C. Cách thức thực hiện:
4 Với diện tích hơn 21ha, khu rừng săng lẻ này là khu rừng nguyên sinh hiếm hoi còn giữ được đến ngày hôm nay Một số khu rừng lân cận cũng có rừng săng lẻ nhưng là rừng tái sinh do bị người dân chặt phá từ nhiều năm
4.6.1. Kết quả nhận thức của lớp tham gia HĐTNST
Trong thực tiễn dạy học nhiều năm tôi đã sử dụng nhiều phương pháp để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống khi dạy học chủ đề “ Sinh thái học” cho học sinh vùng miền núi Tương Dương, nhưng trong đó tôi thấy phương pháp hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tham quan trực tiếp các địa điểm sinh thái tiêu biểu tại địa phương là hiệu quả nhất, Cụ thể.
Đến tham gia hoạt động trải nghiệm tại Đền Vạn Của Rào, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương
Hoạt động trải nghiệm di sản văn hóa Đền Vạn Của Rào, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương đã nâng cao được nhận thức và hành động của học sinh. Các em cảm nhận và tự hào về truyền thống đấu tranh kiên cường đã được tích lũy qua bao thế hệ cha ông và từ đó có những định hướng và hành động đúng đắn để trở thành những công dân có ích cho quê hương đất nước.
Kết quả về nhận thức
Với kiến thức lý thuyết các em học ở trường, ở lớp cùng hoạt động trải nghiệm thực tế các em rút ra cho mình nhiều bài học bổ ích. Chuyến trải nghiệm di sản thực sự là hoạt động mang tính giáo dục sâu sắc. Qua chuyến tham quan trải nghiệm di sản, học sinh hiểu hơn về quá khứ hào hùng của dân tộc gắn liền với sự hy sinh anh dũng của các anh hùng liệt sỹ từ đó khơi dậy tình cảm, củng cố và vun đắp những giá trị nhân văn, lòng biết ơn sâu sắc đối với thế hệ cha anh. Quan trọng hơn là giáo dục học sinh biết trân trọng những thành quả nơi chính mảnh đất mình sinh ra và lớn lên, từ đó không ngừng học tập tu dưỡng xứng đáng với công lao của thế hệ đi trước. Học sinh cũng nhận thức được nơi đây là một địa danh phong cảnh hữu tình, là điểm đến của khách du lịch thập phương cần lưu giữ, bảo tồn và phát triển gắn liền với phát triển du lịch cộng đồng.
Sau hoạt động tham quan trải nghiệm di tích lịch sử Đền vạn Cửa Rào học sinh chia sẻ cảm nhận của mình:
Em Kha Thị Phương Hạnh lớp 12G: Là người con của quê hương Tương Dương, em cảm thấy tự hào và biết ơn khi mình được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất giàu truyền thống cách mạng. Đến tham quan di sản văn hóa Đền Vạn cửa Rào những hình ảnh tưởng chừng như quá quen thuộc lại mới lạ với chúng em. Em hiểu hơn về lịch sử quê mình - một miền Tây hào hùng, sự hi sinh của cha anh trong cuộc kháng chiến quân Ai Lao giữ vững biên cương Tổ quốc . Để tỏ lòng biết ơn đối với các anh hùng liệt sĩ hi sinh cho chúng em có cuộc sống bình yên như ngày hôm nay, chúng em sẽ không ngừng học tập, rèn luyện để trở thành công dân có ích cho xã hội, không ngừng tuyên truyền để mọi người hiểu biết hơn về di tích lịch sử cấp Tỉnh này. Chúng em sẽ tự nguyện tham gia các họat động đền ơn đáp nghĩa do đoàn trường tổ chức như chăm sóc bảo vệ di tích, đón hài cốt liệt sĩ hàng năm và thăm hỏi mẹ Việt Nam anh hùng. Hy vọng những đóng góp bé nhỏ của chúng em góp phần tô đẹp thêm truyền thống yêu nước của dân tộc.
Kết quả về hành động
Sau khi tham gia hoạt động tham quan trải nghiệm tôi thấy các em học sinh xúc động thực sự, có em đã thật sự xúc động khi các già làng, thầy mo kể về lịch sử của một Huyện miền núi nghèo khó khăn nhưng rất hào hùng. Các em có sự thay đổi từ tâm lí, tình cảm, tư tưởng và hành động theo chiều hướng tích cực hơn. Được tận mắt chứng kiến di tích và biết được sự hy sinh cha anh đã làm để bảo vệ tổ quốc, cảm nhận được những khó khăn gian khổ mất mát đau thương, các em đã tự nguyện tham gia tích cực các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương như: chăm sóc quét dọn di sản văn hóa cấp Tỉnh, đón hài cốt liệt sĩ hàng năm, thường xuyên tặng quà, thăm hỏi, động viên các bà mẹ Việt Nam anh hùng, người già neo đơn.
Là giáo viên theo sát học sinh trong suốt quá trình trải nghiệm, tôi thấy hoạt động trải nghiệm di tích lịch sử có ý nghĩa thiết thực. Hoạt động này không chỉ giáo dục các em lòng yêu nước mà còn giáo dục các em truyền thống “uống nước nhớ nguồn” luôn biết ơn những người tạo ra thành quả cho các em hưởng thụ như ngày hôm nay. Từ đó các em hiểu được mình cần phải làm gì và làm như thế nào để trở thành công dân có ích cho xã hội xứng đáng là con Lạc cháu Hồng. Không chỉ chia sẻ cảm nhận sự xúc động sau chuyến tham quan trải nghiệm mà hầu hết các em còn muốn được nhà trường tiếp tục tổ chức những hoạt động ngoại khóa thú vị và bổ ích như thế này. Bởi theo các em, hoạt động trải nghiệm di tích lịch sử không giáo dục đạo đức một cách khiên cưỡng, giáo điều sách vở mà giáo dục thực tế qua hình ảnh có thực và thước phim sống động nó thấm vào con tim khối óc của từng người. Như vây, thông qua hoạt động trải nghiệm di sản văn hóa Đền Vạn học sinh thực sự thích thú các em có hiểu biết nhất định về di tích lịch sử văn hóa, qua đó nâng cao lòng tự hào dân tộc, có ý thức bảo tồn giữ gìn và phát huy di sản văn hóa quê hương từng bước quảng bá cho du khách trong và ngoài nước hiểu hơn về di tích lịch sử đặc biệt này.
Đến tham quan 3 điểm du lịch sinh thái:
Kết quả về nhận thức
Qua buổi học tập và trải nghiệm này, các em đã thực tế cảm nhận và thấy được vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho quê hương nơi các em đang sinh sống, các em hiểu được giá trị từ những địa điểm Du lịch sinh thái của huyện nhà; giáo dục lòng tự hào, lòng biết ơn đối với ông cha ta đã xây dựng nền văn hóa sinh thái đa dạng và phong phú; biết được “Khu rừng đặc dụng săng lẻ huyện Tương Dương” luôn gắn liền với một nhân vật huyền thoại có tên Vi Chính Nghĩa. Cụ đã trở thành “huyền thoại” giữ rừng và cả cánh rừng mênh mông này được bà con gọi với cái tên thân mật khác là “Rừng ông Nghĩa”. Các em hiểu được vai trò của môi trường sinh thái đối với con người; giáo dục ý thức trong việc bảo vệ, bảo tồn các di sản, phát huy giá trị của từng điểm Du lịch trong đời sống, kinh tế của tỉnh Nghệ
An ở thời đại mới; có trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Hoạt động trải nghiệm thực tế là bài học thực tiễn sống động và sâu sắc nó không chỉ tác động vào tình cảm của học sinh mà còn là thức tỉnh con tim khối óc có những suy nghĩ tích cực tiến bộ từ đó có hành động đúng trước hết trách nhiệm với bản thân sau đó vì gia đình và xã hội. Như vây, thông qua về tham gia trải nghiệm các điểm du lịch sinh thái nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc một cách thiết thực không giáo điều, sách vở là nơi truyền ngọn lửa cách mạng đến với thế hệ hôm nay và mai sau. Nâng cao được ý thức bảo tồn và phát triển bền vững các khu du lịch sinh thái.
Sau đây một số chia sẻ của các em học sinh sau khi tham quan trải nghiệm: Em Đậu Thị Thanh 12G chia sẻ: Được tận mắt ngắm cảnh rừng Săng Lẻ , đi dưới Rừng, em cảm thấy bị thu hút và ấn tượng về những nét đặc trưng của loại cây này đó là một màu xanh trùng điệp của lá cây pha lẫn với màu trắng bạc của
thân cây Săng Lẻ, người ta còn đặt cho rừng Săng lẻ với cái tên “Thung lũng Xanh”. Khi đi vào khu rừng được hít hà không khí trong lành em mới cảm nhận được lời Cô dạy về vai trò của cây, việc trồng cây ,giữ Rừng nó có ý nghĩa như thế nào? Được nghe Cụ Chính Nghĩa kể về việc bảo vệ rừng em mới biết để có được khu Rừng đẹp như vậy việc bảo vệ không hề dễ dàng. Cả “Khu rừng đặc dụng săng lẻ huyện Tương Dương” rộng 241 ha ấy cứ mốc thếch, thẳng thớm vươn mình lên mãi vòm trời. Bao năm qua, cánh rừng săng lẻ độc nhất vô nhị đó không chỉ là niềm tự hào của bà con xã Tam Đình, của huyện Tương Dương, mà đã trở thành một trong những biểu tượng của cả tỉnh Nghệ An. Đây là điểm đến rất lý tưởng cho du khách thập phương. Em rất tự hào là người con Tương Dương Em mong rằng tất cả chúng ta sẽ tiếp tục bảo vệ Rùng nguyên sinh và tạo những nét độc đáo của miền núi rừng như những món ăn và điệu múa để thu hút khách thập phương làm phát triển nền kinh tế địa phương.
Em Vi Anh Tuấn Lớp 12G Tâm sự5.
5. Trong một chiều nắng to, chúng tôi đến tham quan các địa điểm du lịch sinh tahis của huyện Tương Dương. Nhìn hình ảnh rừng cây săng lẻ bạt ngàn, rồi đên những con suối nước chạy trắng xóa ở khe cớ và văng phột em thấy quê mình được thiên nhiên ưu ái biết bao. Sau khi được trực tiếp phỏng vấn các đại diện ban quản lý , được tìm hiểu chúng tôi mới biết được để có những cảnh đẹp này ngoài tạo hóa thiên nhiên ban tặng thì đó là cả một quá trình giữ gìn và phát triển của người dân nơi đây. Và những địa điểm du lịch này cũng đem lại lợi ích kinh tế rất lớn cho bà con nhân dân nên cần được phát huy. Buổi trải nghiệm kết thúc để lại trong tôi sự nuối tiếc, khâm phục và nhiều câu hỏi băn khoăn: Làm thế nào để giữ vững và phát triển bền vững những khu du lịch sinh thái này? . Chúng tôi - những người trẻ với tình yêu quê hương đất nước sẽ quảng bá cho thế giới biết những sản phẩm du lịch độc đáo của quê hương mình. Hiện nay, đang là học sinh ngồi trên ghế nhà trường muốn làm được điều lớn lao đó, chúng tôi phải cố gắng học tập rèn luyện, siêng năng lao động để có hành trang vững chắc góp phần xây dựng quê hương đất nước.
Kết quả hành động
Chuyến tham quan trải nghiệm khiến học sinh rất thích thú và mong muốn được trải nghiệm những hoạt động tiếp theo. Các em háo hức được chia sẻ những nét đẹp quê hương cho bạn bè gần xa biết đến bằng những hình ảnh chụp được, quay được, làm các video để quảng bà các địa điểm đã được tham quan.
Chúng tôi tiến hành khảo sát 100 em tham gia có 95 em rất thích, 5 em thích hoạt động tham quan trải nghiệm, không có em nào không thích hoạt động này; 100% học sinh muốn được nhà trường tiếp tục tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Các em háo hức tham quan học hỏi và tham gia các hoạt động đến cùng, không có em nào lơ là bỏ cuộc. Sau chuyến tham quan trải nghiệm, nhiều em có chuyển biến tích cực thực sự thích tham gia công tác cộng đồng, đăng ký các buổi lao động tình nguyện tại các địa danh trên. Để học sinh biết yêu quý sức lao động của mình, yêu những thành quả do mình tạo ra hàng năm đến dịp ra tết các em đi học lại nhà trường đã tổ chức hoạt động chủ nhật xanh, trồng cây theo nhớ Bác Hồ đã dạy: Mùa xuân là tết trồng cây… Các em tham gia rất tích cực, và rất hào hứng. Ngoài ra học sinh còn tích cực tham gia làm hoa từ phế liệu trong chương trình hướng nghiệp của nhà trường. Bên cạnh đó các em tự nguyện đăng ký lao động vệ sinh trong dịp tết và hè và chăm sóc bồn hoa cây cảnh, trồng cây xanh…
Để kiểm tra kết quả của buổi HĐTNST đối với lớp thực nghiệm, tôi đã thực hiện bằng các hình thức sau:
Thứ nhất: Cho mỗi cá nhân viết một bài thu hoạch với chủ đề “Những kiến thức thu được về hoạt động du lịch sinh thái tại địa phương và kế hoạch của bản thân sau chuyến trải nghiệm sáng tạo”. (Thời gian hoàn thành bài thu hoach sau 2 ngày) giáo viên thu bài chấm và kết quả đạt được như sau.