- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.
d. Tổ chức hoạt động:
BÀI TẬP THU HOẠCH SAU TRẢI NGHIỆM
Nhóm 2: Nội dung: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt
* Quá trình trải nghiệm:
Cả nhóm đọc bài.
- Bước 1: Tìm các nội dung liên quan.
- Bước 2: Trả lời câu hỏi phần giáo viên định hướng.
- Bước 4: Viết bài thu hoạch. * Nội dung:
1. Bài tập 1:
a. Tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng (lấy năm 1990 = 100%).
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo nhóm cây trồng, thời kì 1990 - 2005 (Đơn vị: %)
Năm Tổng số Lương thực
Rau đậu Cây CN Cây ăn quả Cây khác 1990 100, 0 100, 0 100, 0 100, 0 100, 0 100, 0 1995 133, 4 126, 5 143, 3 181, 5 110, 9 122, 0 2000 183, 2 165, 7 182, 1 325, 5 121, 4 132, 1 2005 217, 5 191, 8 256, 8 382, 3 158, 0 142, 3 b. Nhận xét:
- Tốc độ tăng trưởng của các cây trồng:
Từ năm 1990 - 2005, tốc độ tăng trưởng của các cây trồng khá ổn định; + Cây công nghiệp có tốc độ tăng nhanh nhất, tăng 282% trong vòng 15 năm, tăng hơn mức chung, giai đoạn tăng nhanh nhất là từ 1995 - 2000.
+ Cây rau đậu có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 trong các cây trồng, sau 15 năm tăng là 156, 8%.
+ Cây lương thực, cây ăn quả, các cây khác có tốc độ tăng trưởng thấp hơn mức chung.
- Cơ cấu giá trị trồng trọt:
+ Cây công nghiệp, cây rau đậu tỉ trọng có xu hướng tăng.
+ Cây lương thực, cây ăn quả, các cây khác tỉ trọng có xu hướng giảm. - Mối quan hệ: giữa tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu có mối quan hệ rất chặt chẽ.
* Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành TT chứng tỏ:
+ Trong sx lương thực - thực phẩm có xu hướng đa dạng hóa, các loại rau đậu được đẩy mạnh sản xuất.
+ Các thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới, đặc biệt là đất đai, khí hậu được phát huy ngày càng có hiệu quả.
Hoạt động 2.2. Bài tập 2
a) Mục đích: Củng cố kiến thức đã học về trồng trọt; Rèn luyện kĩ năng phân tích số liệu để rút ra những nhận xét cần thiết.
b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức: 2. Bài tập 2.
a) Phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và lâu năm trong khoảng thời gian (1975 - 2005).
- DT cây công nghiệp hàng năm và lâu năm đều tăng.
- Nhóm cây công nghiệp hàng năm tăng chậm hơn cây công nghiệp lâu năm (Từ 1975 - 2005 tăng lên 651,4 nghìn ha; tăng gấp 4,1 lần); từ năm 1985 - 1990 giảm, sau đó tăng mạnh giai đoạn 1990 - 1995, (tăng 174,7 ha, tăng gấp 1,32 lần).
- Nhóm cây công nghiệp lâu năm tăng mạnh hơn (từ 1975 - 2005 tăng 1460, 8 nghìn ha, tăng gấp 9,5 lần). Đặc biệt trong giai đoạn 1995 -2000, tăng gấp1,6 lần.
b) Sự thay đổi trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp có liên quan rõ nét đến sự thay đổi trong phân bố cây công nghiệp và sự phát triển hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm
Bảng 2. Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp, thời kì 1975 - 2005 của nước ta (%)
Năm Cây CN hàng năm Cây CN lâu năm
1975 54, 9 45, 1 1980 59, 2 40, 8 1985 56, 1 43, 9 1990 45, 2 54, 8 1995 44, 3 55, 7 2000 34, 9 65, 1 2005 34, 5 65, 5
Đây là ngành có cơ cấu đa dạng. Hiện nay, đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu cây trồng ,giảm cây lương thực tăng cây ăn quả,rau đậu đưa lại giá trị kinh tế cao, tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương và hướng phát triển nông nghiệp hàng hoá. Chúng em may mắn được đến các mô hình sản xuất cà chua sạch, dưa chuột , rau sạch ở Huyện Yên Thành để tìm hiểu thế mạnh phát triển ngành trồng trọt.
Trình chiếu sản phẩm thu hoạch của nhóm sau chuyến đi trải nghiệm Quy trình sản xuất nấm Linh Chi
- Thời vụ trồng nấm Linh Chi
Thời gian bắt đầu cấy giống từ ngày 15/1 đến 15/3 và từ 15/8 đến 15/9 dương lịch.
- Nguyên liệu để trồng nấm linh chi
Linh Chi sử dụng nguyên liệu chủ yếu là mùn cưa tươi, khô của các loại gỗ mềm, không có tinh dầu và độc tố. Ngoài ra còn có thể trồng Linh Chi từ nguyên liệu là thân gỗ, các cây thuốc họ thân thảo.
- Phương pháp xử lý nguyên liệu Chuẩn bị:
- Mùn cưa của các loại gỗ kể trên. - Túi nilon chịu nhiệt.
- Bông nút, cổ nút…
- Các phụ gia khác (bột nhẹ,…)
- Nước sạch (nước sinh hoạt ăn, uống hàng ngày).
+ Phương pháp đóng túi: Mùn cưa được tạo ẩm và ủ tương tự như phần xử lý mùn cưa trồng mộc nhĩ.Sau đó phối trộn thêm với các phụ gia đóng túi theo kích thước trên sao cho khối lượng túi đạt 1,1-1,4kg rồi đưa vào thanh trùng.
+ Phương pháp thanh trùng:
Phương pháp 1: Hấp cách thuỷ ở nhiệt độ 1000C, thời gian kéo dài 10-12 giờ. Phương pháp 2: Thanh trùng bằng nồi áp suất (Autoclave) ở nhiệt độ 119-1260C (áp suất đạt 1,2-1,5at) trong thời gian 90-120 phút.
+ Phương pháp cấy giống Chuẩn bị:
– Phòng cấy: Phòng cấy giống phải sạch (được thanh trùng định kỳ bằng bột lưu huỳnh).
– Dụng cụ cấy giống: que cấy, panh kẹp, đèn cồn, bàn cấy, cồn sát trùng…- Nguyên liệu: Đã được thanh trùng, để nguội.
– Giống: Sử dụng hai loại giống chủ yếu là trên hạt và trên que gỗ.Giống phải đúng tuổi, không bị nhiễm nấm mốc, vi khuẩn, nấm dại…
Cấy giống:
+ Phương pháp 1: Cấy giống trên que gỗ. Với phương pháp này cần tạo lỗ ở túi nguyên liệu có đường kính 1,8-2cm và sâu 15-17cm. Khi cấy giống phải đặt túi nguyên liệu gần đèn cồn và túi giống, sau đó gắp từng que ở túi giống cấy vào túi nguyên liệu.
+ Phương pháp 2: Sử dụng giống Linh Chi cấy trên hạt. Ta dùng qua cấy kều nhẹ giống cho đều trên bề mặt túi nguyên liệu tránh giập nát giống. Lượng giống: 10-15gam giống cho 1 túi nguyên liệu (1 túi giống 300 gam cấy đủ cho 25- 30 túi nguyên liệu).
+ Phương pháp ươm túi Chuẩn bị khu vực ươm:
Nhà ươm túi đảm bảo các yêu cầu: Sạch sẽ, thông thoáng, độ ẩm từ 75% đến 85%, ánh sáng yếu, nhiệt độ 20-300C.
Ươm túi: Chuyển nhẹ nhàng vào nhà ươm và đặt trên các giàn giá hoặc xếp thành luống. Khoảng cách giữa các túi 2-3cm. Giữa các giàn luống có lối đi để kiểm tra.Trong thời gian ươm không được tưới nước, hạn chế tối đa việc vận chuyển.
+ Phương pháp chăm sóc, thu hái chuẩn bị các điều kiện:
– Nhà trồng nấm phải đảm bảo sạch sẽ thông thoáng, có mái chống mưa dột và chủ động được các điều kiện sinh thái như sau:
– Nhiệt độ thích hợp cho nấm mọc dao động từ 220C đến 280C.- Độ ẩm không khí đạt 80-90%.- Ánh sáng khuếch tán (mức độ đọc sách được) và chiếu đều từ mọi phía.
– Kín gió.
– Trong nhà có hệ thống giàn giá để tăng diện tích sử dụng.Trong quá trình chăm sóc, thu hái linh chi có 2 phương pháp sau:
Phương pháp không phủ đất
Rạch túi và tưới nước. Kể từ ngày cấy giống đến khi rạch túi (khoảng 25-30 ngày) sợi nấm đã ăn kín ¾ túi. Tiến hành rạch 2 vết rạch sâu vào trong túi 0,2- 0,5cm, đối xứng trên bề mặt túi nấm. Đặt túi nấm trên giàn cách nhau 2-3cm để nấm ra không chạm vào nhau.Từ 7 đến 10 ngày đầu chủ yếu tiến hành tưới nước trên nền nhà, đảm bảo độ ẩm 80-90%, thông thoáng vừa phải.Khi quả thể nấm bắt đầu mọc từ các vết rạch hoặc qua nút bông thì ngoài việc tạo ẩm không khí, có thể tưới phun sương nhẹ vào túi nấm mỗi ngày từ 1-3 lần (tuỳ theo điều kiện thời tiết). Chế độ chăm sóc như trên được duy trì liên tục cho đến khi viền trắng trên vành mũ quả thể không còn nữa là hái được.
Thu hái nấm linh chi
- Dùng dao hoặc kéo sắc cắt chân nấm sát bề mặt túi.- Quả thể nấm sau khi thu hái được vệ sinh sạch sẽ, phơi khô hoặc sấy ở nhiệt độ 400C-450C.- Độ ẩm của nấm khô dưới 13%, tỷ lệ khoảng 3kg tươi được 1 kg khô.
Phương pháp phủ đất
Chuẩn bị đất phủ (tương tự như đất phủ nấm mỡ).Cách phủ đất: Khi sợi nấm đã ăn kín khoảng ¾ túi, gỡ bỏ nút bông, mở miệng túi, phủ lên trên bề mặt một lớp đất có chiều dày 2-3cm.Chăm sóc sau khi phủ đất: Nếu đất phủ khô cần phải tưới
rất cẩn thận (tưới phun sương) để đất ẩm trở lại. Tuyệt đối không tưới nhiều, nước thấm xuống nền cơ chất sẽ gây nhiễm bệnh, ảnh hưởng đến quá trình hình thành quả thể nấm. Trong thời gian 7-10 ngày đầu (kể từ lúc phủ đất) cần duy trì độ ẩm không khí trong nhà đạt 80-90% bằng cách tưới nước thường xuyên trên nền nhà. Khi quả thể bắt đầu hình thành và nhô lên trên mặt lớp đất phủ cần duy trì độ ẩm liên tục như trên cho đến thời điểm thu hái được. Thời gian từ khi nấm lên đến lúc thu hoạch kéo dài khoảng 65-70 ngày.Khi đó ngoài việc duy trì độ ẩm trong phòng thì ta còn phải tưới phun sương nhẹ trực tiếp trên bề mặt đất phủ 1-3 lần trong ngày (tuỳ theo điều kiện thời tiết) mục đích để giúp đất phủ luôn duy trì độ ẩm (tương tự độ ẩm của đất trồng rau). Việc chăm sóc như trên kéo dài liên tục cho tới khi viền màu trắng trên mũ nấm không còn nữa, lúc đó nấm đến tuổi thu hái.