Kết quả thực nghiệm Đánh giá định tính

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) Tiếp cận lý thuyết hoạt động trong dạy học Toán, nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thông qua giải bài tập hình học không gian (Trang 44 - 47)

- Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề

4. Một số cách thức tự bồi dưỡng năng lực tiếp cận lý thuyết hoạt động của giáo viên trong nghiên cứu và giảng dạy Toán

5.3. Kết quả thực nghiệm Đánh giá định tính

Đánh giá định tính

Qua việc phân tích dụng ý của đề kiểm tra cũng như đánh giá sơ bộ kết quả bài làm cho thấy rằng việc tiếp cận lý thuyết hoạt động trong dạy học Toán và quy trình rèn luyện năng lực giải quyết các vấn đề và sáng tạo trong học Hình học không gian của học sinh còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn :

- Các em thường lúng túng, không hiểu bản chất hình học của các nội dung xuất hiện trong bài toán và không khai thác được các giả thiết và kết luận của bài toán.

- Khi giải các bài toán hình học không gian, các em ít quan tâm đến việc phát hiện các liên hệ giữa các yếu tố, đại lượng xuất hiện trong bài toán, cũng như việc sử dụng hình vẽ chính xác, hợp lý (nhiều khi gắn với hệ trục tọa độ) để phát hiện các liên hệ đó.

- Các em thường không chú ý đến các cách phát biểu tương đương của nội dung bài toán, cũng như các liên hệ giữa chúng. Nhiều em có thể cho đáp số đúng, nhưng khi được yêu cầu giải thích bản chất hình học thì không thực hiện được, bởi các em không phát biểu được bài toán về ngôn ngữ của hình học không gian.

Với giáo viên : chưa chú trọng một cách đúng mức việc dạy cho học sinh những qui tắc thuật giải, tựa thuật giải…, bên cạnh đó là cũng không chú ý phát hiện, uốn nắn và sửa chữa các sai lầm cho học sinh ngay trong các giờ học hình học không gian. Vì điều này nên ở học sinh khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau còn hạn chế, không biết bắt đầu bài toán như thế nào…

Sau khi nghiên cứu kĩ và vận dụng các quan điểm được xây dựng vào quá trình dạy học các nội dung hình học không gian, các giáo viên dạy thực nghiệm đều có ý kiến rằng : Các quan điểm, đặc biệt những gợi ý về cách đặt câu hỏi và cách dẫn dắt là hợp lí, các hoạt động vừa sức đối với học sinh, cách hỏi và dẫn dắt như vậy vừa kích thích được tính tích cực, độc lập của học sinh lại vừa tạo được động lực cho học sinh được lĩnh hội những tri thức phương pháp trong quá trình giải quyết vấn đề.

Dạy học tiếp cận lý thuyết hoạt động trong dạy học Toán và quy trình rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua dạy học phát triển năng lực cho học sinh được giáo viên và học sinh ủng hộ, tham gia nhiệt tình, thu được nhiều kết quả tốt.

Đánh giá định lượng

Sau khi kiểm tra, tiến hành đối chiếu kết quả bài làm của học sinh với các tiêu chí đã đề ra. So sánh với kết quả kiểm tra trước thực nghiệm, kết quả thu được theo các bảng sau:

Bảng 2. Bảng tổng hợp các mức độ rèn luyện của từng tiêu chí của năng lực phát hiện và làm rõ vấn đề

Thời điểm kiểm tra Số bài Mức độ

Mức 3(%) Mức 2 (%) Mức 1(%)

Bài KT1 - Trước TN 267 11,0 19,7 69,3

Bài KT2 - Sau TN 267 18,0 27,2 54,8

Thời điểm kiểm tra Số bài Mức độ

Mức 3(%) Mức 2(%) Mức 1(%)

Bài KT1 - Trước TN 267 7,8 15,8 76,4

Bài KT2 - Sau TN 267 13,3 23,8 62,9

Bảng 4. Bảng tổng hợp các mức độ rèn luyện của từng tiêu chí của năng lực thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề

Thời điểm kiểm tra Số bài Mức độ

Mức 3(%) Mức 2(%) Mức 1(%)

Bài KT1 - Trước TN 267 2 10,3 87,7

Bài KT2 - Sau TN 267 7,7 18,1 74,1

Bảng 5. Bảng tổng hợp các mức độ rèn luyện của từng tiêu chí của năng lực tư duy độc lập

Thời điểm kiểm tra Số bài Mức độ

Mức 3 (%) Mức 2 (%) Mức 1 (%) Bài KT1 - Trước TN 267 1 5,5 93,5 Bài KT2 - Sau TN 267 5,3 15,2 79,5

Bảng 6. Bảng tổng hợp các mức độ rèn luyện của từng tiêu chí của năng lực nhận ra ý tưởng mới

Thời điểm kiểm tra Số bài Mức độ

Mức 3(%) Mức 2(%) Mức 1(%)

Bài KT1 - Trước TN 267 2 2,8 95,2

Bài KT2 - Sau TN 267 1,6 9,0 89,4

Bảng 7. Bảng tổng hợp các mức độ rèn luyện của từng tiêu chí của năng lực hình thành và triển khai ý tưởng mới

Thời điểm kiểm tra Số bài Mức độ

Mức 3(%) Mức 2(%) Mức 1(%)

Bài KT1 - Trước TN 267 0 3,6 96,4

Qua bảng các bảng 2 – 7 cho thấy: Giai đoạn trước thực nghiệm, đối với tiêu chí 1 và 2 số học sinh đạt mức độ 2 khá cao, nhưng đến tiêu chí 3,4 ,5,6 thì số HS đạt được mức độ này lại rất thấp, đối với mức độ 3 thì cả 6 tiêu chí có rất ít HS đạt được, chứng tỏ HS có kiến thức nhưng chưa biết vận dụng và lập luận để tìm ra vấn đề. Sau khi được tiếp cận lý thuyết hoạt động trong dạy học Toán và quy trình rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, chúng tôi thấy ở cả 6 tiêu chí, mức độ 1 giảm đi rõ rệt, còn mức độ 2 và mức độ 3 tăng lên một cách đáng kể. Điều này chứng tỏ việc tiếp cận lý thuyết hoạt động trong dạy học Toán và sử dụng các tình huống có vấn đề, cũng như qui trình rèn luyện như đề tài đã đề xuất có tác dụng tốt trong việc rèn luyện và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh.

Qua đó cũng chứng tỏ việc việc tiếp cận lý thuyết hoạt động trong dạy học Toán, rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo có tác động lớn trong việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực, và đánh giá hiệu quả của việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo theo các tiêu chí là một trong những biện pháp tốt, có tính khả thi. Vì vậy, nếu chúng ta xây dựng được hệ thống các hoạt động, có tình huống hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo phù hợp, có phương pháp sử dụng hệ thống tình huống đó vào việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực một cách linh hoạt sẽ mang lại hiệu quả cao trong dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán học ở các trường THPT.

Một phần của tài liệu (SKKN MỚI NHẤT) Tiếp cận lý thuyết hoạt động trong dạy học Toán, nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh thông qua giải bài tập hình học không gian (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)