- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
a) Mục đích: HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để đọc bản đồ.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:
* Câu hỏi 1: Hãy xác định trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam) hai đồng bằng lớn của nước ta và các đồng bằng nhỏ hẹp ở Duyên hài miền Trung, một số cánh đồng lúa nổi tiếng ở miền núi, trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên?
* Trả lời câu hỏi:
- Hai đồng bằng lớn: + Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông cửu Long. - Các đồng bằng nhỏ hẹp ở Duyên hải miền Trung: + Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh, Đồng bằng Bình - Trị - Thiên, Đồng bằng Nam - Ngãi - Định, Đồng bằng Phú Yên - Khánh Hòa, Đồng bằng Ninh Thuận - Bình thuận.
- Một số cánh đồng lúa nổi tiếng ở miền núi, trung du Bắc Bộ: Than Uyên, Mường Thanh, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh...
- Một số cánh đồng lúa nổi tiếng ở Tây Nguyên: An Khê, Krông Păk,….
* Câu hỏi 2: Vì sao trong những năm gần đây đàn bò sữa được phát triển mạnh xung quanh các thành phố lớn?
* Trả lời câu hỏi:
Vì ở xung quanh các thành phố lớn có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển đàn bò sữa:
- Thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng lớn do có dân số đông, nhu cầu sữa tươi cao và ngày càng tăng.
- Công nghiệp chế biến sữa phát triển. - Cơ sở vật chất tốt….
* Câu hỏi 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang nông nghiệp) và kiến thức đã học hãy nêu sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu?
* Trả lời câu hỏi:
- Cà phê: chủ yếu ở Tây Nguyên, ngoài ra ở Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ. Cà phê chè mới được trồng nhiều ở Tây Bắc.
- Cao su: chủ yếu ở Đông Nam Bộ, ngoài ra ở Tây Nguyên, một số tỉnh Duyên hải miền Trung
- Hồ tiêu: chủ yếu ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung. - Điều: tập trung nhiều ở Đông Nam Bộ.
- Dừa: Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung Bộ - Chè: Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng cao ở Tây Nguyên.
37
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan. thức có liên quan.
3.4. Củng cố, dặn dò: - GV củng cố, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của chủ đề thông qua sơ đồ hóa đã được chuẩn bị sẵn. thông qua sơ đồ hóa đã được chuẩn bị sẵn.
3.5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng..
1.Hoạt động mở đầu, nêu vấn đề ( Thơi gian : 45 phút)
a. Mục tiêu:
- Phác thảo được mục tiêu, nội dung của cả chủ đề. - Tạo hứng thú trước khi tìm hiểu chuyên đề mới. - Phân công nhiệm vụ cho HS.
b. Nội dung:
- Giáo viên khái quát nội dung, thời gian, cách tổ chức tìm hiểu chuyên đề. c. Cách thức tiến hành: