Nhiều quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa khơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng theo pháp luật việt nam (Trang 72 - 74)

xuất, kinh doanh hàng hóa đối với chất lượng sản phẩm, hàng hóa khơng phù hợp với thực tiễn

Thứ nhất, quy định về miễn trách nhiệm BTTH

Luật BVQLNTD quy định một trường hợp miễn trách nhiệm BTTH cho tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa khi trình độ khoa học, kỹ thuật tại thời điểm tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp hàng hóa cho NTD khơng thể phát hiện được khuyết tật của hàng hóa. Các trường hợp khác thiệt hại hồn toàn do nguyên nhân khách quan hay do lỗi của chính NTD mà khơng được miễn trách nhiệm BTTH là không phù hợp với thực tế, là bảo vệ NTD quá mức, không công bằng với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa. Trong nhiều trường hợp tổ chức, cá nhân đã thơng báo thu hồi hàng hóa có khuyết tật đến NTD trước thời điểm hàng hóa gây thiệt hại nhưng NTD khơng mang hàng hóa đến để nhà sản xuất sửa chữa, thay thế hoặc đổi sản phẩm khác mà vẫn sử dụng hàng hóa có khuyết tật nên bị thiệt hại nhưng nhà sản xuất không được miễn trách nhiệm bồi thường là khơng cơng bằng vì thiệt hại của NTD là do chính họ đã khơng để nhà sản xuất thực hiện nghĩa vụ ngăn chặn thiệt hại. Hoặc trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa có khuyết tật do tuân thủ quy định bắt buộc của cơ quan nhà nước có

thẩm quyền nhằm bảo vệ lợi ích hoặc trật tự công cộng là những hoạt động nằm ngồi sự chi phối và mong muốn của chính tổ chức, cá nhân đó.

Thứ hai, về đối tượng của trách nhiệm

Các luật hiện hành quy định không thống nhất về đối tượng của trách nhiệm là hàng hóa hay cả sản phẩm và hàng hóa. Luật BVQLNTD quy định “hàng hóa có khuyết tật” [40]. Theo Luật CLSPHH thì hàng hóa là sản phẩm được đưa vào thị trường, tiêu dùng thông qua mua bán, trao đổi, tiếp thị [37, Điều 3]. Qua định nghĩa trên cho thấy, một sản phẩm chỉ coi là hàng hóa trong q trình lưu thơng trên thị trường. Nên sau khi kết thúc quá trình lưu thơng thì khơng được gọi là hàng hóa nữa mà khi nó thuộc về NTD thì được gọi là sản phẩm, là tài sản của người mua, tài sản đi thuê…Nếu theo nghĩa này, trách nhiệm BTTH do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho NTD chỉ phát sinh trong q trình lưu thơng sản phẩm mà khơng phải sau khi kết thúc quá trình lưu thơng thì trách nhiệm này khơng cịn ý nghĩa vì các thuộc tính của sản phẩm chỉ bộc lộ khi NTD sử dụng nó. Ví dụ như các sản phẩm như thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm…khơng an tồn, con người đưa trực tiếp vào cơ thể một thời gian, thậm chí nhiều năm sau mới thấy hậu quả. Do đó, quy định hàng hóa có khuyết tật hay chỉ quy định sản phẩm có khuyết tật là khơng phù hợp với thực tiễn, không bao quát hết trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đối với sản phẩm hay hàng hóa có khuyết tật gây thiệt hại cho NTD.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra cho người tiêu dùng theo pháp luật việt nam (Trang 72 - 74)