1.1 .Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.4.2. Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng
1.4.2.1. Hệ động vật rừng
Huyện Minh Hóa có diện tích: 30.685,48 là rừng đặc dụng của Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, số diện tích rừng và đất lâm nghiệp còn lại chủ yếu là vùng đệm. Cho nên hệ động vật rừng ở đây rất phong phú và đa dạng và củng đại diện cho sự phong phú đa dạng của hệ động vật Vườn quốc gia Phong Nha –Kẻ Bàng.
Được xác định là một trong 200 vùng sinh thái quan trọng của thế giới (WWF, Global Eco-regon 200), Phong Nha - Kẻ Bàng là hình mẫu điển hình về đa dạng sinh học của vùng sinh thái dãy Trường Sơn. Với các điều kiện về sinh cảnh, khí hậu, thuỷ văn cùng với hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi đặc trưng đã tạo ra môi trường lý tưởng cho hệ động vật ở đây. Phong Nha - Kẻ Bàng đã ghi nhận sự có mặt của 1.394 loài động vật thuộc 835 giống, 289 họ, 68 bộ, 12 lớp, 4 ngành. Trong đó có 82 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, 116 loài được ghi trong Sách đỏ IUCN, 39 loài có tên trong Nghị định số 64/2019/NĐ-CP, 66 loài có tên trong các phụ lục CITES. Sự đa dạng về hệ động vật ở Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng bao gồm cả nhóm động vật có xương sống (thể hiện ở đa dạng nhóm thú, nhóm chim, nhóm lưỡng cư,
nhóm bò sát, nhóm cá) và cả nhóm động vật không xương sống (chân khớp, giun dẹp, thân mềm).
Đa dạng thú: có 154 loài thuộc 90 giống, 32 họ, 11 bộ. Trong đó có 56 loài thú lớn, có 46 loài thú được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (có 03 loài cực kỳ nguy cấp, 19 loài nguy cấp, 21 loài sắp nguy cấp), 93 loài được ghi trong Sách đỏ IUCN, 29 loài có tên trong Nghị định 64/2019/NĐ-CP, 39 loài có tên trong các phụ lục CITES. Đây cũng là sinh cảnh của 10 loài linh trưởng, chiếm 50% tổng số loài thuộc bộ linh trưởng ở Việt Nam; trong đó, có 03 loài linh trưởng nguy cấp trên phạm vi toàn cầu là Voọc hà tĩnh (Trachypithecus hatinhensis*), Chà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus) và vượn Đen má trắng (Nomascus leucogenys siki), trong đó Voọc hà tĩnh là loài đặc hữu hẹp chỉ tìm thấy ở vùng núi đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng và vùng lân cận.
1.4.2.2. Đánh giá về tình hình sử dụng tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng của huyện Minh Hóa còn khá lớn về cả diện tích lẫn trữ lượng, phong phú, đa dạng về chủng loại cho phép phát triển công nghiệp chế biến lâm sản tại chỗ. Khí hậu và đất đai Minh Hoá thích hợp để trồng các loại cây lấy gỗ quý, đây chính là một lợi thế, là chỗ dựa giúp huyện trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Song song với công tác trồng mới rừng, địa phương cũng đã giao khoán rừng cho các hộ dân để chăm sóc bảo vệ và khai thác hợp lý, đồng thời tuyên truyền bảo vệ rừng, chú trọng phòng chống cháy rừng, tích cực tuần tra, bảo vệ rừng. Nhờ đó diện tích được cũng cố, bổ sung và chất lượng rừng ngày càng nâng cao.
Trong những năm qua, Ủy ban nhân dân huyện cũng đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tăng cường kiểm tra, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục ý thức về bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng cho người dân; thành lập tổ công tác liên ngành thực hiện nhiệm vụ điều tra, xác minh các đối tượng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp và xử lý cây trồng trái phép trên đất rừng bị phá, lấn chiếm trái pháp luật.
1.4.2.3. Đặc điểm kinh tế
Nông nghiệp: Theo số liệu hiện trạng đến quý IV năm 2017 diện tích đất nông nghiệp của huyện là 128.535,10 ha. Chủ yếu trồng lúa, màu (ngô, khoai, sắn, rau đậu các loại…), cây ăn quả (mít, cam, nhãn, quýt, chuối...), cây công nghiệp như hồ tiêu, cao su... Trong vùng gieo trồng hai vụ chính là vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu, một số nơi có trồng thêm vụ Đông nhưng với diện tích không đáng kể và chủ yếu là cây màu ngắn ngày như khoai lang, các loại rau.
Bảng 1.3. Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp theo giá so sánh 2010 và theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2016
Giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) 217.967
Trồng trọt 136.310
Chăn nuôi 80.760
Dịch vụ ngành nông nghiệp 897
Giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá thực tế) 325.081
Trồng trọt 182.764
Chăn nuôi 140.724
Dịch vụ ngành nông nghiệp 1.539
(Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Minh Hóa năm 2016)
Trồng trọt vẫn đóng vai trò chủ đạo trong kinh tế nông nghiệp của huyện. Trong năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp và chính sách hỗ trợ của Nhà nước, công tác dự tính, dự báo kịp thời; hoạt động của các ngành tích cực, đạt hiệu quả... Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá: Diện tích gieo trồng đạt 6.421 ha (trong đó: cây hàng năm đạt 3.216 ha; cây lâu năm đạt 3.027 ha). Cụ thể:
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chủ yếu trên địa bàn huyện Minh Hóa năm 2016
Loại cây Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
Lúa 1.034 43,64 4.515 Ngô 993,00 58,00 5.699 Khoai lang 151,00 62,00 803,00 Sắn 402,00 93,00 3.534 Lạc 1.101 21,00 2.271 Vừng 15 2 3 Cao su 716 1,76 150 Hồ tiêu 124,5 36,81 76 Cam, quýt 38 25,87 99 Chuối 113 144,85 1.600
(Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Minh Hóa năm 2016)
Chăn nuôi trong những năm qua phát triển ổn định, các cơ sở chăn nuôi có quy mô khá; tiếp tục khôi phục đàn, nhờ đó đàn trâu, bò, lợn và gia cầm của địaphương được giữ vững. Cụ thể như sau:
1.4.2.4. Kết cấu hạ tầng
+ Huyện Minh Hoá có 2 tuyến đường quốc lộ quan trọng chạy qua (đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 12A). Được sự quan tâm của Nhà nước và sự đóng góp của nhân dân, đến nay tất cả các xã, thị trấn trên toàn huyện đã có đường ô tô đến trung tâm xã.
+ Cửa khẩu Cha Lo và khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo là tiền đề để phát triển kinh tế hàng hoá.
+ Năm 2020 Toàn huyện có 52 trường, Trong đó có 19 trường Mầm non; 15 trường Tiểu học; 08 trường THCS, 01 trường PTDT Nội trú, 04 trường TH&THCS, 02 trường PTDT Bán trú TH&THCS, 02 trường THCS&THPT, 01 trường THPT.
+ Mạng lưới y tế được cũng cố, phát triển và hoàn thiện; toàn huyện có 18 cơ sở y tế (trong đó có 1 bệnh viện, 1 phòng khám đa khoa, 15 trạm y tế xã, thị trấn và 1 cơ sở y tế khác) với 228 giường bệnh. Đội ngũ cán bộ y tế được quan tâm cả về số lượng và chất lượng; toàn huyện có 49 bác sỹ, 15/15 trạm y tế đều có bác sỹ.
1.4.2.5. Đánh giá chung về tình hình xã hội
* Những lợi thế:
+ Vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung và phát triển ngành lâm nghiệp nói riêng đặc biệt là rừng kinh tế.
+ Huyện Minh Hoá có 2 tuyến đường quốc lộ quan trọng chạy qua (đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 12A).
+ Cửa khẩu Cha Lo và khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo là tiền đề để phát triển kinh tế hàng hoá.
+ Một số xã có điều kiện đất đai phù hợp phát triển đồng cỏ phục vụ chăn nuôi đàn gia súc (Tân Hoá, Thượng Hoá).
+ Nguồn nhân lực dồi dào là lượng lao động sẵn có để khai thác tiềm năng nông lâm nghiệp và các ngành khác.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội còn bộc lộ một số tồn tại, được thể hiện ở một số mặt sau: