Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Diện tích rừng trồng tập trung (ha) 303 850 2.864,5 898,1 642 Trồng cây phân tán (1000 cây) 582 612 618 585 479 Diện tích rừng được chăm sóc (ha) 2.100 3.150 5.158 6.791 6.500 Rừng được khoanh nuôi, bảo vệ (ha) 11.863 11.560 11.292 13.266 13.460 Sản lượng gỗ khai thác (m3) 18.710 41.520 81.500 14.680 18.970 Khai thác từ rừng trồng 18.710 41.520 81.500 14.680 18.970 Sản lượng củi khai thác (ste) 26.000 28.560 28.150 25.676 24.278 Tre, nứa, luồng (1000 cây) 35 28 27 28 29
3.1.2. Tổ chức thực hiện công tác giao đất giao rừng ở khu vực nghiên cứu
3.1.2.1. Các bước trong giáo đất giao rừng tại huyện Minh Hoá
Bước 1: Chuẩn bị.
Hạt kiểm lâm đã tham mưu cho UBND huyện tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương chính sách của nhà nước về việc giao đất, giao rừng và nghĩa vụ, quyền lợi của rừng cho nhân dân ở địa ở địa phương mình.
Thành lập ban chỉ đạo và hội đồng giao rừng: UBND cấp huyện thành lập ban chỉ đạo giao rừng và tổ chức công tác và tổ chức công tác giao rừng cấp huyện.
-Làm việc tại các xã, thị trấn thành lập hợp đồng đăng ký đất đai.
-Để công việc giao đất, giao rừng diễn ra sau đó khảo sát lấy ý kiến cơ quan ban ngành cấp huyện.
-Chuẩn bị tài liệu, hồ sơ, bản đồ, các thiết bị liên quan đến việc giao đất, giao rừng.
Bước 2: Tiếp nhận đơn và xét duyệt đơn.
-Sau khi tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách giao đất, giao rừng đến từng cá nhân, hộ gia đình. Nếu những hộ gia đình nào có nhu cầu muốn nhận đất, nhận rừng để sản xuất thì phải nộp đơn xin giao đất, giao rừng tại UBND xã/thị trấn.
-Uỷ ban nhân dân xã/thị trấn có đơn nhận đất nhận rừng sẽ:
+ Hướng dẫn cho thôn họp toàn thể đại diện các hộ gia đình của thôn để xem xét và đề nghị UBND xã/thị trấn điều chỉnh phương án giao đất, giao rừng cho từng hộ gia đình trong phạm vi thôn.
+ Chỉ đạo hội đồng giao rừng của thị trấn thẩm tra về điều kiện giao đất giao rừng hộ gia đình, cá nhân có đơn đề nghị được giao đất,giao rừng báo cáo UBND cấp xã.
-Kiểm tra thực địa khu đất, khu rừng dự kiến giao cho hộ gia đình cá nhân để đảm bảo các điều kiện căn cứ giao đất, giao rừng theo quy định của
pháp luật.
-Trình huyên duyệt phương án
Bước 3: Thẩm định và hoàn thiện hồ sơ.
Cơ quan chức năng huyện sau khi nhận được đơn của hộ gia đình, cá nhân từ UBND cấp xã/ thị trấn chuyển đến có trách nhiệm kiểm tra và thẩm định hồ sơ sau đó lập tờ trình kèm theo giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất.
Bước 4: Thực hiện quyết định giao rừng
-Khi nhận được quyết định giao đất, giao rừng của UBND huyện, UBND xã/thị trấn có trách nhiệm tổ chức việc bàn giao rừng tại thực địa cho hộ gia đình cá nhân có sự tham gia của các chủ rừng liền kề.
-UB xã/thị trấn lập biên bản giao rừng có sự tham gia và kí tên của đại diện UBND cấp thị trấn đại diện cho hộ gia đình, cá nhân.
-Sau khi nhận bàn giao rừng tại thực địa, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm xác định rỏ ranh giới, đóng mốc khu đất, khu rừng được giao với sự chứng kiến của đại diện UBND xã/thị trấn.
Bước 5: Tổng hợp hồ sơ
Sau khi giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình, cá nhân, UBND xã/thị trấn sẽ tổng hợp lại hồ sơ, bản đồ về diện tích khu đất, khu rừng của từng hộ gia đình để giám sát và đối chiếu.
Bước 6:
-UBND xã/thị trấn sẽ họp dân để triển khai kế hoạch sản xuất và đầu tư, phỏng vấn hộ dân về kế hoạch sản xuất, vốn, lịch, thời vụ, cơ cấu cây trồng.
-Tổng hợp về vốn, đối tượng lĩnh vực đầu tư.
-Sau khi thống nhất quan điểm sẽ triển khai thực hiện
* Nhận xét chung về tiến trình giao đất giao rừng ở huyện Minh Hoá
Nhìn chung việc giao đất, giao rừng ở Minh Hoá đã diễn ra thuận lợi, đã tiến hành giao đất, giao rừng theo trình tự và thủ tục mà Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn như:
-Việc giao đất, giao rừng được phổ biến trước các cuộc họp thôn và được sự tham gia
của người dân đặc biệt là các hộ gia đình nghèo và phụ nữ.
-Trong các cuộc họp người dân có quyền tham gia, thảo luận ý kiến, có quyền hỏi và bắt buộc những cán bộ phải trả lời những thắc mắc cho người dân, đặc biệt người được hưởng lợi từ công tác giao đất, giao rừng.
-UBND xã/thị trấn truyền đạt cho người dân biết về quyền và trách nhiệm của các cộng đồng, hộ gia đình nhận đất, rừng một cách hợp lý theo đặc điểm vị trí địa hình và cơ cấu sử dụng.
-Việc giao đất, giao rừng được căn cứ tiềm năng đất đai bảo vệ tài sản rừng và hưởng lợi bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
-Diện tích đất rừng khi giao cho từng hộ gia đình đều được biểu thị một cách rõ ràng trên bản đồ, và được quản lý theo dõi chặt chẽ của cán bộ địa chính.
-Các gia đình nhận đất, nhận rừng đều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3.1.2.2. Phương án giao đất, giao rừng ở Minh Hoá
Quy mô, đối tượng giao đất, giao rừng.
Đối với rừng tự nhiên đã giao được trên 300 ha để quản lý , bảo vệ hưởng lợi theo quyết định 178/TTG .
Mục tiêu của phương án giao đất, giao rừng.
-Nâng cao trách nhiệm bảo vệ và quản lý rừng của người dân, hạn chế được những vụ khai thác rừng bừa bãi của lâm tặc và đảm bảo cho khu rừng phát triển, nâng cao độ che phủ và cải tạo đời sống của người dân miền núi.
-Duy trì và phát triển rừng bền vững nâng cao chất lượng tài nguyên rừng, nguồn nước trên địa bàn.
3.2. Kết quả đạt được của giao khoán bảo vệ rừng
3.2.1. Lựa chọn phương thức giao khoán
3.2.1.1. Phương thức giao đất lâm nghiệp
a. Chọn hình thức giao
Tổ chức họp dân và lấy ý kiến tham gia của toàn dân, tiến hành tổng hợp đưa ra hợp đồng đăng ký đất đai của xã xem xét và đi đến thống nhất hình thức giao như sau:
*Đối với rừng tự nhiên: Dựa vào địa hình chia rừng thành từng khu vực cho từng thôn để QLBV cụ thể:
*Đối với rừng trồng: Phân chia từng lô cho các hộ gia đình quản lý, bảo vệ và hưởng lợi quyết định178/TTG
b. Phương pháp thực hiện:
-Dựa trên kết quả QHSD đất
-Dựa vào nhu cầu nhận đất, nhận rừng của hộ gia đình
-Thôn tiến hành nhóm quản lý bảo vệ và được hội đồng đăng ký đất đai xã thống nhất.
-Sau khi quyết định giao đất, giao rừng đại diện UBND xã/thị trấn, đại diện phòng tài nguyên môi trường, hạt kiểm lâm, hộ gia đình nhận đất, nhận rừng tiến hành cắm mốc, đánh dấu sau đó đo đếm diện tích cho từng hộ.
3.2.1.2. Quyền lợi và nghĩa vụ người nhận đất.
a. Quyền lợi
-Được hưởng thành quả lao động kết quảđầu tư trên đất được giao -Có quyền quyết định sử dụng đất theo kế hoạch mình nhưng phải nhằm trong quy định pháp luật.
-Được nhà nước hỗ trợ về vốn và kỉ thuật -Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
-Được nhà nước bảo vệ khi có người khác xâm phạm, được bồi thường thiệt hại vềđất khi bị thu hồi.
-Được quyền tố cáo, khiếu nại.
b. Nghĩa vụ
-Thực hiện đúng nội dung đã ghi trong thế ước, phương án quản lý bảo vệ rừng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
-Tuân thủ theo những quy định về bảo vệ môi trường, không làm ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất chung quanh.
-Giao lại đất khi nhà nước có quyết định thu hồi
-Thực hiện biện pháp bảo vệ và khả năng sinh lợi của đất.
3.2.1.3. Quy chế quản lý
a. Quy chế quản lý và sử dụng rừng tự nhiên
*Một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh tác động váo từng đối tượng rừng -Đối với rừng giàu: Khoanh nuôi bảo vệ trồng bổ sung một số loài có nguồn gốc rừng tụ nhiên.
-Đối với rừng trung bình: Cần thiết phải nuôi dưỡng, điều chỉnh và tinh giảm hoá tổ thành, tạo điều kiện cho các cây mục đích chiếm ưu thế và sinh trưởng phát triển nhanh: Chọn cây nuôi dưỡng là những cây có phẩm chất tốt, có giá trị kinh tế cao, chặt bỏ những cây công queo, sâu bệnh, kém giá trị kinh tế, cây phụ trợ, điềuc chỉnh mật độ cây tái sinh căn cứ vào quần thụ mà xác định chặt đảm bảo cho độ tán che phù hợp.
-Đối với rừng ngèo kiệt: Cần phải khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp để tác động vào rừng , làm giàu rừng, kích thích sinh trưởng, phát triển nâng cao sản lượng và chất lượng rừng, đòi hỏi chu lì kinh doanh dài. Cần tiến hành phúc tra tài nguyên rừng 5 năm 1 lần để theo dõi được diễn biến tài nguyên rừng. Qua đó mới đánh giá mức độ tăng trưởng của rừng nhằm xác định mức độ hưởng lợi từ rừng cho các nhóm hộ.
-Phương thức khai thác và cường độ khai thác: Rừng tự nhiên tại các thôn là rừng hỗn giao, nhiều tầng có nhiều cấp tuổi và đường kính khác nhau,
chúng ta càn phải áp dụng phương thức khai thác chọn đối tượng khai thác là những cây đạt kích thước nhất định thân theo nhốm gỗ:
-Gỗ nhóm 1 đến nhóm 2: 45cm -Gỗ nhóm 3 đến nhóm 6: 40cm -Gỗ nhóm 6 đến nhóm 8: 30cm
+ Cường độ khai thác: Theo quy định của việc quản lý, bảo vệ và khai thác đối với rừng phòng hộ trong quyết định 178/TTG.
*Trách nhiệm của đối tượng được giao: -Tổ chức tuần tra bảo vệ, kiểm tra rừng.
Khi được giao rừng, các thôn phải tổ chức bảo vệ nghiêm ngặt, lập hồ sơ theo dỏi bảo vệ và báo cáo cho UBND thị trấn về diễn biến tài nguyên rừng hiện tượng chặt phá, định kỳ 1 tháng tổ chức họp thôn 1 lần để nghe các nhóm báo cáo tình hình quản lý, bảo vệ rừng và tổ chức kiểm tra một số diện tích rừng được giao
-Truy quét các đối tượng vi phạm.
Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm, các thôn phối hợp với UBND thị trấn lực lượng kiểm lâm tiến hành theo dõi để bắt quả tang việc khai thác trái phép của lâm tặc.
Sau khi phát hiện dấu hiệu vi phạm của lâm tặc cần tiến hành bắt ngay và đem ra người dân để kiểm điểm và giáo dục theo hương ước thôn bản. Nếu đối tượng còn tiếp tục vi phạm thì đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
*Công tác phát triển rừng :
Để rừng phát triển bền vững ngoài việc bảo vệ cần tiến hành trồng thêm nhiều loài cây có giá trị kinh tế và các loại lâm sản phụ.
*Công tác tuyên truyền vận động: Nhóm hộ cùng lực lượng kiểm lâm và chính quyền dịa phương mở cuộc họp tuyên truyền cho người dân hiểu về việc bảo vệ rừng và những quy định vềđất đai, luật bảo vệ và phát triển rừng.
b. Các quy định về chính sách hưởng lợi.
+ Được quyền trồng xen dưới tán rừng các loại cây công nghiệp,dược liệu, chăn nuôi gia súc và các lợi ích khác của rừng nhưng không được ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây rừng.
+ Được hưởng toàn bộ trồng xen dưới tán rừng và các sản phẩm trong quá trình thực hiện giải pháp kỹ thuật lâm sinh.
+ Được toàn quyền quyết định giá cả vận chuyển mua bán, tìm kiếm thị trường tiêu thụ những sản phẩm do mình làm ra sau khi có xác nhận cảu chính quyền địa phương.
+ Được phép khai thác các lâm sản ngoài gỗ quý như: Mây, tre, mật ong... được tự do
tiêu thụ sản phẩm sau khi có xác nhận của kiểm lâm.
+ Được sử dụng sinh cảnh của rừng để kinh doanh và du lịch sinh thái, được xây dựng cơ sở dịch vụ, du lịch nghỉ mát có thủ tục của cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
+ Khi có các dự án đầu tư phát triển kinh tế tại địa phương UBND xã/ thị trấn xem xét văn bản đề nghị các dự án, ưu tiên những hộ gia đình tham gia tốt vào công tác bảo vệ và phát triển rừng để tham gia vào hoạt động của dự án đó.
*Quy định về thủ tục thực hiện chính sách hưởng lợi .
UBND xã/ thị trấn phối hợp với hạt kiểm lâm sở sẽ tiến hành kiểm kê rừng từng thôn. Nếu trữ lượng được tăng lên thì công tác bảo vệ rừng của thôn đó thực hiện tốt. Đồng thời khi trữ lượng rừng đạt tiêu chuẩn khai thác thì tiến hành làm thủ tục khai thác và thực hiện chế độ hưởng lợi.
Khi thôn có nhu cầu xin khai thác gỗ thì phải làm đơn cấp giấy phép khai thác gỗ.
UBND xem xét và trình hạt kiểm lâm. Khi tiến hành khai thác người được cấp giấy phép khai thác phải báo cáo cho hạt kiểm lâm sở tại địa điểm tập kết gỗ, lâm sản để tiến hành kiểm tra đóng búa kiểm lâm, lập biên bản
kiểm tra xác nhận khối lượng nếu là các loại sản phẩm phi gỗđể cho phép vận chuyển sử dụng hợp pháp. Đồng thời tiến hành kiểm tra hiện trường khai thác gỗ , lập biên bản đánh giá hiện trường sau khi khai thác.
3.2.1.4. Quy chế sử dụng đất
- Sau khi được giao đất, người sử dụng đất phải tiến hành các giải pháp kinh doanh đúng mục đích, đúng quy định kỹ thuật.
-Sau 02 năm kể từ ngày có quyết định giao, hộ gia đình không sử dụng sẽ bị thu hồi theo quy định của pháp luật.
* Nhận xét chung: Về phương án giao đất, giao rừng ở Minh Hoá.
Qua tìm hiểu phương án giao đất, giao rừng ở Minh Hoá chúng tôi thấy, trong quá trình triển khai phương án giao đất, giao rừng còn những bất cập đó là:
-Hệ thống chính sách, pháp luật vềđất đai đã được quan tâm, đổi mới, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng kịp thời những đòi hỏi trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
-Chế độ hưởng lợi từ rừng phụ thuộc vào lượng tăng trưởng từ sau 10 -15 năm, nên không khuyến khích được bà con nhận rừng.
-Chưa quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của chủ rừng mà chỉ mang tính định hướng chung chung.
-Chưa thực sự thuyết phục, lôi kéo người dân nhận rừng bởi việc tuyên truyền còn khái quát, chưa dẫn chứng cụ thể.
-Thủ tục nhận đất, nhận rừng còn rườm rà, thông thường người dân muốn lấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải qua rất nhiều cửa do đó người dân rất ngại khi nhận đất, nhận rừng dù biết việc làm đó đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Để giải quyết bất cập trên theo tôi:
-Hệ thống chính sách, pháp luật đất đai phải quy định phù hợp với từng thời điểm, phù hợp với quá trình phát triển kinh tế.
-Phải cho bà con nhận thức được hiệu quả kinh tế mang lại sau này, động viên khuyến khích người dân kiên trì trong sản xuất kinh doanh.
-Quyền lợi và nghĩa vụ của hộ dân nhận rừng phải quy định cụ thể, rõ ràng tránh cải vã, kiện cáo, làm mất đoàn kết giữa các thôn, các gia đình trong thị trấn.
-Đặc biệt cần phải giảm bớt những khâu giây tờ không quan trọng, tránh rườm rà, phức tạp khi làm thủ tục nhận đất, nhận rừng.
3.2.2. Kết quả giao đất, giao rừng ở khu vực nghiên cứu
Để thực hiện chính sách GĐLN hiệu quả, giải quyết nhu cầu sử dụng