Các nguồn thu nhập chính của đồng bào dântộc

Một phần của tài liệu Bước đầu đánh giá tác động giao khoán bảo vệ rừng đến công tác bảo vệ rừng và phát triển rừng tại huyện minh hóa, tỉnh quảng bình (Trang 72 - 73)

Nguồn thu Số hộ Tỷ lệ (%)

Khai thác sản phẩm từ rừng 40 12,5

Trồng rừng, bảo vệ rừng 88 27,6

Trồng trọt (cây hàng hoá) 127 39,9

Dịch vụ 5 1,5

Làm thuê liên quan đến rừng 139 43,7

Lương 20 6,2

Nguồn khác 8 2,5

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2020

Qua số liệu trên, thấy rằng nguồn thu nhập chính của người dân lại chủ yếu xuất phát từ các hoạt động làm thuê như: Bốc vác vận chuyển gỗ, đốn cây, phát quang rừng... cho các tổ chức kinh tế trong khai thác rừng trồng sản xuất, cụ thể: Có đến 139 hộ trong tổng số 318 hộđược điều tra, chiếm 43,7%; tiếp đến nguồn thu từ trồng trọt, hoa màu trên nương rẫy là hoạt động sản xuất nông nghiệp đặc trưng của người miền núi chiếm 39,9%. Ngược lại, các hoạt động khai thác từ rừng, trồng và bảo vệ rừng đóng góp rất hạn chế trong cơ cấu nguồn thu nhập chính của người dân, chỉ chiếm lần lượt 12,5% và 27,6%.

Các số liệu trên đã làm bộc lộ vấn đề triển khai, thực hiện các chính sách cho người dân thời gian qua chưa thực sự phát huy hết vai trò của rừng và đất rừng trong vấn đề thúc đẩy, phát triển đời sống của người dân.

Có thể nói, các hoạt động thu lợi từ lâm nghiệp không mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân nơi đây, mặc dù tỷ lệ lao động chính từ rừng và khai thác lâm nghiệp chiếm phần lớn trong cơ cấu nghề của người dân. Qua đó cho ta thấy, sự bất hợp lý trong vấn đề sinh kế của người dân, khi mặc dù sinh sống giữa nguồn tài nguyên đất đai, lâm nghiệp phong phú nhưng đời sống của người dân vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Tỷ lệ nghèo đói của người dân vẫn ở mức cao trên 80%, nguyên nhân làm cho sự nghèo đói, vất vả vẫn duy trì, tồn tại trong cuộc sống của người dân xuất phát từ nhiều yếu tố. Để có sự đánh giá khách quan về bản chất những khó khăn trong cuộc sống của đồng bào dân, có thể phân tích tại bảng 3.8.

Một phần của tài liệu Bước đầu đánh giá tác động giao khoán bảo vệ rừng đến công tác bảo vệ rừng và phát triển rừng tại huyện minh hóa, tỉnh quảng bình (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)