1.3.5. Hình thức, phương pháp và quy trình đánh giá thường xuyên ở tiểu học
1.3.5.1. Hình thức đánh giá thường xuyên ở tiểu học.
Đánh giá thường xuyên theo tiến trình bài học và hoạt động giáo dục có các hình thức đánh giá sau:
GV đánh giá HS tự đánh giá HS đánh giá bạn Phụ huynh đánh giá
Hình thức thứ nhất là, trong quá trình đánh giá thường xuyên, GV ghi vào“Nhật kí đánh giá” của mình những điều cần đặc biệt lưu ý, giúp ích cho quá trình theo dõi, giáo dục đối với cá nhân hoặc tập thể HS. GV cũng có thể sử dụng hình thức viết thư cho học sinh vừa dễ gần gũi với học sinh lại dễ hiểu được tâm tư, nguyện vọng của các em.
Hình thức thứ hai là hoạt động tự đánh giá của học sinh, đối với mỗi nhiệm vụ/hoạt động cá nhân thì HS cố gắng tự thực hiện; trong quá trình thực hiện hoặc sau khi thực hiện nhiệm vụ, HS tự đánh giá việc làm và kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình. Chia sẻ kết quả hoặc khó khăn không thể vượt qua với bạn/nhóm bạn hoặc giáo viên để giúp bạn hoặc được bạn hay GV giúp đỡ kịp thời; báo cáo kết quả cuối cùng với GV để được xác nhận hoàn thành hoặc được hướng dẫn thêm. “Nhật kí tự đánh giá” sẽ ghi lại những gì đã làm được, chưa làm được; những mong muốn của bản thân trong quá trình học tập, sinh hoạt và rèn luyện; những điều muốn nói với các bạn, thầy cô giáo, cha mẹ và người thân. Nhật kí này là của riêng HS, có thể chia sẻ hoặc không chia sẻ với người khác.
Hình thức thứ ba là hoạt động đánh giá của học với bạn cùng lớp, ngay trong quá trình tổ chức các hoạt động học tập, sinh hoạt tập thể, GV hướng dẫn HS tham gia đánh giá bạn hoặc nhóm bạn. Ví dụ: GV yêu cầu HS quan sát hoạt động để nhận xét bài làm, câu trả lời của bạn/nhóm bạn hoặc giúp bạn hoạt
động hiệu quả hơn; viết phiếu “điều em muốn nói” (nếu có) để góp ý hoặc động viên bạn… trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau. GV có thể đưa ra lời nhận xét, góp ý đối với các đánh giá của HS cũng trên tinh thần tôn trọng ý kiến của các em.
Hình thức thứ tư là hoạt động đánh giá của phụ huynh, phụ huynh được mời tham gia hoặc quan sát các hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường, sử dụng tài liệu hướng dẫn học tập, đáp ứng các yêu cầu của HS trong quá trình học tập, nhất là những hoạt động học tập, sinh hoạt ở gia đình, ở cộng đồng và nên ghi nhận định vào phiếu đánh giá. Thông qua đó động viên, giúp đỡ các em học tập, rèn luyện, phát triển kỹ năng sống, vận dụng kiến thức vào cuộc sống và tham gia các hoạt động xã hội, tìm hiểu về những sự vật, hiện tượng tự nhiên và văn hóa, lịch sử, nghề truyền thống của địa phương.
Ngoài đánh giá bằng nhận xét, HS còn được đánh giá định kì kết quả học tập các môn Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí được tiến hành vào cuối học kì I và cuối năm học bằng bài kiểm tra định kì. Kết quả kiểm tra định kì phản ánh mức độ đạt được kiến thức, kĩ năng và năng lực môn học của HS, được đánh giá thông qua hình thức cho điểm (thang điểm 10) kết hợp với sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm, hạn chế còn tồn tại.
Thực tế, ngoài giáo dục của nhà trường, HS thường xuyên được gia đình giáo dục về tất cả các mặt mà không hề chấm điểm. Có nhiều cách để phụ huynh có thể nắm được chất lượng học tập của con mình. Chẳng hạn như có thể hàng ngày trao đổi, hỏi con hôm nay con học được những gì ở lớp; hoặc xem vở, phiếu học tập, các bài làm, lời nhận xét của GV hoặc hỏi trực tiếp GV về khả năng học tập của con mình.
GV có thể ghi nhận xét vào sổ tay riêng hoặc vào giáo án mà không cần ghi vào sổ theo dõi chất lượng. Việc ghi nhận xét đó là để tự GV ghi nhớ thông tin, dự kiến những biện pháp giúp đỡ kịp thời đối với những HS chưa hoàn thành nội dung học tập hoặc hoạt động giáo dục khác trong tháng, áp dụng những biện pháp khuyến khích những học sinh đã hoàn thành tốt.
Như vậy, khi thấy cần thiết thì GV viết nhận xét và không bắt buộc phải ghi nhận xét tất cả học sinh hằng tháng. Cán bộ quản lý không kiểm tra nội dung ghi trong sổ theo dõi chất lượng hoặc sổ tay, giáo án riêng của giáo viên. Một trong những nhiệm vụ của giáo viên là tổ chức, hướng dẫn học và đánh giá quá trình và kết quả học tập của học sinh. Giờ đây, việc đánh giá thường xuyên HS bằng nhận xét, có thể bằng lời nói trực tiếp hoặc viết vào vở, bài làm học sinh, thông qua đó phụ huynh và học sinh cảm nhận được tinh thần trách nhiệm, tình cảm của giáo viên dành cho HS.
Mỗi HS sẽ nhìn thấy được khả năng, sở trường của mình để phát huy; đồng thời, cũng biết được rõ hạn chế, những điểm cần cố gắng hơn trong học tập để khắc phục với sự hỗ trợ, giúp đỡ của GV. Gia đình cũng trên cơ sở đó cùng phối hợp giáo dục học sinh, giúp các em tiến bộ. Trong quá trình thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên, áp lực sẽ giảm dần; các thầy cô sẽ cùng chia sẻ, học hỏi lẫn nhau thông qua tập huấn, sinh hoạt chuyên môn tổ, trường, cụm trường và tự mình rút kinh nghiệm.
Sự gắn bó trách nhiệm giữa GV và cha mẹ HS đem sẽ đem đến sự tiến bộ của các em. Đó cũng là niềm động viên to lớn đối với những người thầy có ý thức trách nhiệm trong công việc của mình.
1.3.5.2. Phương pháp đánh giá thường xuyên ở tiểu học.
Trong quá trình dạy học, căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động mà học sinh phải thực hiện trong bài học, giáo viên tiến hành một số phương pháp như quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh, nhóm học sinh theo tiến trình dạy học;
Phương pháp thứ nhất là nhận xét bằng lời nói trực tiếp với học sinh;
Phương pháp thứ hai là giáo viên nhận xét vào phiếu, vở của học sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được; mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết, phù hợp
với yêu cầu của bài học, hoạt động của học sinh; quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của học sinh; áp dụng biện pháp cụ thể để kịp thời giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn. Do năng lực của học sinh không đồng đều nên có thể chấp nhận sự khác nhau về thời gian, mức độ hoàn thành nhiệm vụ.
Hàng tuần, giáo viên lưu ý đến những học sinh có nhiệm vụ chưa hoàn thành; giúp đỡ kịp thời để học sinh biết cách hoàn thành; hàng tháng, giáo viên ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục về mức độ hoàn thành nội dung học tập từng môn học, hoạt động giáo dục khác; dự kiến và áp dụng biện pháp cụ thể, riêng biệt giúp đỡ kịp thời đối với những học sinh chưa hoàn thành nội dung học tập môn học, hoạt động giáo dục khác trong tháng.
Phương pháp thứ ba là giáo viên sẽ quan sát, động viên các hoạt động của học sinh hoặc cùng học sinh tham gia các hoạt động.
Phương pháp thứ tư là giáo viên sẽ trao đổi với giáo viên các nhận xét, để đưa ra các hình thức phù hợp trong đánh giá thường xuyên với học sinh.
Trong quá trình nhận xét học sinh, giáo viên cần đặc biệt quan tâm động viên, khích lệ, biểu dương, khen ngợi kịp thời đối với từng thành tích, tiến bộ giúp học sinh tự tin vươn lên; không dùng điểm số để đánh giá thường xuyên. Học sinh cũng có thể tự đánh giá ngay trong quá trình hoặc sau khi thực hiện từng nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục khác và có thể phản hồi với giáo viên nếu có.
1.3.5.3. Quy trình đánh giá thường xuyên ở tiểu học.
Đánh giá thường xuyên không dùng điểm số để đánh giá mà giáo viên ghi những nhận xét đáng chú ý nhất, những kết quả học sinh đã đạt được hoặc chưa đạt được; biện pháp cụ thể giúp học sinh vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Có thể đưa ra quy trình đánh giá thường xuyên ở tiểu học theo trình tự thời gian như sau:
Hàng ngày: giáo viên nhận xét bằng lời nói trực tiếp với học sinh hoặc viết nhận xét vào phiếu, vở của học sinh về những kết quả đã làm được hoặc
chưa làm được; mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu của bài học, hoạt động của học sinh.
Hàng tuần: giáo viên lưu ý đến những học sinh có nhiệm vụ chưa hoàn thành; giúp đỡ kịp thời để học sinh biết cách hoàn thành.
Hàng tháng: giáo viên ghi nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục về mức độ hoàn thành nội dung học tập từng môn học, hoạt động giáo dục khác; dự kiến và áp dụng biện pháp cụ thể, riêng biệt giúp đỡ kịp thời đối với những học sinh chưa hoàn thành nội dung học tập môn học, hoạt động giáo dục khác trong tháng.
Để xét hoàn thành chương trình lớp học, học sinh cần đạt được các điều kiện sau:
Đánh giá thường xuyên đối với tất cả các môn học, hoạt động giáo dục: Hoàn thành;
Đánh giá định kì cuối năm học các môn học theo quy định: đạt điểm 5(năm) trở lên;
Mức độ hình thành và phát triển năng lực: Đạt;
Mức độ hình thành và phát triển phẩm chất: Đạt;
Sau khi học sinh hoàn thành chương trình lớp 5 (năm) sẽ được xác nhận và ghi vào học bạ là: Hoàn thành chương trình tiểu học.
Còn theo nội dung công việc của giáo viên KT, ĐG thường xuyên có trình tự 4 bước:
- Bước 1: Kiểm tra
Mục đích: Nhằm giúp GV thu thập được thông tin về quá trình, kết quả trước hết là bài làm của HS.
- Phương pháp: GV quan sát hoạt động của học sinh, nêu câu hỏi vấn đáp, ra bài và đọc bài, nghe HS trình bày.
- Bước 2: Xử lý thông tin
Mục đích: Những thông tin trong quá trình kiểm tra phải được GV xử lý (quá trình này chủ yếu diễn ra trong đầu giáo viên).
Phương pháp: GV có thể sử dụng sổ tay hay danh sách HS để ghi lại lỗi (nếu có) của từng em, hoặc thu vở học sinh để chấm.
- Bước 3: Ra quyết định, nhận xét
Mục đích: GV cần nhận xét ai?, Nội dung nhận xét là gì?, Nhận xét? Phương pháp: GV phải xác định đúng kết quả bài làm, học sinh làm gì, còn mắc lỗi.
- Bước 4: Định hướng, điều chỉnh
Mục đích: Giúp HS khắc phục, sửa lỗi cho học sinh.
Phương pháp: GV liên hệ với gia đình để sửa lỗi cho từng cá nhân hoặc chung cả lớp (theo từng loại lỗi).
Giảm áp lực và tăng cường sự động viên, khuyến khích là một trong những nét ưu việt của Thông tư 30 về đổi mới cách đánh giá học sinh tiểu học. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả, ngoài sự tâm huyết của các thầy, cô giáo, các bậc phụ huynh cần dành nhiều thời gian theo dõi, kiểm tra việc học tập và rèn luyện của con mình lúc ở nhà để có sự phối hợp tốt hơn với nhà trường.
1.3.6. So sánh KT, ĐG tổng kết và KT, ĐG thường xuyên
Từ những phân tích trên, có thể so sánh sự khác biệt giữa KT, ĐG tổng kết và KT, ĐG thường xuyên như sau:
Bảng 1.1: So sánh sự khác biệt giữa KT, ĐG tổng kết và KT, ĐG thường xuyên
Stt Nội dung so sánh KT, ĐG tổng kết KT, ĐG thường xuyên
1 Mục tiêu Nhằm đo lường kết quả học tập theo mục tiêu môn học, từ đó xếp loại học sinh, thông báo kết quả này cho những người có liên quan.
Nhằm xác định trình độ hiện tại thời điểm học tập của học sinh, từ đó điều chỉnh việc dạy học và học nhằm giúp học sinh đạt được mục tiêu hoạt động bài học, môn học tiến bộ. 2 Lĩnh vực KT, ĐG Liên quan đến việc học tập
các môn học.
Liên quan đến việc học tập và cả việc rèn luyện của HS.
Stt Nội dung so sánh KT, ĐG tổng kết KT, ĐG thường xuyên
3 Nội dung Liên quan tới toàn bộ nội dung cơ bản của môn học theo quy định của chương trình giáo dục tiểu học.
Chỉ đề cập chủ yếu tới những nôi dung liên quan đến các bài học mà học sinh đang học, sẽ học sắp tới. Ngoài ra, còn liên quan tới những biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học.
4 Thời gian Diễn ra vào cuối kỳ, năm học.
Diễn ra thường xuyên trong suốt quá trình học tập, rèn luyện của học sinh trong năm học.
5 Vai trò của HS Học sinh làm bài kiểm tra, tiếp nhận kết quả sau khi có kết quả.
Học sinh tham giá quá trình này, nhất là phát hiện ra những hạn chế, sai sót và tự giác khắc phục, sửa chữa để tiến bộ.
6 Phương thức KT Thông qua bài kiểm tra của học sinh.
Được thực hiện qua những phương pháp khác nhau như: vấn đáp, quan sát, nghiên cứu bài làm của học sinh, trao đổi với các lực lượng giáo dục,…
7 Hình thức KT Cho điểm
(Có thể kèm nhận xét)
Nhận xét
(Không cho điểm) 8 Xử lý kết quả Xác nhận hoàn thành
chương trình học, xếp loại, phân loại HS.
Nhằm giúp HS khắc phục hạn chế, sửa chữa sai sót để liên tục tiến bộ, phát triển, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học, giáo dục.
1.3.7. Yêu cầu của việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh học sinh
Kiểm tra, đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh muốn đem lại hiệu quả cao thì phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau đây:
Thứ nhất, đảm bảo tính khách quan, hoạt động KT, ĐG thường xuyên kết quả học tập cần phản ánh đúng kết quả học tập của HS. Những thông tin mà GV thu được phải đảm bảo là những bằng chứng đi đến những kết luận phù hợp khi nhận xét HS. Lời nhận xét của GV đúng với nhận thức và kết quả mà học sinh tiếp thu được trong từng tiết học, bài học.
Thứ hai, đảm bảo tính phát triển, hoạt động KT, ĐG thường xuyên kết quả học tập của HS phải hướng học sinh tự đánh giá được việc làm và kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình. Từ đó, HS mới biết được hạn chế và những điểm cần phải cố gắng hơn nữa trong học tập.
Thứ ba, đảm bảo tính công bằng, trong quá trình dạy học, GV là người hỗ trợ, theo dõi trực tiếp và đưa ra những lời nhận xét để HS tự sửa chữa và tiến bộ. Vì vậy, khi tiến hành KT, ĐG kết quả học tập của HS, GV nên có sự quan sát, đánh giá mức độ tiến bộ của HS thật kĩ lưỡng, đánh giá đúng với năng lực của HS.
Thứ tư, hoạt động kiểm tra, đánh giá thường xuyên phải đảm bảo được sự tham gia của tất cả các chủ thể quản lý. Bên cạnh việc KT, ĐG HS của GV thì sự phối hợp giữa GV - cha mẹ HS sẽ đem đến hiệu quả của hoạt động của đánh giá và theo sát được sự tiến bộ của các em. Ngoài ra, GV phải là người tổ chức để HS có thể tự đánh giá đúng bản thân và được đánh giá bạn mình.
1.4. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá thường xuyên ở tiểu học
1.4.1. Những điểm mới thông tư số 30/2014/TT - BGDĐT
Nghiên cứu những điểm mới của thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT so với thông tư 32:
Bảng 1.2: Điểm mới trong thông tư số 30/2014/TT - BGDĐT