Khơng có lỗi của chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng theo pháp luật việt nam (Trang 51 - 54)

Ở Việt Nam hiện nay, việc chứng minh lỗi của nhà sản xuất trong viejc cung cấp hàng hóa có khuyết tật cũng khơng thuận lợi hơn các nước đã từng vấp phải. Trong Báo cáo đánh giá tác động kinh tế - xã hội của Dự án Luật

BVQLNTD: “theo các căn cứ u cầu BTTH hiện tại, NTD hầu như khơng có cơ hội chứng minh thiệt hại của chính mình là do lỗi của thương nhân gây ra. Ngay cả trong trường hợp thương nhân khơng chứng minh được mình có lỗi thì khả năng u cầu BTTH của NTD chỉ khoảng 5% thành công” [1]. Như vậy, với thực tế này, nếu như khơng chứng minh được lỗi thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa cũng khơng phải BTTH, mặc dù hàng hóa khuyết tật do họ cung cấp đã gây thiệt hại cho NTD.

Trường hợp chuyển việc chứng minh khơng có lỗi thuộc nghĩa vụ của người có trách nhiệm BTTH thì khả năng NTD được BTTH vẫn phải phụ thuộc vào việc tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có lỗi khi gây ra khuyết tật của hàng hóa thì trách nhiệm BTTH sẽ khơng được đặt ra. Trong khi đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa nắm trong tay bí quyết cơng nghệ, quy trình sản xuất và các chứng cứ chứng minh lỗi nên khơng khó khăn chứng minh được rằng mình khơng có lỗi với lý do khuyết tật của hàng hóa nằm ngồi nhận thức, hiểu biết của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa. Để tạo điều kiện cho NTD trong việc đòi tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa BTTH cần phải xác định trách nhiệm BTTH khơng có yếu tố lỗi [15].

Trách nhiệm không dựa trên yếu tố lỗi hay còn gọi là trách nhiệm nghiêm ngặt xuất phát từ Hoa Kỳ, sau đó phát triển ở châu Âu [66, tr. 48]. Tuy nhiên, nguyên tắc này không được áp dụng cho tất cả các trường hợp sản phẩm có khuyết tật gây thiệt hại mà có những ngoại lệ nhất định. Theo Paul Burrows, những ngoại lệ này có được là do quyền lực vận động ngoài hành lang của các nhà sản xuất hơn là sự thiếu năng lực của các nhà lập pháp trong q trình soạn thảo và thơng qua quy định pháp luật về trách nhiệm sản phẩm [65, tr. 68 - 83]. Khác với trách nhiệm dựa trên yếu tố lỗi, trách nhiệm nghiêm ngặt chỉ yêu cầu nguyên đơn chỉ ra được rằng sản phẩm đang tranh cãi có khuyết tật dẫn đến việc gây thiệt hại cho nguyên đơn [64, tr. 210, 211].

Trách nhiệm nghiêm ngặt là cơ sở thuận lợi nhất cho việc kiện đòi BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD. Theo đó, người cung cấp sản phẩm phải chịu trách nhiệm nếu như sản phẩm bị kém chất lượng và việc sử dụng sản phẩm kém chất lượng này trong điều kiện bình thường gây ra những thiệt hại cho người sử dụng. Người khởi kiện chỉ cần chứng minh rằng sản phẩm kém chất lượng và nguy hiểm một cách phi lý và thực tế đã gây thiệt hại. Theo pháp luật Hoa Kỳ, dù rất nhiều bang của Mỹ áp dụng trách nhiệm nghiêm ngặt đối với tất cả các chủ thể tham gia q trình phân phối sản phẩm song vẫn có một số bang bảo vệ người bán lẻ bằng việc yêu cầu người bị thiệt hại chứng minh sự cẩu thả của người bán lẻ khi kiện đòi BTTH do việc sử dụng sản phẩm gây ra.

Trong Luật BVQLNTD được quy định như sau:

Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó khơng biết hoặc khơng có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật, trừ trường hợp quy định tại Điều 24 của Luật này [40, Điều 23].

Tại Điều 24, Luật BVQLNTD có quy định:

Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa quy định tại Điều 23 của luật này được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi chứng minh được khuyết tật của hàng hóa khơng thể phát hiện được với trình độ khoa học, kỹ thuật tại thời điểm tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa cung cấp cho người tiêu dùng [40, Điều 24].

Như vậy, ngoại trừ trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa chứng minh được khuyết tật của hàng hóa khơng thể phát hiện được với trình

cung cấp cho NTD thì dù tổ chức bán hàng không biết hoặc khơng có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật vẫn phải có trách nhiệm BTTH.

Ngoài ra, Luật BVQLNTD quy định nghĩa vụ chứng minh trong vụ án dân sự về BVQLNTD:

1. Người tiêu dùng có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, trừ việc chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có nghĩa vụ chứng minh mình khơng có lỗi gây ra thiệt hại.

3. Tịa án quyết định bên có lỗi trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng [40, Điều 42].

Do đó, trong trường hợp nêu trên, NTD có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, trừ việc chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng theo pháp luật việt nam (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)