Giải pháp tiếp tục nghiên cứu lý luận về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho ngƣời tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng theo pháp luật việt nam (Trang 77 - 82)

thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho ngƣời tiêu dùng

3.2.1. Giải pháp tiếp tục nghiên cứu lý luận về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho ngƣời tiêu dùng thƣờng thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho ngƣời tiêu dùng

Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết

tật gây ra cho NTD với các loại trách nhiệm khác

Trách nhiệm BTTH của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa đối với hàng hóa khuyết tật gây thiệt hại cho NTD là một dạng BTTH do vi phạm quyền lợi NTD. Vi phạm quyền lợi NTD có thể là vi phạm các quy định về đo lường (cân, đong, đo, đếm…thiếu, không đúng quy định trong đo lường khi giao dịch với NTD) hoặc vi phạm về giá cả. Các vi phạm này đều có thể làm phát sinh trách nhiệm BTTH với các điều kiện khác nhau. Tuy nhiên, mỗi loại trách nhiệm có đối tượng, u cầu, tính chất và đặc điểm khác nhau nên cần làm rõ bản chất của từng loại trách nhiệm trên cơ sở đó mới có phương pháp điều chỉnh phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra cho mỗi loại trách nhiệm. Trong đó, trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD là một loại trách nhiệm dân sự đặc biệt, phát sinh trên cơ sở hàng hóa có khuyết tật mà khơng phụ thuộc vào lỗi của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa và cũng khơng phụ thuộc các bên có quan hệ hợp đồng hay khơng. Trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD xác lập

một quan hệ ràng buộc, theo đó, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm chia sẻ rủi ro với NTD về các thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra.

Do vậy, cần nghiên cứu làm rõ đối tượng, phạm vi của loại trách nhiệm này trong hệ thống pháp luật nước ta.

Thứ hai, nghiên cứu mở rộng đối tượng của trách nhiệm

Trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD theo pháp luật Việt Nam hiện nay chỉ áp dụng với sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật là động sản do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa cung cấp cho NTD. Trách nhiệm này chưa áp dụng đối với hàng hóa là bất động sản vì quan niệm đây là những sản phẩm phức tạp, được điều chỉnh trong các luật chuyên ngành. Các sản phẩm này cũng có khuyết tật trong quá trình xây dựng, sử dụng và có nguy cơ gây thiệt hại cho NTD. Các nước thuộc Cộng đồng Châu Âu, sau một thời gian áp dụng trách nhiệm sản phẩm là các động sản đã thấy rằng các bất động sản cũng có khuyết tật và đã gây thiệt hại cho NTD nên từ năm 1999 đã có những nghiên cứu, đề xuất cần mở rộng đối tượng của trách nhiệm sản phẩm với sản phẩm là các bất động sản, sau đó đến năm 2006 lại đề nghị mở rộng đối tượng của trách nhiệm sản phẩm với một số sản phẩm dịch vụ.

Để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của loại trách nhiệm này trong việc BVQLNTD, bên cạnh việc quy định sản phẩm, hàng hóa là động sản, cần nghiên cứu mở rộng đối tượng áp dụng của trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD. Trước mắt, có thể mở rộng đối với sản phẩm, hàng hóa là các bất động sản vì bất động sản cũng là tài sản hữu hình, có vịng đời như động sản là thiết kế, sản xuất và sử dụng, đồng thời hiện nay chất lượng của các đối tượng này cũng đang rất nổi cộm.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật BVQLNTD, hàng hóa có khuyết tật bao gồm: (i) hàng hóa sản xuất hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế kỹ thuật; (ii) hàng hóa đơn lẻ có khuyết tật phát sinh từ q trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, lưu giữ; (iii) hàng hóa tiềm ẩn nguy cơ gây mất an tồn trong q trình sử dụng nhưng khơng có hướng dẫn, cảnh báo đầy đủ cho NTD. Nhưng các hàng hóa có khuyết tật đó phải khơng bảo đảm an tồn cho NTD, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của NTD thì mới làm phát sinh trách nhiệm BTTH. NTD bị thiệt hại phải chứng minh nguyên nhân của thiệt hại xuất phát từ khuyết tật của hàng hóa hay khơng, hay vừa chứng minh nguyên nhân vừa chứng minh hậu quả. Nếu phải chứng minh thì sẽ thật khơng dễ dàng với NTD vì NTD hạn chế về chun mơn, về hiểu biết kỹ thuật, cơng nghệ, đặc biệt là đối với hàng hóa sản xuất ở nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam. Trong khi đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho NTD trong việc yêu cầu BTTH, pháp luật các nước đã không quy định NTD phải chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa mà chỉ chứng minh sự tồn tại khuyết tật của sản phẩm, hàng hóa vì khuyết tật này có khả năng gây thiệt hại cho NTD. Nên nguyên nhân gây ra khuyết tật của sản phẩm khơng có ý nghĩa trong việc xác định trách nhiệm này có phát sinh hay không. Do vậy, pháp luật các nước chỉ quy định sản phẩm có khuyết tật là sản phẩm khơng bảo đảm được sự an tồn mà NTD có quyền mong đợi một cách chính đáng.

Hàng hóa có khuyết tật phải khơng bảo đảm an tồn cho NTD, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của NTD thì mới làm phát sinh trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra. Nếu hàng hóa có khuyết tật nhưng khơng gây mất an tồn cho NTD, khơng có khả năng gây thiệt hại thì khơng làm phát sinh trách nhiệm BTTH. Không giống các loại

trách nhiệm BTTH khác, trong trách nhiệm này, hàng hóa khơng bảo đảm an tồn cho NTD là điều kiện quan trọng làm phát sinh trách nhiệm.

Theo cách hiểu thông thường, khuyết tật chỉ phát sinh trong giai đoạn sản xuất hoặc một số trường hợp có thể phát sinh trong q trình lưu thơng, phân phối như không bảo quản, bảo quản khơng đúng quy định…có thể làm cho sản phẩm thay đổi tính chất mà trở nên khơng an tồn. Cịn hàng hóa tiềm ẩn nguy cơ gây mất an tồn trong q trình sử dụng (một số loại thuốc chữa bệnh, hóa chất, máy móc, dụng cụ chiếu xạ, thiết bị điện…) nhưng tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa khơng có hướng dẫn, cảnh báo đầy đủ thì khơng thể hiểu đó là hàng hóa có khuyết tật mà phải gọi là sản phẩm khơng an tồn thì sẽ phù hợp với cách hiểu thơng thường hơn.

Thực tế áp dụng chế định trách nhiệm sản phẩm của một số nước trên thế giới đã thể hiện sự hạn chế của khái niệm sản phẩm khuyết tật. Điều này được chứng minh qua một vụ việc mà Tòa phá án đã thụ lý. Vì muốn tự tay xây bể nuôi cá trong vườn, một người đặt mua 2m3

bê tông của một nhà sản xuất vật liệu xây dựng. Đúng hẹn, một xe trộn bê tông đã đến giao bê tơng ướt và có thể sử dụng ngay. Người mua đã mang ủng và găng tay trong khi làm việc, nhưng do chỉ mặc quần bò nên sau vài tiếng đồng hồ, người này bị bỏng ở chân và chảy máu rất nhiều, phải nhập viện. Người này đã được tòa xử thắng kiện khi yêu cầu nhà cung cấp bê tông BTTH theo các Điều 1386-1 và 1386-4 BLDS Cộng hịa Pháp. Lý do vì nhà cung cấp bê tơng đã khơng thông báo cho người mua là phải mặc quần áo bảo hộ không thấm nước để tránh nguy cơ bị bỏng do tiếp xúc với bê tông. Như vậy, trong trường hợp này, hàng hóa khơng bảo đảm mức độ an toàn nhu mong muốn chính đáng của NTD.

Một ví dụ nữa là vào đầu năm 2011, qua sửa chữa, hãng xe Mazda phát hiện 20 trường hợp có mạng nhện túi vàng trong đường thơng xăng, sẽ làm

tăng áp xuất trong bình xăng, dẫn đến rạn vỡ, có nguy cơ gây cháy nổ. Nhện túi vàng chỉ giăng mạng nhện trên xe Mazda 6 sử dụng ở Bắc Mỹ, chứ không xảy ra ở các địa bàn khác đối với dịng xe này. Hãng ơ tơ Mazda phải thu hồi 65000 xe ở các địa bàn trên về để kiểm tra nguy cơ rạn vỡ, làm sạch mạng nhện và lắp lò xo vào đường thông xăng để tránh bị nhện chui vào giăng mạng [7]. Như vậy, trong trường hợp này gọi xe Mazda 6 là sản phẩm khuyết tật là khơng có cơ sở nhưng nếu gọi là xe khơng bảo đảm an tồn thì sẽ hợp lý và dễ dàng chấp nhận hơn. Trục trặc này không phải lỗi sản xuất, thiết kế, lắp ráp cũng như khơng phải do khơng có hướng dẫn đầy đủ nên khơng bị coi là sản phẩm có khuyết tật theo cách hiểu phổ thơng và quy định của pháp luật Việt Nam. Do vậy, không thể yêu cầu nhà sản xuất phải thu hồi xe và không thể truy cứu trách nhiệm BTTH khi sản phẩm có nguy cơ gây thiệt hại hoặc đã gây ra thiệt hại. Mặc dù khơng phải là sản phẩm có khuyết tật theo quan niệm của pháp luật nhưng thực tế nó lại là sản phẩm khơng an tồn đối với NTD (tăng áp suất trong bình xăng, dẫn đến rạn vỡ, có nguy cơ cháy nổ…). Nếu sử dụng thật ngữ sản phẩm khơng an tồn thay cho sản phẩm có khuyết tật thì sẽ áp dụng được trách nhiệm đối với nhà sản xuất. Vì xét đến cùng, sản phẩm có khuyết tật phải khơng an tồn hoặc có nguy cơ gây mất an tồn thì mới phát sinh trách nhiệm của nhà sản xuất.

Cùng với việc nghiên cứu các nội dung trên cũng cần nghiên cứu mở rộng khái niệm này khơng những đối với hàng hóa có khuyết tật mà cả đối với sản phẩm có khuyết tật. Tính khơng an tồn hoặc khả năng gây thiệt hại cho NTD chủ yếu phát sinh trong quá trình NTD sử dụng sản phẩm chứ lúc này khơng phải là hàng hóa trong q trình lưu thơng, cịn sau khi lưu thơng khơng gọi là háng hóa nữa mà là sản phẩm hay tài sản của NTD. Do vậy, khái niệm hàng hóa có khuyết tật nên thay bằng khái niệm sản phẩm, hàng hóa khơng an tồn cho phù hợp với thực tế và bao quát hết các trường hợp doanh

nghiệp phải chịu trách nhiệm về sản phẩm, hàng hóa khuyết tật đối với NTD. Theo hướng đó nên quan niệm sản phẩm, hàng hóa khơng an tồn là sản phẩm, hàng hóa gây ra thiệt hại, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của NTD, khơng kể tính khơng an tồn này xuất phát từ thiết kế, sản xuất hay thiếu hướng dẫn, cảnh báo cũng không phụ thuộc sản phẩm, hàng hóa sản xuất hàng loạt hay sản xuất thủ công, đơn chiếc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng theo pháp luật việt nam (Trang 77 - 82)