Chú thích chung cho biểu đồ 3.1, 3.2 và 3.3:
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý về kiểm tra đánh giá thường xuyên kết quả học tập
Biện pháp 2: Bồi dưỡng kỹ năng kiểm tra đánh giá thường xuyên kết quả học tập cho giáo viên tiểu học trên địa bàn huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên
Biện pháp 3: Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động kiểm tra đánh giá thường xuyên
Biện pháp 4: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm tra đánh giá thường xuyên
Biện pháp 5: Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kiểm tra đánh giá thường xuyên
Mặc dù CBQL và GV đánh giá rất cao về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất trong hoạt động bồi dưỡng, tuy nhiên mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp được đánh giá không đồng đều, cụ thể như sau:
Biện pháp thứ 1: Nâng cao nhận thức của CBQL và GV về vai trò, tầm quan trọng của KT, ĐG thường xuyên cho CBQL, GV các trường tiểu học trên
địa bàn huyện Đại Từ trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng và quyết định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Đa số các các ý kiến cho là rất cần thiết và rất khả thi bởi nhận thức có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình làm chuyển biến hành động của một tổ chức, cá nhân. Mọi hoạt động chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi chủ thể của hoạt động đó đã có nhận thức đúng đắn. Việc nâng cao nhận thực mang tính chất tiên quyết cho hoạt động. Qua nghiên cứu, phỏng vấn các cán bộ, giáo viên và theo dõi chúng tôi nhận thấy trong việc nâng cao nhận thức về vai trò và ý nghĩa của KT, ĐG thường xuyên cho CBQL, GV ở các trường tiểu trên địa bàn huyện Đại Từ nói riêng và trong các trường tiểu học tỉnh Thái Nguyên nói chung bước đầu diễn ra khá thuận lợi. Nâng cao nhận thức của GV và CBQL về kiểm tra đánh giá thường xuyên kết quả học tập là nhiệm vụ trọng tâm và cần được thực hiện nghiêm túc.
Biện pháp thứ 2: “Bồi dưỡng kỹ năng kiểm tra đánh giá thường xuyên kết quả học tập cho giáo viên tiểu học trên địa bàn huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên” là phù hợp với điều kiện thực tế của các trưởng tiểu học trên địa bàn huyện Đại Từ . Tuy nhiên, biện pháp này được các CBQL và GV đánh giá chưa cao về mức độ cần thiết và mức độ khả thi. Trên cơ sở đó CBQL cần có kế hoạch bồi dưỡng năng lực KT, ĐG thường xuyên cho GV một cách cụ thể, rõ ràng, phù hợp với GV, đồng thời có những biện pháp tác động, bồi dưỡng thích hợp để khắc phục những hạn chế còn tồn tại.
Biện pháp thứ 3: Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động kiểm tra đánh giá thường xuyên. Ngoài giờ học trên lớp, HS có lượng lớn thời gian ở gia đình, trong quá trình đó, nếu HS được phụ huynh quan tâm, sát sao và cùng có kế hoạch phối hợp với nhà trường giáo dục và giúp con mình khắc phục những lỗi sai thì sẽ phát huy được tối ưu hiệu quả của KT, ĐG thường xuyên.
Biện pháp thứ 4: Tính khả thi của biện pháp “Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm tra đánh giá thường xuyên” là kim chỉ nam cho
hành động đúng. Việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm tra đánh giá thường xuyên sẽ góp phần duy trì, nâng cao chất lượng và hiệu quả của KT, ĐG thường xuyên. Biện pháp này là biện pháp mang tính then chốt trong công tác quản lý của các nhà trường tiểu học trên địa bàn huyện Đại Từ.
Biện pháp thứ 5: Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kiểm tra đánh giá thường xuyên cơ sở để phục vụ cho hoạt động KT, ĐG diễn ra thường xuyên. Đây được xem là công việc chưa được các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đại Từ thực hiện đồng bộ. Để biết được lý do, chúng tôi tiếp tục phỏng vấn và tìm ra nguyên nhân, nguyên nhân hiện nay do các trường chưa được hoàn toàn tự chủ về tài chính, hơn nữa nguồn tài chính ở các trường này cũng không dồi dào. Đó chính là những nguyên nhân giải thích lý do có tới 27,18% CBQL, GV đánh giá biện pháp này có tính không khả thi cao. Để biện pháp này được khả thi cao về phía CBQL, GV huy động các nguồn lực tài chính và làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
Việc “Nâng cao kỹ năng kiểm tra đánh giá thường xuyên kết quả học tập cho giáo viên tiểu học trên địa bàn huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên” cùng với việc “Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kiểm tra đánh giá thường xuyên” sẽ tạo điều kiện để thực hiện tốt 3 biện pháp trên. Tuy nhiên, việc “Tăng cường cơ sở vật chất” lại nằm ngoài khả năng của CBQL, GV. Vì vậy, nhà quản lý cần phải cân nhắc để đưa ra những quyết sách cho phù hợp với thực tế của nhà trường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động KT, ĐG thường xuyên đã giúp tác giả phân tích rõ thực trạng quản lý hoạt động KT, ĐG thường xuyên của các nhà trường tiểu học trên địa bàn huyện Đại Từ. Qua đó, tác giả đã nghiên cứu đề xuất một số biện pháp đổi mới quản lý hoạt động KT, ĐG thường xuyên. Cụ thể như:
- Nâng cao nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý về kiểm tra đánh giá thường xuyên kết quả học tập;
- Bồi dưỡng kỹ năng kiểm tra, đánh giá thường xuyên kết quả học tập cho giáo viên tiểu học trên địa bàn huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên;
- Tăng cường phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động kiểm tra đánh giá thường xuyên;
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm tra, đánh giá thường xuyên;
- Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kiểm tra, đánh giá thường xuyên.
Nhà quản lý cần nắm bắt các biện pháp trên và vận dụng linh hoạt vào từng nhà trường. Các biện pháp trên tuy độc lập nhưng lại có sự liên quan và phụ thuộc lẫn nhau. Nếu thiếu đi một biện pháp là thiếu đi một góc cạnh quan trọng. Vì thế, nhà quản lý có thể tách rời từng biện pháp hoặc lồng ghép chúng để đạt được hiệu quả mong muốn.
Những biện pháp trên chưa thể khắc phục hết những tồn tại của thực trạng KT, ĐG thường xuyên ở các nhà trường tiểu học trên địa bàn huyện Đại Từ. Thế nhưng, từ những biện pháp mà tác giả đưa ra sẽ là những giải pháp quan trọng và là cơ sở để triển khai các biện pháp khác được thành công. Với tâm huyết chất lượng giáo dục tiểu học sẽ được nâng cao (mà KT, ĐG thường xuyên chính là cốt lõi ảnh hưởng trực tiếp tới điều đó). Tác giả hy vọng trong trong tương lai, đây sẽ là những biện pháp được ứng dụng trong thực tiễn.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng đề tài nghiên cứu về KT, ĐG thường xuyên và quản lý hoạt động KT, ĐG thường xuyên có rất ít. Đặc biệt, ngay từ khi Thông tư số 30/2014/TT-BGD ra đời thì việc nghiên cứu về KT, ĐG thường xuyên và quản lý hoạt động KT, ĐG thường xuyên là điều cần thiết.
KT, ĐG thường xuyên và QL hoạt động KT, ĐG thường xuyên là KT, ĐG diễn ra trong quá trình dạy học. Kế hoạch KT, ĐG được tích hợp vào nội dung bài học và nhằm mục đích xác định sự tiến bộ của HS trong học tập. Chính vì vậy, QL hoạt động KT, ĐG thường xuyên của Hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đại Từ được tiếp cận theo chức năng, cũng bao gồm 4 chức năng: “Lập kế hoạch - Tổ chức - Chỉ đạo - Kiểm tra” nhưng nội dung của hoạt động quản lý KT, ĐG thường xuyên thì khác so với hoạt động KT, ĐG nói chung.
Qua nghiên cứu thực trạng KT, ĐG và quản lý hoạt động KT, ĐG thường xuyên ở một số trường tiểu học trên địa bàn huyện Đại Từ. Chúng tôi nhận thấy mức độ và hiệu quả của QL KT, ĐG chưa cao, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. Đó là do GV và CBQL nhận thức chưa rõ về KT, ĐG thường xuyên hoặc chưa có kỹ năng cũng như chưa có những hướng dẫn chung cụ thể.
Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn chúng tôi đề xuất 5 biện pháp quản lý hoạt động KT, ĐG thường xuyên nhằm nâng cao hiệu quả của KT, ĐG thường xuyên. Chúng tôi đã xin ý kiến của GV, CBQL các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đại Từ và đều đồng ý rằng những biện pháp chúng tôi đưa ra là cần thiết và khả thi.
2. Khuyến nghị
- Đề nghị Sở GD&ĐT Thái Nguyên có những định hướng, chỉ đạo cụ thể về KT, ĐG thường xuyên và quản lý KT, ĐG thường xuyên để chỉ đạo các trường cùng thực hiện theo đường lối chung. Nếu có thể, đề nghị Sở GD&ĐT Thái Nguyên ban hành tài liệu chính thống và thống nhất trên toàn tỉnh để tạo
sự đồng nhất trong thực hiện KT, ĐG thường xuyên giữa các trường tiểu học trong tỉnh.
- Đề nghị Phòng GD&ĐT huyện Đại Từ tiếp tục tổ chức các chuyên đề, các buổi hội thảo để các CBQL và GV trong huyện được học tập với nhau về phương pháp dạy học và tập trung vào việc đổi mới hình thức đánh giá học sinh.
2.1. Với cán bộ quản lý nhà trường
Đặt vai trò quan trọng của hoạt động giáo dục cho học sinh lên vị trí chiến lược của nhà trường. Lập kế hoạch, tổ chức triển khai việc thực hiện hoạt động cho hoạt động KT, ĐG thường xuyên học sinh một cách khoa học, quy mô và có chương trình hoạt động cụ thể, gắn với các hoạt động giáo dục thiết thực trong nhà trường, sát sao trong kiểm tra đánh giá thường xuyên là nhiệm vụ hàng đầu của nhà quản lý.
Cán bộ QBQL tăng cường tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ giáo viên về trách nhiệm đối với cho học sinh, trách nhiệm đối với sự nghiệp trồng người.
Nhà quản lý cần thắt chặt hơn nữa mối liên hệ giữa nhà trường với phụ huynh. Đó phải là những mối liên hệ mang tính thường xuyên, sâu sắc, được thực hiện trong suốt quá trình dạy học và giáo dục.
Ngoài ra, cần tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính trong nhà trường, cần tạo cơ hội để học sinh được đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền giáo dục khi ra trường.
2.2. Với GVCN
Các GVCN cần sáng tạo hơn nữa nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc học sinh. Tạo mối quan hệ gần gũi hơn để có sự chia sẻ, thông hiểu học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện. Mỗi người GV sẽ là tấm gương sáng của đạo đức nghề nghiệp và là người “thắp lửa” đam mê cho học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Lý luận quản 1ý nhà trường, Tài liệu giảng dạy cao học QLGD, Khoa sư phạm - ĐH Quốc gia Hà Nội.
2. Nguyễn Đức Chính (chủ biên), Đo lường và đánh giá trong Giáo dục, Nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà nội.
3. Hồ Ngọc Đại (2104), Công nghệ học - tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
4. Hồ Ngọc Đại (2014), Công nghệ giáo dục - tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
5. Hồ Ngọc Đại (2014), Kính gửi các bậc cha mẹ, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
6. Hồ Ngọc Đại (2014), Bài học là gì, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 7. Hồ Ngọc Đại (2014), Nghiệp vụ sư phạm, Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam.
8. Greenstein, L.GV (2010), Thực sự cần biết về đánh giá quá trình ASCD.
9. Nguyễn Thị Bích Hạnh, Trần Thị Thu Mai (2009), Tâm lí học tiểu học và tâm lý học Sư phạm tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
10. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo, Từ điển giáo dục học, Nhà xuất bản Bách khoa Hà Nội.
11. Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục, Nhà xuất bản đại học sư phạm Hà Nội.
12. Bùi Văn Huệ (2012), Những chương trình tâm lý học - giáo dục học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
13. Heritage (2007), “ Đánh giá quá trình và Hệ thống đánh giá thế hệ mới: Liệu chúng ta đang mất cơ hội?”, Trung tâm nghiên cứu quốc gia về đánh giá, tiêu chuẩn và kiểm tra học sinh (cresst).
14. Lê Xuân Hiệp (2013), Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trường văn hóa I, Bộ Công an.
15. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên), Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Sĩ Thu (2012), Quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính (2009), Tâm lí học giáo dục, Nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà Nội.
17. Nguyễn Tiến Minh (2014), Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh THPT trên địa bàn thành phố Việt Trì, Phú Thọ.
18. Nguyễn An Ninh (2003), “Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục - Xây dựng và phát triển”, Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
19. Trần Thị Tuyết Oanh, Đánh giá và đo lường kết quả học tập, NXB Sư phạm Hà Nội.
20. Lê Thị Phiên, Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Lê Thị Hà, Đoàn Văn Băng (2012),
Sư phạm tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
21. Trương Thị Thảo (2014), “Một số đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 1 người dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi Thanh Hóa”.
22. Luật giáo dục (đã sửa đổi, bổ sung) - Quy định mới về giáo dục - đào tạo và quản lý trường học (2010), Nhà xuất bản Lao động.
23. Thông tư ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học (2014),Thông tư số 30/2014/TT – BGDĐT, http://www.moet.gov.vn, ngày 29/8/2014.
PHỤ LỤC
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho CBQL và GVCN của trường tiểu học)
Kính thưa các Thầy, Cô!
Phiếu điều tra này được sử dụng để hỏi ý kiến về hoạt động KT, ĐG thường xuyên và QL hoạt động KT, ĐG thường xuyên mà Nhà trường của Thầy, cô đã thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này trong thời gian tới. Trân trọng cảm ơn và rất mong Thầy, cô dành thời gian để trả lời phiếu điều tra này.
––––––––––––––––––––––––––––––––
1. Thầy (cô) hãy cho biết quan điểm của mình về khái niệm ý nghĩa của kiểm tra đánh giá thường xuyên bằng cách đánh dấu (X) vào ô tương ứng.
Khái niệm, mục đích của kiểm tra, đánh giá thường xuyên
QUAN ĐIẺM ĐÁNH GIÁ Đồng ý Phân
vân
Không đồng ý Khái niệm
- Được tiến hành liên tục trong quá trình dạy học.
- Đánh giá quá trình là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động dạy học.
- Cung cấp thông tin về sự tinh thông/thành thạo của người học ở các mặt nội dung kiến thức, kĩ năng, thái độ sau khi kết thúc một khóa/lớp/môn/học phần/chương trình
- Cung cấp thông tin phản hồi cho học sinh nhằm mục tiêu cải thiện hoạt động hướng dẫn, giảng dạy.
- Được thực hiện để hỗ trợ cho việc nâng cao chất lượng dạy học.
- Đánh giá quá trình có thể do giáo viên, đồng nghiệp hoặc người học cùng thực hiện và không nhất thiết phục vụ cho mục đích xếp hạng và phân loại.
- Xác định mức độ đạt thành tích của người học, nhưng không quan tâm đến việc thành