C. Cách thức thực hiện:
2. Đề xuất và kiến nghị
SẢN PHẨM THU HOẠCH NHÓM 1 LỚP 12G
“Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo tồn và phát triển bền vững du lịch sinh thái tại địa phương em”
Sau 1 ngày tham quan tại các địa điểm du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Tương Dương, được trải nghiệm, được phỏng vấn người dân, phỏng vấn đại diện quản lý các khu DLST nhóm em đã thu được nhiều bài học quý. Kiến thức về sinh thái học được khắc sâu, đồng thời hiểu thêm được nhiều về du lịch sinh thái, thực tế là con em Tương Dương nhưng có một số địa điểm một số bạn mới đến lần đầu tiên. Sau một buổi thảo luận nhóm em thu hoạch được một số vấn đề sau.
1.Thực trạng hoạt động du lịch sinh thái tại địa phương em cụ thể là các địa điểm mà chúng em được tham quan.
Các địa điểm du lịch sinh thái nổi tiếng ở địa phương như rừng Săng lẻ, Khe cớ, Đền Vạn Của rào, khu nghỉ mát Văng Phột …. đã và đang tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển du lịch địa phương và du lịch cả tỉnh. Đồng thời khẳng định sự nỗ lực của huyện Tương Dương trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, cảnh quan thiên nhiên của Di sản gắn với phát triển du lịch bền vững.
* Những thuận lợi: Nằm trong khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ an các địa danh chúng em đã tham quan có đầy đủ những điều kiện thuận lợi phát triển du lịch, đặc biệt là DLST như không khí trong lành, cảnh quan hùng vĩ, hệ sinh thái đa dạng. Có tính đa dạng sinh học rất cao, đại diện cho hầu hết các kiểu rừng của rừng mưa nhiệt đới, các sinh cảnh sống rất đa dạng bao gồm: núi, đất ngập nước, suối và sinh cảnh khác thu hút khách du lich khám phá. Với những cảnh đẹp và những nét độc đáo của Rừng săng lẻ, của các khe suối cũng như những giá trị lịch sử văn hóa của Đền Vạn Cửa Rào hàng năm địa phương đã thu hút được rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Với những giá trị lịch sử văn hoá đã ăn sâu vào tâm thức dân gian, mùa xuân năm 2009 Đền Vạn- Cửa Rào chính thức được công nhận và đón nhận bằng Di tích văn hoá cấp tỉnh. đây là Di tích lịch sử văn hoá có bề dày truyền thống với một Lễ hội Đền Vạn - Cửa Rào được phục dựng và chính thức trở thành Lễ hội chính đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu trong đời sống văn hoá của đồng bào các dân tộc vùng đất lịch sử. Lễ hội Đền Vạn - Cửa Rào chính thức được tổ chức trong các ngày từ 20 đến 22 tháng Giêng hàng năm. đến với Lễ hội, ngoài những nghi thức, hoạt động văn hoá, thể thao, du khách trong và ngoài địa phương đến tham
dự còn được tham gia các hội thi mang đậm dấu ấn văn hoá vùng miền như Hội thi viết chữ Thái Lai Pao, Hội trại truyền thống, đêm hội thi Người đẹp Đền Vạn - Cửa Rào, thi văn hoá ẩm thực với các món ăn truyền thống của đồng các dân tộc tại đây.
* Khó khăn: Về các tuyến du lịch, các địa điểm chưa kết nối với nhau, các hoạt động chưa đa dạng, hấp dẫn. Các dịch vụ hỗ trợ tại điểm du lịch như hướng dẫn viên, bản đồ hỗ trợ, cung cấp thông tin, điểm nghỉ ngơi còn sơ sài. Trình độ lao động chưa cao, khả năng giao tiếp với khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài còn yếu. Điều này đã hạn chế sự phát triển DLST nói riêng và du lịch nói chung ở huyện Tương Dương, Các lán nghỉ tại chỗ còn sơ sài chưa đáp ứng nhu cầu nghỉ chân của du khách. Việc cấp nước cho sinh hoạt, du lịch còn khó khăn. Sự phối hợp giữa các ban ngành, chưa khiển khai, mở rộng. Các sản phẩm du lịch còn thiếu tính cạnh tranh, chưa đa dạng và phong phú đặc trưng cho sinh thái. Chưa có các hình thức quảng bá du lịch cho khách thập phương. Một số điểm du lịch vẫn còn hiện tượng ô nhiễm môi trường, xây dựng lán trai chưa hợp lý dẫn đến ảnh hưởng môi trường sinh thái. Một số người dân chưa ý thức được vai trò ý nghĩa việc phát triển du lịch sinh thái.
2. Vai trò của Du lich sinh thái.
- DLST mang lại nhiều lợi ích cụ thể trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên quốc gia.
- DLST tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tối ưu môi trường du lich góp phần vào việc tu bổ, phục hồi Rừng nguyên sinh.
- Sử dụng môi trường du lịch để phát triển du lịch sinh thái đúng cách sẽ có những tác động tich cực như: Giảm áp lực cho công tác bảo vệ rừng; tăng thêm mức độ đa dạng sinh học; tạo cơ hội khôi phục các làng nghề truyền thống tại địa phương; đặc biệt nâng cao ý thức tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường; cải thiện mức sống cho người dân địa phương, đưa việc bảo tồn và phát huy tài nguyên tự nhiên hay văn hóa bản địa thành việc làm chính cho họ góp phần tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cộng động.
Vai trò DLST như một mắt xích với cơ cấu phát triển bền vững, vừa phù hợp với nhu cầu phát triển xã hội theo xu hướng chung của thế giới, vừa đảm bảo mục tiêu bảo tồn, phát triển bền vững các hệ sinh thái.
3. Một số giải pháp nâng cao ý thức bảo tồn và phát triển DLST tại địa phương. Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Vì vậy để phát triển du lịch sinh thái tại địa phương cần thực hiện một số giải pháp sau.
nơi có cảnh quan du lịch.
Để du lịch sinh thái thực sự đóng góp hiệu quả vào công tác bảo vệ môi trường thì một yếu tố quan trọng là sự hưởng ứng và tham gia nhiệt tình của cộng đồng người dân địa phương. Chính vì vậy, cần gắn kết phát triển du lịch sinh thái với sự phát triển của cộng đồng dân cư, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương làm du lịch sinh thái tại chỗ để giúp họ nâng cao nhận thức về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường du lịch nhằm bảo đảm sinh kế lâu dài, bền vững.
Thứ hai, Tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật về bảo tồn và phát triển bền vững DLST.
Để phát triển du lịch theo hướng thân thiện với môi trường thì việc tạo cơ chế, chính sách phát triển du lịch sinh thái bền vững là rất quan trọng. Điều này tạo ra một hành lang pháp lý cho hoạt động du lịch sinh thái nhằm làm cơ sở cho việc giám sát chặt chẽ hoạt động du lịch và quản lý nguồn tài nguyên.
Bên cạnh đó, cần giáo dục nâng cao ý thức thực hiện luật bảo vệ môi trường cho mọi người dân. Việc này không chỉ dừng lại ở du khách, cộng đồng dân cư địa phương mà còn phải tiến hành cả ở các cấp quản lý, các đơn vị và đối tượng kinh doanh tại các điểm du lịch sinh thái bằng nhiều hình thức, như tổ chức cuộc vận động, phổ biến văn bản hướng dẫn, phát hành ấn phẩm, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, phổ biến những video clip về cảnh quan du lịch sinh thái hay thông qua việc thuyết minh về bảo vệ môi trường của các hướng dẫn viên du lịch…
Thứ ba, cần đổi mới cơ chế, chính sách, tạo điều kiện phát triển du lịch sinh thái rộng rãi trên nhiều điểm. Cần có những quy hoạch hợp lý, chính sách và dự án tối ưu trong phát triển du lịch nhằm giảm thiểu các tác động đến môi trường, trong đó gồm cả môi trường du lịch tự nhiên, môi trường du lịch nhân văn, môi trường du lịch kinh tế – xã hội.
Phải đặc biệt chú ý nhiều đến vấn đề bảo vệ môi trường sạch sẽ, thoáng mát toàn cảnh trong khu du lịch thông qua các hoạt động vệ sinh hằng ngày. Những hoạt động chính của nội dung này bao gồm:
+ Thu gom và xử lý chất thải từ hoạt động du lịch (rác thải, nước thải), + Trang bị nhiều thùng rác để hướng dẫn khách bỏ rác đúng nơi quy định. + Hạn chế và xử lý chất thải khí từ các hoạt động du lịch như vận chuyển khách du lịch, vận hành hệ thống làm lạnh tại các cơ sở dịch vụ du lịch, v.v.
+ Thực hiện đảm bảo vệ sinh môi trường ở các khu, điểm thăm quan du lịch: trong nhà hàng, các gian hàng ẩm thực, khu ăn uống…
du lịch và đề ra phí thu nếu ai vi phạm.
+ Những khu vực nghỉ mát cho khách du lịch nên làm bằng các vật liệu đơn giản như tre, nứa; làm bộ khung lá dừa, lá gồi, rơm kết lại thành từng mảng to bản dùng lợp mái, tận dụng nguồn năng lượng hướng gió thổi thay cho quạt máy;
Khuyến khích, cổ vũ người dân địa phương cùng tham gia làm du lịch bằng chính văn hóa đặc sắc của mình; tạo cho họ có công ăn việc làm ổn định, phù hợp với bản thân và cũng tránh tình trạng họ vì miếng cơm manh áo hàng ngày mà phá hủy những cảnh quan du lịch cũng như có những tác động xấu đến môi trường. Cần khôi phục lưu giữ được những nét bản sắc văn hóa Thái, từ không gian sinh tồn đến ngôn ngữ, trang phục, âm nhạc và phong tục, tập quán. Trên cơ sở đó, huyện Tương Dương cũng như xã Tam Đình phải có kế hoạch bảo tồn không gian văn hóa Thái cổ ở bản Quang Phúc để lưu giữ bản sắc và phát triển du lịch sinh thái ở Khe Cớ.
+ Người dân có thể là một hướng dẫn viên du lịch mang đến nhiều thú vị cho du khách bởi họ rất am hiểu về hệ sinh thái nơi họ sinh ra và lớn lên, gắn bó bao nhiêu năm qua;
+ Dân địa phương sẽ là những nghệ nhân trong những làng nghề truyền thống.
+ Trực tiếp hướng dẫn du khách làm nên các sản phẩm bằng tay khéo léo; Là những đầu bếp nấu những món ăn dân tộc trong các khu ẩm thực;
+ Là một nhân viên huấn luyện bơi và cứu hộ khi xảy ra sự cố…
+ Các sản phẩm mà người dân bản địa làm ra sẽ trở thành hàng hóa lưu niệm đặc trưng của từng vùng Khôi phục các làng nghề và tạo việc làm cho họ. Phối hợp với nhà trường để xây dựng các câu lạc bộ xanh và tổ chức các hoạt động ngoại khóa đến tham quan các điểm du lịch sinh thái.
Đẩy mạnh quảng bá về DLST trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức quảng bá dưới nhiều hình thức; kết hợp giữa tính chất đại trà với tính chất tập trung có trọng tâm, trọng điểm để tạo nên điểm nhấn, ấn tượng riêng thu hút khách du lịch.
Cần tìm hiểu mức độ hài lòng của khách du lịch và dân địa phương để đề ra những phương án phù hợp, từng bước nâng cao vai trò của du lịch sinh thái trong vấn đề bảo tồn thiên nhiên, hệ sinh thái động thực vật và văn hóa; xác định bước phát triển lâu dài trong tương lai để từng bước đưa DLST ngày càng phát triển theo xu hướng phát triển bền vững.
4. Kế hoạch hoạt động của nhóm I sau chuyến tham quan trải nghiệm
động như vệ sinh môi trường, cũng như một số hoạt động khác tại các địa điểm DLST như quét dọn, nhổ cỏ tại Đền Vạn Của Rào, nạo vét dọn quanh bờ suối tại các khe suối nghỉ mát, làm các biển báo tự hướng dẫn trên các tuyến, điểm du lịch Sinh Thái để cung cấp thông tin cho du khách về điểm du lịch, điểm cảnh báo nguy hiểm nơi khe suối…. Tham gia đóng góp trồng Hoa Ban trên đường vào Khe Cớ, Khe kiền……
+ Đề xuất nhà trường thành lập câu lạc bộ Bảo Tồn trong trường học mỗi tuần hoặc mỗi tháng sinh hoạt 1 lần, mỗi buổi tập trung một chủ đề lồng ghép vào các chủ đề là các hoạt động như vẽ hình, kể chuyện, chơi trò chơi liên quan đến môi trường. ngoài ra đề xuất nhà trường tổ chức các buổi tham quan giã ngoại qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
+ Lập các trang Web, Zalo, faceboob…… để chia sẻ các video, hình ảnh đẹp đã chụp và quay được tại các điểm du lịch để quảng bá du lịch sinh thái cho du khách gần xa nhằm quảng bá du lịch sinh thái địa phương.
+ Tích cực chia sẻ các bài viết các hình ảnh về cảnh đẹp quê hương các dự án sắp tới của huyện nhà trong việc đầu tư về du lịch sinh thái.
Phụ lục 2.