Quan điểm và phương pháp tiếp cận của đề tài

Một phần của tài liệu Bước đầu đánh giá tác động giao khoán bảo vệ rừng đến công tác bảo vệ rừng và phát triển rừng tại huyện minh hóa, tỉnh quảng bình (Trang 38)

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Quan điểm và phương pháp tiếp cận của đề tài

Chính sách và pháp luật là công cụđể nhà nước quản lý mọi hoạt động của xã hội. Tuy nhiên, dù bất cứ một chính sách pháp luật nào khi được triển khai thực hiện đều thể hiện rõ 2 mặt: tích cực và hạn chế. Bên cạnh đó, trong thực tiễn đã xuất hiện tình trạng mặc dù chủ trương chính sách của nhà nước là đúng đắn nhưng khi triển khai thực hiện tại các địa phương lại không mang lại hiệu quả. Do vậy, việc tìm hiểu rõ nguyên nhân của sự yếu kém và đề xuất giải pháp khắc phục là phương hướng giải quyết chung của mọi vấn đề.

Nghiên cứu về giao khoán bảo vệ rừng là một vấn đề rất phức tạp vì nó liên quan đến nhiều yếu tố, từ các chính sách vĩ mô của Chính phủ cho tới các vấn đề kinh tế, xã hội và điều kiện cụ thể của từng địa phương, vì vậy quan điểm và cách tiếp cận trong nghiên cứu này sẽ là tng hp.

Giao khoán bảo vệ rừng ở nước ta được thực hiện với sự tham gia của các chủ thể khác nhau như các hộ gia đình, Công ty lâm nghiệp, Doanh nghiệp, Lâm trường,… vì vậy, cách tiếp cận của đề tài sẽ là có s tham gia.

Do thời gian nghiên cứu của đề tài ngắn, địa bàn nghiên cứu rộng với nhiều đối tượng khác nhau, vì vậy cách tiếp cận chủ yếu của đề tài là kế tha

các thông tin, số liệu và các kết quả nghiên cứu đã có.

Rừng và đất rừng được phân chia thành 3 loại: phòng hộ, sản xuất và đặc dụng, vì vậy nghiên cứu này sẽ tiếp cận theo các đối tượng cụ thể.

Hình 2.1. Sơđồ phương hướng gii quyết vn đề ca đề tài 2.4.2. Phương pháp nghiên cu c th

2.4.2.1. Phương pháp kế thừa số liệu

Đề tài kế thừa các thông tin và số liệu sau:

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình - Các kết quả giao khoán bảo vệ rừng và các bản đồ có liên quan.

- Các báo cáo sơ kết, tổng kết về giao khoán bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình

- Các kết quả nghiên cứu, đánh giá tổng kết việc thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng từ trung ương đến địa phương.

- Các văn bản pháp luật có liên quan tới giao khoán bảo vệ rừng của nhà nước và của tỉnh đã và đang được áp dụng.

Chính sách GKBVR của nhà nước Chính sách GKBVR của địa Phương Kết quả thực hiện GKBVR trên địa bàn

Phân tích ưu, nhược điểm và bài học kinh

nghiệm

Đề xuất giải pháp Quá trình tổ chức triển khai GKBVR

- Các tài liệu về diễn biến tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh qua các thời kỳ,...

- Thu thập các số liệu về giao khoán bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh để nắm được kết quả giao khoán bảo vệ rừng trong những năm qua, đặc điểm của quá trình phát triển giao đất giao rừng để làm cơ sở cho việc phân chia các giai đoạn giao đất giao rừng ở tỉnh Quảng Bình. Những vấn đề trọng tâm cần xác định là: diện tích rừng và đất rừng được giao qua các năm trên địa bàn toàn tỉnh và ở huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình; số hộ gia đình, tổ chức, cá nhân tham gia nhận giao khoán bảo vệ rừng; Diện tích đất và rừng do UBND xã hiện đang quản lý; tìm hiểu lý do những đối tượng chưa rừng chưa được giao khoán bảo vệ rừng để từ đó tìm hiểu rõ nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục.

2.4.2.2. Phương pháp đánh giá quá trình thực hiện, kết quả, tác động của công tác giao khoán bảo vệ rừng.

+) Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (PRA)

Thông qua việc đi quan sát thực tế và phỏng vấn một số cán bộ và người dân tham gia công tác PCCCR để thu thập những thông tin cần thiết phục vụ đề tài với công cụ phỏng vấn cá nhân với bộ câu hỏi đã xây dựng trước.

+ Cán bộ phỏng vấn 10- 15 người là cán bộ làm công tác chuyên trách bảo vệ rừng, cán bộđịa phương liên quan đến quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

+ Người dân tiến hành phỏng vấn ít nhất 30 người, họ là những người dân có tham gia và hiểu biết về giao khoán bảo vệ rừng, nhưng người này đại diện về tuổi, giới tính, dân tộc.

(Phiếu phỏng vấn số cán bộ và người dân tham gia giao khoán bảo vệ rừng thể hiện ở phụ lục 01 và 02 cuối đề cương)

+) Phương đánh giá kết quả của chính sách tới công tác giao khoán bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.

- Đánh giá kết quả của giao khoán bảo vệ rừng tới số lượng rừng: thu thập các số liệu về diễn biến diện tích rừng và đất rừng ở 2 thời điểm trước và sau khi tiến hành giao khoán bảo vệ rừng để thấy rõ được ảnh hưởng của giao

khoán bảo vệ rừng tới sự phát triển tài nguyên rừng về mặt số lượng ở các đơn vị chủ rừng khác nhau.

- Đánh giá kết quả giao khoán bảo vệ rừng tới chất lượng rừng: chất lượng rừng được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu như sinh trưởng (trạng thái rừng, tỷ lệ sống, D1,3, Hvn, Dt), độ tàn che, cây tái sinh, trữ lượng rừng.

+ Tại mỗi trạng thái rừng đã được giao tiến hành lập 1 OTC đại diện có diện tích 2000 m2 đối với rừng tự nhiên và 500m2 đối với rừng trồng, tiến hành đo đếm xác định các chỉ tiêu: sinh trưởng, trữ lượng, độ tàn che rừng. Điều tra tái sinh: tại mỗi OTC lập 5 ô dạng bản (ODB) có diện tích 25 m2 để điều tra cây tái sinh các vấn đề cần xác định là: loài cây tái sinh, tỷ lệ cây tái sinh triển vọng,…

Từ những số liệu thu thập được tiến hành phân tích và xử lý số liệu sau đó so sánh các chỉ tiêu bình quân với các chỉ tiêu bình quân đó cũng cùng trên một trạng thái rừng ở thời điểm trước và sau khi tiến hành giao khoán bảo vệ rừng để thấy được ảnh hưởng của công tác giao khoán bảo vệ rừng tới chất lượng tài nguyên rừng.

+ Diễn biến sự thay đổi trạng thái rừng tự nhiên: Đánh giá thông qua số liệu thống kê hàng năm của đơn vị.

2.4.3 Phương pháp phân tích và x lý s liu

Bảng 2.1.Hiện trạng đất đai tự nhiên khu vực nghiên cứu

Loại đất, loại rừng Diện tích (ha)

Phân theo chức năng Đặc dụng (ha) Phòng hộ(ha) Sản xuất (ha) Diện tích tự nhiên I. Đất có rừng A. Rừng tự nhiên 1. Rừng gỗ 2. Rừng tre nưa 3. Rừng hỗn giao 4. Rừng núi đá B. Rừng trồng 1. Rừng trồng có trữ lượng 2. Rừng trồng chưa có trữ lượng 3. Rừng trồng tre luồng 4. Rừng trồng cây đặc sản II. Đất trống 1. Cỏ, cỏ tranh (Ia) 2. Cây bụi, gỗ rải rác(Ib) 3. Gỗ tái sinh rải rác (Ic) 4. Núi đá

5. Bãi cát lầy, đất bị xâm hại

Bảng 2.2: Kết quả điều tra thực trạng các công tác giao khoán bảo vệ rừng Số TT Hoạt động Đơn vị tính Khối lượng Kết quả Tác động

Bảng .2.3: Thuận lợi, khó khăn đề xuất giải pháp trong công tác khoán bảo vệ rừng

Thuận lợi Khó khăn Giải pháp

- Phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức).

- Các số liệu thu thập sẽ được tính toán và xử lý trên các phần mềm máy vi tính thông dụng.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Quá trình tổ chức thực hiện về giao khoán bảo vệ rừng tại khu vực nghiên cứu nghiên cứu

3.1.1. Hin trng s dng đất đai khu vc nghiên cu trước khi thc hin giao đất giao rng giao đất giao rng Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất tính đến 31/12/2020 Loại hình sử dụng 2016 2017 2018 2019 2020 TỔNG SỐ 139.375,4 139.375,4 139.375,4 139.375,4 139.375,4 Đất nông nghiệp 128.535,4 128.516,5 128.509,7 134.219,9 132.203,3 Đất sản xuất nông nghiệp 7.262,5 7.246,1 7.240,6 7.392,8 7.518,46 Đất trồng cây hàng năm 4.577,3 4.572,5 4.568,0 4.583,2 4.630,23 Đất trồng lúa 864,0 863,7 863,0 807,2 863,01 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 852,3 0,0 0,0 0,0 Đất trồng cây hàng năm khác 2.861,0 3.708,8 3.704,7 3.776,1 3.767,22 Đất trồng cây lâu năm 2.685,2 2.673,6 2.672,6 2.809,5 2.888,22 Đất lâm nghiệp có rừng 121.209,2 121.206,7 121.205,4 126.753,5 124.614,18 Rừng sản xuất 54.579,1 54.577,4 54.576,2 61.420,2 59.718,75 Rừng phòng hộ 36.060,1 36.059,2 36.059,2 34.647,9 34.206,94 Rừng đặc dụng 30.570,0 30.570,0 30.570,0 30.685,5 30.685,48 Đất nuôi trồng thuỷ sản 45,0 45,0 45,0 44,9 44,96 Đất làm muối 0,0 0,0 0,0 0,0 Đất nông nghiệp khác 18,7 18,7 18,7 28,7 28,71

Đất phi nông nghiệp 3.493,5 3.512,5 3.256,0 3.599,0 3.646,09

Đất ở 511,3 523,4 523,6 576,2 592,00

Đất ởđô thị 479,3 49,7 32,0 44,7 44,98

Loại hình sử dụng 2016 2017 2018 2019 2020 Đất chuyên dùng 1.606,2 1.612,7 1.623,3 1.619,9 1.622,73 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 14,3 124,7 124,6 14,9 18,78 Đất quốc phòng, an ninh 645,3 645,3 645,2 633,4 633,43 Đất sản xuất, kinh doanh

phi nông nghiệp 106,8 107,7 111,4 115,5 84,26

Đất có mục đích công

cộng 838,7 735,1 742,0 742,8 769,23

Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0,0 0,0 0,0 0,0

Đất nghĩa trang, nghĩa địa 275,7 275,7 275,4 297,6 307,06

Đất sông suối và mặt

nước chuyên dùng 1.011,6 1.100,7 1.100,7 1.015,7 1.034,64

Đất phi nông nghiệp khác 89,7 0,0 0,0 89,7 89,66

Đất chưa sử dụng 7.348,4 7.346,4 7.342,8 1.556,5 3.525,98

Đất bằng chưa sử dụng 813,2 811,6 810,5 740,7 756,68

Đất đồi núi chưa sử dụng 5.339,4 5.339,0 5.338,5 561,7 1.996,52 Núi đá không có rừng cây 1.195,7 1.195,8 1.193,7 254,0 772,78

Huyện Minh Hoá nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn, có địa hình nhìn chung dốc từ Tây sang Đông. Đất đai chủ yếu là đồi núi chiếm hơn 90% diện tích, diện tích đất bằng ít chủ yếu nằm dọc theo sông, suối hoặc các thung lũng hẹp bị chia cắt bởi dãy núi đá vôi hoặc núi đất. Do địa hình hẹp, dốc, đất đai phần lớn là đồi núi, lượng mưa tương đối lớn, thường xuyên có bão, lũ vào mùa mưa, mùa khô có gió Tây Nam khô nóng gây thiếu nước làm ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong huyện. Các địa phương, đơn vị đã tích cực chỉ đạo khai thác, chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng. Tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi triển khai kế hoạch trồng rừng và khai thác gỗ rừng trồng theo kế hoạch. Công tác phòng, chống cháy

rừng đã được các cấp, các ngành triển khai thực hiện nghiêm túc. Chương trình trồng rừng kinh tế được các ngành, các cấp và nhân dân tích cực hưởng ứng mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giữ độ che phủ rừng. Thực hiện có hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình dự án đầu tư phát triển rừng. Trong 5 năm qua, địa phương đã trồng được 3.959 ha rừng kinh tế, khoanh nuôi, bảo vệ 105.376 ha rừng, tăng tỷ lệ che phủ rừng lên 78%.

Bảng 3.2. Kết quả sản xuất lâm nghiệp

Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Diện tích rừng trồng tập trung (ha) 303 850 2.864,5 898,1 642 Trồng cây phân tán (1000 cây) 582 612 618 585 479 Diện tích rừng được chăm sóc (ha) 2.100 3.150 5.158 6.791 6.500 Rừng được khoanh nuôi, bảo vệ (ha) 11.863 11.560 11.292 13.266 13.460 Sản lượng gỗ khai thác (m3) 18.710 41.520 81.500 14.680 18.970 Khai thác từ rừng trồng 18.710 41.520 81.500 14.680 18.970 Sản lượng củi khai thác (ste) 26.000 28.560 28.150 25.676 24.278 Tre, nứa, luồng (1000 cây) 35 28 27 28 29

3.1.2. Tổ chức thực hiện công tác giao đất giao rừng ở khu vực nghiên cứu

3.1.2.1. Các bước trong giáo đất giao rừng tại huyện Minh Hoá

Bước 1: Chuẩn bị.

Hạt kiểm lâm đã tham mưu cho UBND huyện tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương chính sách của nhà nước về việc giao đất, giao rừng và nghĩa vụ, quyền lợi của rừng cho nhân dân ở địa ở địa phương mình.

Thành lập ban chỉ đạo và hội đồng giao rừng: UBND cấp huyện thành lập ban chỉ đạo giao rừng và tổ chức công tác và tổ chức công tác giao rừng cấp huyện.

-Làm việc tại các xã, thị trấn thành lập hợp đồng đăng ký đất đai.

-Để công việc giao đất, giao rừng diễn ra sau đó khảo sát lấy ý kiến cơ quan ban ngành cấp huyện.

-Chuẩn bị tài liệu, hồ sơ, bản đồ, các thiết bị liên quan đến việc giao đất, giao rừng.

Bước 2: Tiếp nhận đơn và xét duyệt đơn.

-Sau khi tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách giao đất, giao rừng đến từng cá nhân, hộ gia đình. Nếu những hộ gia đình nào có nhu cầu muốn nhận đất, nhận rừng để sản xuất thì phải nộp đơn xin giao đất, giao rừng tại UBND xã/thị trấn.

-Uỷ ban nhân dân xã/thị trấn có đơn nhận đất nhận rừng sẽ:

+ Hướng dẫn cho thôn họp toàn thể đại diện các hộ gia đình của thôn để xem xét và đề nghị UBND xã/thị trấn điều chỉnh phương án giao đất, giao rừng cho từng hộ gia đình trong phạm vi thôn.

+ Chỉ đạo hội đồng giao rừng của thị trấn thẩm tra về điều kiện giao đất giao rừng hộ gia đình, cá nhân có đơn đề nghị được giao đất,giao rừng báo cáo UBND cấp xã.

-Kiểm tra thực địa khu đất, khu rừng dự kiến giao cho hộ gia đình cá nhân để đảm bảo các điều kiện căn cứ giao đất, giao rừng theo quy định của

pháp luật.

-Trình huyên duyệt phương án

Bước 3: Thẩm định và hoàn thiện hồ sơ.

Cơ quan chức năng huyện sau khi nhận được đơn của hộ gia đình, cá nhân từ UBND cấp xã/ thị trấn chuyển đến có trách nhiệm kiểm tra và thẩm định hồ sơ sau đó lập tờ trình kèm theo giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất.

Bước 4: Thực hiện quyết định giao rừng

-Khi nhận được quyết định giao đất, giao rừng của UBND huyện, UBND xã/thị trấn có trách nhiệm tổ chức việc bàn giao rừng tại thực địa cho hộ gia đình cá nhân có sự tham gia của các chủ rừng liền kề.

-UB xã/thị trấn lập biên bản giao rừng có sự tham gia và kí tên của đại diện UBND cấp thị trấn đại diện cho hộ gia đình, cá nhân.

-Sau khi nhận bàn giao rừng tại thực địa, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm xác định rỏ ranh giới, đóng mốc khu đất, khu rừng được giao với sự chứng kiến của đại diện UBND xã/thị trấn.

Bước 5: Tổng hợp hồ sơ

Sau khi giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình, cá nhân, UBND xã/thị trấn sẽ tổng hợp lại hồ sơ, bản đồ về diện tích khu đất, khu rừng của từng hộ gia đình để giám sát và đối chiếu.

Bước 6:

-UBND xã/thị trấn sẽ họp dân để triển khai kế hoạch sản xuất và đầu tư, phỏng vấn hộ dân về kế hoạch sản xuất, vốn, lịch, thời vụ, cơ cấu cây trồng.

-Tổng hợp về vốn, đối tượng lĩnh vực đầu tư.

-Sau khi thống nhất quan điểm sẽ triển khai thực hiện

* Nhận xét chung về tiến trình giao đất giao rừng ở huyện Minh Hoá

Nhìn chung việc giao đất, giao rừng ở Minh Hoá đã diễn ra thuận lợi, đã tiến hành giao đất, giao rừng theo trình tự và thủ tục mà Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn như:

-Việc giao đất, giao rừng được phổ biến trước các cuộc họp thôn và được sự tham gia

của người dân đặc biệt là các hộ gia đình nghèo và phụ nữ.

-Trong các cuộc họp người dân có quyền tham gia, thảo luận ý kiến, có quyền hỏi và bắt buộc những cán bộ phải trả lời những thắc mắc cho người dân, đặc biệt người được hưởng lợi từ công tác giao đất, giao rừng.

-UBND xã/thị trấn truyền đạt cho người dân biết về quyền và trách nhiệm của các cộng đồng, hộ gia đình nhận đất, rừng một cách hợp lý theo đặc điểm vị trí địa hình và cơ cấu sử dụng.

-Việc giao đất, giao rừng được căn cứ tiềm năng đất đai bảo vệ tài sản

Một phần của tài liệu Bước đầu đánh giá tác động giao khoán bảo vệ rừng đến công tác bảo vệ rừng và phát triển rừng tại huyện minh hóa, tỉnh quảng bình (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)