8. Cấu trúc luận văn
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.3. Kiểm tra đánh giá
1.2.3.1.Kiểm tra
Theo từ điển của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam thì “Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”.
“Kiểm tra là xem xét thực tế để tìm ra những sai lệch so với quyết định kế hoạch và chuẩn mực đã quy định; phát hiện ra những trạng thái thực tế, so sánh trạng thái đó với khuôn mẫu đã đặt ra; khi phát hiện ra những sai sót thì cần phải điều chỉnh, uốn nắn, sửa chữa kịp thời”.
Trong giáo dục, kiểm tra kết quả học tập của HS là quá trình thu thập thông tin về biểu hiện kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh trong quá trình dạy học nhằm cung cấp dữ kiện cho việc đánh giá. Có thể mô tả quá trình kiểm tra thông qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ mô tả quá trình kiểm tra
Trong dạy học thường có các hình thức kiểm tra sau: kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra tổng kết.
Người giáo viên trong quá trình kiểm tra cần chú ý tác động tới đối tượng kiểm tra (nhóm, cá nhân), cần xem xét trên tình hình thực tế và qua đó đánh giá kết quả đạt được. Quá trình kiểm tra cần chú ý tới tiêu chí, nội dung và phương pháp và dựa trên nguyên tắc khoa học để tạo thành hệ thống kiểm tra thích hợp.
1.2.3.2. Đánh giá
“Đánh giá là một quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ và khả năng hoàn thiện mục tiêu của học sinh”, tức là đánh giá nhằm xác định mục tiêu đã và đang đạt được ở mức độ nào để tiếp tục hoàn thành.
Đánh giá đồng thời cũng là việc thu tín hiệu ngược, là công cụ thu thập thông tin về đối tượng. Đối với quá trình đánh giá người học giáo viên sẽ thu được thông tin về năng lực, phẩm chất của học sinh đó. Giáo viên sẽ hình thành những nhận định, phán đoán với kết quả đánh giá, đối chiếu với mục tiêu và chuẩn đề ra. Giáo viên sẽ có những điều chỉnh trong quá trình dạy học, nâng cao hiệu quả dạy học.
Muốn đánh giá kết quả học tập của học sinh, giáo viên cần rà soát lại công việc học tập của học sinh, sau đó tiến hành đo lường để thu thập thông tin. Quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS phải được thực hiện một cách có hệ thống và liên tục. Nếu đánh giá thiếu sự chuẩn bị hay tùy tiện có thể dẫn đến kết quả không đáng tin cậy, thiếu công bằng và vô căn cứ.
Trong đánh giá giáo dục, có hai yếu tố được quan tâm, đó là:
Trong hệ thống giáo dục, đánh giá có vai trò tích cực trong việc điều chỉnh làm cơ sở cho đổi mới trong đào tạo. Gs.Ts Eduardo C. Cascallar - Đại học Leuven (Bỉ) đã nhận định: “Đánh giá để cải tiến việc học và đưa ra các quyết định giáo dục tốt hơn”. Nói tóm lại, đánh giá là một quá trình có hệ thống xem xét các thành tựu của học sinh trong và suốt quá trình học bằng cách thu thập thông tin về học tập của học sinh để cải tiến giáo dục.
1.2.3.3. Mối quan hệ giữa kiểm tra và đánh giá
Có thể thấy, kiểm tra và đánh giá là hai khái niệm khác nhau nhưng có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đề tài này tác giả quan niệm đó là một khái niệm “kép”. Kiểm tra sẽ cung cấp những dữ kiện, thông tin làm cơ sở cho đánh giá. Kiểm tra là công việc nhằm mô tả và thu thập những bằng chứng về kết quả của quá trình giáo dục nhằm đối chiếu với mục tiêu đề ra. Nói cách khác, quá trình kiểm tra giúp đánh giá làm rõ đối tượng được đánh giá.
Kiểm tra, đánh giá còn là quan hệ mục tiêu. Kiểm tra cung cấp thông tin cho đánh giá. Còn đánh giá thông qua kết quả của kiểm tra để đưa ra nhận xét, quyết định về đối tượng được đánh giá. Kiểm tra, đánh giá là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh về tác động và nguyên nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định của giáo viên và nhà trường, cho bản thân học sinh để học sinh học tập ngày một tiến bộ hơn. Có thể thấy, phương tiện và hình thức quan trọng của đánh giá là kiểm tra.
Vị trí, vai trò của kiểm tra, đánh giá là không chỉ ở thời điểm cuối cùng của mỗi giai đoạn giáo dục mà trong cả quá trình. Nếu theo tiếp cận chức năng, thì đánh giá ở mỗi thời điểm cuối mỗi giai đoạn sẽ trở thành khởi điểm của một giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu cầu cao hơn, chất lượng mới hơn trong cả một quá trình giáo dục. Còn trong dạy học thì kiểm tra là việc thu thập thông tin để có cơ sở đánh giá học sinh trong quá trình dạy học. Mục 2 điều 11 Nghị định số 75/2006/NĐ - CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ Quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo du ̣c xác đi ̣nh: “Việc đánh giá kết quả học tập, công nhận người học hoàn thành chương trình môn học, cấp học hoặc trình độ đào tạo bằng hình thức kiểm tra, thi kết thúc môn học, thi tốt nghiệp hoặc xét tốt nghiệp; kết quả kiểm tra, thi là một căn cứ chủ yếu giúp nhà trường và các cấp quản lý giáo dục đánh giá chất lượng giáo dục”. Thực chất, hình thức thi kết thúc môn học, thi tốt nghiệp,…đều là việc thu thập thông tin trong hoặc sau khi kết thúc khóa học, bài học. Còn việc công nhận người học hoàn thành chương trình môn học, cấp học, bài học, khóa học,… xếp loại ở mức độ nào chính là đánh giá. Đối với học sinh tiểu học, đánh giá thấp nhất có thể là chưa hoàn thành chương trình của năm học đó, căn cứ từ kết quả đánh giá đó học sinh đó sẽ phải học lại để hoàn thành chương trình chưa đạt.
Kiểm tra, đánh giá có thể được tiếp cận theo hướng là một trong những chức năng quan trọng của quản lý. Trong hoạt động quản lý nếu không có kiểm tra thì chưa thể gọi là hoạt động quản lý. Nhắc tới quản lý là nhắc tới: “Kế - Tổ - Đạo - Kiểm” (Lập kế hoạch - Tổ chức - Chỉ đạo - Kiểm tra, đánh giá). Kiểm tra, đánh giá chính là một chức năng của quản lý. Hoạt động này được xem là khâu cuối cùng của quản lý nhưng lại đóng vai trò xem xét và đối chiếu một hoạt động nào đó so với chuẩn mực đã quy định, từ đó điều chỉnh và uốn nắn để có sự sửa chữa kịp thời. Kiểm tra, đánh giá là giải pháp tối ưu để đảm bảo chất lượng. Thế nhưng, trong đề tài này, tác giả xin đi sâu vào cách tiếp cận kiểm tra, đánh giá trong dạy học, tức là kiểm tra là công việc nhằm mô tả và thu thập những thông tin làm cơ sở cho đánh giá, căn cứ vào kết quả của quá trình kiểm tra, đánh giá nhằm đối chiếu với mục tiêu đề ra, từ đó điều chỉnh quá trình dạy học (nội dung dạy học, phương pháp dạy học, hình thức dạy học,…) để phù hợp với mục tiêu đã đề ra.