấp độ vĩ mô:
Theo D.V Khuđominxki thì: “Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý nghĩa và có mục đích của chủ thế của các cấp khác nhau ở tất cả các khâu của hệ thống. Từ Bộ Giáo dục đến cơ sở giáo dục nhà trường nhằm mục đích bảo đảm việc giáo dục chủ nghĩa cộng sản cho thế hệ trẻ bảo đảm sự phát triển toàn diện và hài hoà của họ” [13;tr33].
Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về số lượng cũng như chất lượng [13,tr13].
Quản lí giáo dục là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và hợp qui luật) của chủ thể quản lí đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là các Nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội ” [13,tr14].
Xét ở cấp độ vi mô, cơ sở giáo dục là một nhà trường:
QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý làm cho hệ vận hành theo đường lối, nguyên lý của Đảng thực hiện được các tính chất của nhà nước XHCN Việt nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy, giáo dục thế hệ trẻ, đưa thế hệ trẻ đến mục tiêu dự kiến lên trạng thái về chất” [18,tr19].
Quản lý giáo dục ở cấp độ vi mô:
Một tác giả cũng cho rằng QLGD ở cấp độ vi mô là những tác động tự giác (có ý thức, có kế hoạch, có hệ thống và hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, CNV, tập thể HS, cha mẹ HS [13,tr226].
Nói tóm lại, quản lý giáo dục dù ở cấp độ nào cũng chính là tác động có định hướng của nhà quản lý trong vận dụng phương pháp chung nhất của khoa học giáo dục nhằm đạt được hiệu quả tối ưu mục tiêu đề ra. Những tác động có định hướng là những công cụ quan trọng trong việc vận hành hệ thống quản lý, giúp bộ máy quản lý được tổ chức đúng kế hoạch và có khoa học. Trong đề tài này, chúng tôi tiếp cận khái niệm quản lý giáo dục ở cấp độ vi mô, đó là quy trình quản lý của hiệu trưởng các trường tiểu học đáp ứng hoạt động KT, ĐG TX.