Có tồn tại của hàng hóa có khuyết tật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng theo pháp luật việt nam (Trang 44 - 46)

Hàng hóa có khuyết tật bao gồm:

Hàng hóa sản xuất hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế kỹ thuật; Hàng hóa đơn lẻ có khuyết tật phát sinh từ quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, lưu giữ; Hàng hóa tiềm ẩn nguy cơ gây mất an tồn trong q trình sử dụng nhưng khơng có hướng dẫn, cảnh báo đầy đủ cho người tiêu dùng [36, Điều 3].

Từ đó, có thể nhận diện những khuyết tật cụ thể như sau:

liệu không đạt tiêu chuẩn hoặc nguyên vật liệu hư hỏng [22]. Khuyết tật do sản xuất có thể được giảm thiểu hoặc được loại bỏ hoàn toàn nếu sản phẩm được chế tạo với các nguyên, vật liệu đạt tiêu chuẩn hoặc được chế tạo bởi một người lao động tn thủ đúng các quy trình kỹ thuật và có tay nghề cao.

Thứ hai, khuyết tật do thiết kế xuất phát từ lỗi thiết kế không đạt tiêu

chuẩn quy định mặc dù sản phẩm được sản xuất hoàn hảo và được chế tạo bằng các nguyên vật liệu tốt nhất. Ví dụ, mỗi loại máy cưa điện được sản xuất đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nhưng trong thiết kế khơng có hệ thống bảo vệ để bảo vệ bàn tay của người dùng vì lưỡi dao chuyển động quá nhanh khiến người dùng có nguy cơ bị thương rất cao.

Thứ ba, khuyết tật do cảnh báo tức là không thực hiện việc cảnh báo

hoặc thực hiện cảnh báo không đầy đủ. Vấn đề đặt ra ở đây không phải là vấn đề với bản thân sản phẩm. Thay vào đó, một khuyết tật do cảnh báo là khuyết tật khi đưa ra thị trường, nhà sản xuất không cảnh báo cho NTD biết về những nguy hiểm khi sử dụng sản phẩm hoặc sử dụng không đúng sản phẩm. Theo học thuyết về “việc sử dụng khơng đúng có thể thấy trước” (forseeable misuse) thì nhà sản xuất phải cảnh báo cả những mối hiểm họa liên quan đến việc sử dụng không đúng sản phẩm. Khiếm khuyết do cảnh báo phát sinh ngay cả khi nhà sản xuất không cảnh báo đầy đủ cho người sử dụng ở tất cả các rủi ro có thể dự đốn trước hoặc khi có cảnh báo nhưng cảnh báo rất “mơ hồ”, không rõ ràng khiến NTD dù ở trình độ hiểu biết ở mức trung bình cũng khơng hiểu cảnh báo nguy hiểm đó là gì và làm thế nào để phòng tránh nguy hiểm xảy ra với mình. Trên thế giới, đã phát sinh nhiều vụ kiện của NTD với nhà sản xuất về việc khơng cảnh báo đặc tính nguy cơ tiềm ẩn của sản phẩm được coi là khuyết tật. Một trong những vụ kiện nổi tiếng thế giới là vụ những người hút thuốc lá kiện nhà sản xuất thuốc lá Malborro về những thiệt hại liên quan đến đường hô hấp, đặc biệt là ung thư phổi do không được cảnh báo về

sự nguy hiểm của việc sử dụng sản phẩm này. Tòa án đã phán quyết sản phẩm thuốc lá Malborro là có khuyết tật và nhà sản xuất sản phẩm này phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Có tồn tại hàng hóa khuyết tật, tức là hàng hóa ấy phải tồn tại trên thực tế thông qua giao dịch mua bán giữa NTD với tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa hoặc thơng qua sự trao đổi, tặng cho giữa NTD và người sử dụng hàng hóa. Những khuyết tật của hàng hóa phải là những khuyết tật có thể phát hiện được với trình độ khoa học, kỹ thuật tại thời điểm tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng theo pháp luật việt nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)