Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Bước đầu đánh giá tác động giao khoán bảo vệ rừng đến công tác bảo vệ rừng và phát triển rừng tại huyện minh hóa, tỉnh quảng bình (Trang 25 - 32)

1.1 .Tình hình nghiên cứu trên thế giới

1.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu

1.4.1. Điều kiện tự nhiên

1.4.1.1. Vị trí địa lý

Minh Hoá là huyện miền núi của tỉnh Quảng Bình, có toạ độ địa lý từ 17028’30’’ đến 18002’13’’ vĩ độ Bắc và 105006’25’’ đến 106020’30’’ kinh độĐông. Huyện có vị trí địa lý được xác định như sau:

- Phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Tuyên Hoá; - Phía Đông Nam giáp huyện Bố Trạch;

- Phía Tây Nam giáp tỉnh Khăm Muộn - nước CHDCND Lào.

Huyện Minh Hóa có tổng diện tích tự nhiên là 139.375,37 ha (theo số liệu thống kê đất đai 2016), với 16 đơn vị hành chính, bao gồm 15 xã (Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Phúc, Hồng Hóa, Hóa Thanh, Hóa Tiến, Hóa Hợp,

Xuân Hóa, Yên Hóa, Minh Hóa, Tân Hóa, Hóa Sơn, Quy Hóa, Trung Hóa, Thượng Hóa) và 1 thị trấn (thị trấn Quy Đạt).

Bảng 1.1. Đơn vị hành chính Năm Tổng số Chia ra Năm Tổng số Chia ra Phường Thị trấn 2016 16 15 0 1 2017 16 15 0 1 2018 16 15 0 1 2019 16 15 0 1 2020 15 14 0 1

Bảng 1.2. Số thôn, tổ dân phố, khu phố có đến 31/12/2020

Tổng số Tổng số thôn, tổ dân phố, khu phố Trong đó Miền núi Miền núi ĐB khó khăn thuộc KV2 Đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang 113 91 Thị trấn Quy Đạt 11 11 Dân Hóa 11 11 Trọng Hóa 17 17 Hóa Phúc 2 2 Hồng Hóa 8 8 Hóa Thanh 4 4 Hóa Tiến 6 6 Hóa Hợp 8 8 Xuân Hóa 7 7 Yên Hóa 8 8 Minh Hóa 5 5 Tân Hóa 6 6 Hóa Sơn 5 5 Trung Hóa 6 6 Thượng Hóa 9 9

Huyện Minh Hóa là cửa ngõ phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Bình, có đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 12A, quốc lộ 15 chạy qua. Huyện có khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cha Lo, là nơi giao thương với nước bạn Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan. Ngoài ra huyện còn có sông Gianh, sông Rào Nan là hai tuyến đường thủy quan trọng tạo thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các huyện trong tỉnh và tỉnh bạn. Đặc biệt sau khi có hệ thống giao thông xuyên Á, huyện Minh Hóa có cơ hội để thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói riêng và của cả tỉnh Quảng Bình nói chung

1.4.1.2. Đặc điểm địa hình

Địa hình của huyện Minh Hoá có thể chia ra làm 3 dạng: dạng địa hình thung lũng bằng, dạng địa hình đồi và dạng địa hình núi. Địa hình tương đối phức tạp chủ yếu là đồi núi chiếm trên 90% diện tích tự nhiên, đồng bằng chiếm diện tích nhỏ thường nằm dọc theo các sông suối và bị chia cắt bởi các dãy núi. Địa hình ởđây bị chia cắt bởi những dãy núi và các con suối đã tạo ra địa hình không bằng phẳng, phần lớn là núi có độ cao trung bình từ 500 - 1000 m, nghiêng dần từ Tây sang Đông. Phía Tây Nam bị chia cắt bởi núi đá vôi và sông suối thuộc dãy núi Kẻ Bàng, phần còn lại chủ yếu là núi đất. Trung tâm huyện có hai thung lũng hẹp nằm kéo dài giữa các dãy núi đá vôi và núi đất. Địa bàn dân cư phân bổ chủ yếu ven đường quốc lộ. Với điều kiện địa hình như trên nên hàng năm địa bàn huyện ít chịu ảnh hưởng của bão lớn, nhưng lại chịu ảnh hưởng rất lớn về các đợt lũ quét do độ dốc sông, suối quá lớn.

1.4.1.3. Đặc điểm khí hậu

Huyện Minh Hóa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu vùng Bắc Trung Bộ: có nền nhiệt cao, chế độ ánh sáng và mưa, ẩm dồi dào... Tuy nhiên, huyện Minh Hóa cũng nằm trong vùng có khí hậu tương đối khắc nghiệt, mỗi năm hình thành 2 mùa tương đối rõ rệt: Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 9 chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng thổi

mạnh thường gây nên hạn hán; mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, thường xảy ra mưa lớn gây ra lũ lụt, lũ quét.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm của huyện 24,280C. Mùa lạnh có 3 tháng (tháng 12, tháng 1, 2 năm sau), nhiệt độ xuống thấp, tháng thấp nhất khoảng 17,30C (tháng 12). Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 7, nhiệt độ tương đối cao, tháng nóng nhất là tháng 7 với nhiệt độ cao nhất khoảng 29,50C.

- Chế độ mưa: Huyện Minh Hóa có lượng mưa bình quân hàng năm tương đối cao khoảng 1853,91 mm, phân bố không đều theo vùng và theo mùa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10, lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 8, 9, 10 (chiếm 70 - 75% lượng mưa cả năm). Từ tháng 1 đến tháng 5 lượng mưa chỉ chiếm 25 - 30% lượng mưa cả năm. Mùa mưa, lượng mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn thường gây nên lũ lụt; mùa hè, thời gian mưa ít kéo dài thường gây nên thiếu nước, khô hạn....Tổng số ngày mưa trung bình trong năm khoảng 125 ngày.

- Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình năm của huyện Minh Hóa vào khoảng 85%. Độ ẩm thấp nhất là vào mùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8 với độ ẩm trung bình 80,5% và đạt cực đại vào tháng 5 (75%). Trong những tháng mùa mưa, độẩm trung bình thường cao, trên 85% có khi lên đến 92%.

- Nắng: Huyện Minh Hóa có số giờ nắng khá cao, trung bình 5 - 6 giờ/ngày. Các tháng có số giờ nắng cao thường vào tháng 5, 6, 8 đạt trên 200 giờ và tháng 1, tháng 2 có số giờ nắng thấp (chỉđạt 28 46 giờ/tháng). Số giờ nắng trung bình khoảng 1492 giờ/năm.

- Gió: Huyện Minh Hóa chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính:

Gió mùa Tây Nam thổi vào mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 8), mang theo luồng khí nóng do đó vào những tháng này thường xảy ra khô hạn, trung bình mỗi năm có khoảng 45 ngày.

Gió mùa Đông Bắc thổi mạnh vào mùa đông (từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau) mang theo hơi nước và không khí lạnh.

- Bão và lũ lụt: Huyện Minh Hóa nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của bão. Mùa bão thường từ tháng 7 đến tháng 11 (đặc biệt tập trung các tháng 8-10). Bão có cường suất gió mạnh kèm theo mưa lớn tạo ra lũ lụt, lũ quét, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống dân cư.

1.4.1.4. Đặc điểm thuỷ văn

Chế độ thuỷ văn của huyện Minh Hoá chủ yếu phụ thuộc vào lượng mưa hàng năm, ảnh hưởng đến lượng nước các sông, khe, suối lớn nhỏ: sông Gianh, sông Rào Nan.... và nguồn nước ngầm trên địa bàn. Do đặc điểm địa hình làm cho hệ thống sông ngòi của huyện có đặc điểm là ngắn và dốc nên tốc độ dòng chảy lớn, nhất là trong mùa mưa lũ. Sự phân bố dòng chảy đối với các sông, suối theo mùa rõ rệt. Trong mùa mưa lũ nước chảy dồn ứ từ các sườn núi xuống các thung lũng hẹp, nước sông lên rất nhanh gây lũ, ngập lụt lớn trên diện rộng. Ngược lại về mùa khô nước sông xuống thấp, dòng chảy trong các tháng kiệt rất nhỏ.

1.4.1.5. Địa chất, thổ nhưỡng

Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện là 139.375,37 ha.

Trong đó đất nông nghiệp là 128.535,10 ha; đất phi nông nghiệp là 3.493,95 ha; đất chưa sử dụng là 7.346,42 ha.

Chia ra các nhóm đất sau:

* Nhóm đất mới biến đổi: (Cambisols)

Nhóm đất mới biến đồi bao gồm: đất mới biến đổi chua điển hình có diện tích khoảng 459 ha và đất mới biến đổi chua kết von có diện tích khoảng 1.173 ha. Nhóm đất này chủ yếu được phân bố ở xã Quy Hóa và xã Tân Hóa, có thành phần cơ giới trung bình nặng, phản ứng chua pHkcl 4,1- 5,1. Lượng cation kiềm trao đổi nghèo <5meq/100g đất, dung tích hấp thu CEC thấp <9 meq/100g đất. Hàm lượng mùn và đạm tổng số mặt trung bình khá (1,6 -

2,3% và 0,12 - 0,19%). Lân tổng số trung bình khá (0,07 - 0,13%). Kali tổng số trung bình đến giàu (0,8 - 2,1%). Lân và kali dễ tiêu đều ở mức độ nghèo đến rất nghèo (3 - 9 mg/100g đất). Loại đất này thích hợp để trồng lúa và các loại cây ngắn ngày.

* Nhóm đất xám: (Acrisols)

- Đất xám lẫn đá: Có diện tích khoảng 229 ha, được phân bốở xã Hồng Hóa và Xuân Hóa. Loại đất này được phát triển trên đất Granit trên địa hình dốc, thảm thực vật che phủ thấp, trong đất có chứa nhiều đá. Phản ứng đất khá chua pHkcl 4,1- 5,1. Lượng cation kiềm trao đổi nghèo <2 meq/100g đất, dung tích hấp thu thấp <9 meq/100g đất. Hàm lượng mùn và đạm tổng số trung bình khá (1,9% và 0,19%). Lâm tổng số thấp <0,07%. Kali tổng số trung bình (0,9 - 1,3%). Lân và kali dễ tiêu rất nghèo <5mg/100g đất. Loại đất này thích hợp để trồng cây ngắn ngày.

Nhóm đất xám có các đơn vịđất như sau:

- Đất xám feralit: Phân bốở tất cả các xã có đất đồi núi trên nhiều dạng địa hình khác nhau. Đất hình thành trên các loại đá mẹ nghèo kiềm, trong điều kiện nhiệt đới ẩm, khoáng sét bị biến đổi đáng kể, quá trình rửa trôi sét và cation kiềm thổ xảy ra mạnh mẽ, tạo cho đất có tầng tích tụ (tầng Arigic), có dung lượng trao đổi cation thấp. Hiện tại một số mô hình nông lâm kết hợp đang được chú trọng phát triển trên loại đất này. Loại đất này ở huyện Minh Hóa có diện tích khoảng 36.426 ha. Loại đất này thích hợp với cây cao su, cây ăn quả, mít, dứa …

- Đất xám mùn trên núi đá nông: Loại đất này phát triển trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm vùng núi trung bình với nền nhiệt độ thấp và độ ẩm cao hơn so với vùng đồi. Loại đất này ở huyện Minh Hóa có diện tích khoảng 3.330 ha. Tập trung nhiều ở các xã Dân Hóa, Xuân Hóa.

* Nhóm đất đỏ: Phát triển chủ yếu trên đá poocfarit và đá vôi. Đặc điểm cơ bản của nhóm đất đỏ là có quá trình tích lũy sắt, nhôm tương đối nên

đất có màu đỏ hoặc nâu vàng điển hình, cấu trúc của đất phát triển và có hạt kết bền vững.

Đất đỏ có phản ứng từ chua đến rất chua chua pHkcl 3,9 - 5,7. Lượng cation kiềm trao đổi từ nghèo đến trung bình (3 - 12 meq/100g đất), dung tích hấp thu trung bình (9 - 17 meq/100g đất). Hàm lượng mùn và đạm tổng số trung bình (1,9 - 2,2% và 0,14 - 0,21%). Lâm tổng số trung bình đến giàu (0,07 - 0,26%). Kali tổng số từ nghèo đến trung bình (0,2 - 0,7%). Lân và kali dễ tiêu đều thấp khoảng 5mg/100g đất.

Đất đỏ là một trong những loại đất tốt ở huyện Minh Hóa thích hợp cho việc trồng các loại cây dài ngày có giá trị kinh tế cao như: cao su, cà phê, cây ăn quả...

1.4.1.6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên

- Nhìn chung, địa hình huyện Minh Hóa chủ yếu là đồi núi cao, độ dốc tương đối phức tạp nên gây khó khăn trong quá trình sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời địa hình bị chia cắt cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng giao lưu buôn bán, trao đổi sản phẩm với các vùng lân cận cũng như các xã với nhau trong huyện. Ngoài ra, với đặc điểm địa hình trên cũng đã tạo nên nhiều khó khăn trong công tác quản lý đất đai cũng như mở rộng diện tích đất nông nghiệp.

Lợi thế ở đây là vùng gò đồi thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, các vùng thấp được sử dụng cho mục đích phát triển nông nghiệp là chủ yếu là trồng lúa và các cây hàng năm khác.

- Huyện Minh Hóa có khí hậu tương đối khắc nghiệt, trong những năm gần đây có nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như lốc, bão tố, mưa lớn kéo dài, gió mùa Tây nam khô nóng, lũ, lụt, hạn hán,... đã gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

- Tài nguyên đất huyện Minh Hóa không phong phú về nhóm, loại đất nên quá trình khai thác sử dụng chưa cho phép đa dạng hóa các loại hình sử dụng. Các loại đất trong huyện thích hợp với cây lâm nghiệp, cây ăn quả và các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình và đặc điểm khí hậu nên phần lớn đất nghèo dinh dưỡng... Vì vậy để góp phần khai thác tốt nguồn tài nguyên đất đai, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường đòi hỏi phải có sự đầu tư thỏa đáng, đặc biệt là các công trình thủy lợi; đồng thời bảo vệ, phát triển rừng phòng hộđầu nguồn, bảo vệ các dòng chảy tránh xói lở, hạn chế lũ lụt...

Một phần của tài liệu Bước đầu đánh giá tác động giao khoán bảo vệ rừng đến công tác bảo vệ rừng và phát triển rừng tại huyện minh hóa, tỉnh quảng bình (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)