C. Cách thức thực hiện:
7 Em cảm thấy đây là một chuyến trải nghiệm thực tế mang lại nhiề uý nghĩa thiết thực cho em và các bạn Chúng em đã được tham quan, khảo sát thực tế các địa điểm du lịch nổi tiếng tại huyện ta Được đi thực tế đến
Qua kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng các bài thu hoạch cá nhân, dự án theo nhóm và thông qua phiếu khảo sát thăm dò ý kiến học sinh chúng tôi thấy rằng, hầu như tất cả học sinh tham gia trải nghiệm đều rất thích hoạt động trải nghiệm sáng tạo này. Thật sự nhiều em là con em địa phương nhưng cũng lần đầu tiên được chiêm ngưỡng những vẻ đẹp của quê hương mình. Sau chuyến đi các em đã nhận thức được vai trò các hệ sinh thái tự nhiên, xu hướng phát triển du lịch
6Xây dựng kế hoach hoạt động trải nghiệm này giáo viên môn Sinh học đã đưa được lý thuyết về với thực tiễn để học sinh thấy rõ thực tiễn về các Hệ sinh thái tự nhiên. Qua hoạt động trải nghiệm các em học sinh được tiếp xúc học sinh thấy rõ thực tiễn về các Hệ sinh thái tự nhiên. Qua hoạt động trải nghiệm các em học sinh được tiếp xúc với cách học mới, năng động hơn. Phương pháp học tập kết hợp với trải nghiệm thực tiễn tạo cho học sinh được rèn luyện kĩ năng sống. Từ cách dạy học này cho thấy vai trò quan trọng của học sinh trường THPT Tương Dương 1 trong việc khơi dậy các tiềm năng phát triển kinh tế của địa phương, các thầy cô giáo chúng ta nên tiếp tục nhân rộng hình thức dạy học này cho các môn học.
7Em cảm thấy đây là một chuyến trải nghiệm thực tế mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực cho em và các bạn. Chúng em đã được tham quan, khảo sát thực tế các địa điểm du lịch nổi tiếng tại huyện ta. Được đi thực tế đến Chúng em đã được tham quan, khảo sát thực tế các địa điểm du lịch nổi tiếng tại huyện ta. Được đi thực tế đến các địa điểm đây là một trong những điều thu hút rất nhiều sự chú ý của em và các bạn vì vẻ đẹp và ý nghĩa của nó của nó mang lại. Trải nghiệm hoạt động thực tế tại các di tích lịch sử tiêu biểu, lắng nghe những câu chuyện về lịch sử Đền Vạn từ các Bác Thắng chủ đền, câu chuyện bảo vệ rừng Săng lẻ từ Cụ Chính Nghĩa hiểu những thách thức mà các bác đã phải đối mặt trong quá trình bảo vệ, tất cả đều khiến chúng em hứng thú, muốn tham gia tuyên truyền rộng rãi cho người dân địa phương về ý thức bảo tồn và phát triển bền vững đồng thời tích cực quảng bá để thu hút du khách gần xa ghé thăm, phát triển du lịch cộng đồng đem lại lợi
sinh thái địa phương, tăng thêm tình yêu thiên nhiên, giáo dục được ý thức bảo vệ môi trường sống, bảo vệ cộng đồng, giữ gìn những nét bản sắc văn hóa dân tộc, các em thu nhận thêm nhiều kiến thức kỹ năng góp phần hình thành nên thái độ tích cực trong học tập và lao động, làm cho các em thêm yêu mến, tự hào về quê hương, đất nước.
4.6.2. Kết quả nhận thức của lớp đối chứng
Lớp đối chứng 12E là lớp không tham gia hoạt động trải nghiệm. Giáo viên chỉ tổ chức các hoạt động day học tại lớp, Kết thúc các tiết học phần “Sinh thái học” giáo viên thực hiện hai hình thức để kiểm tra tương tự như lớp thực nghiệm.
Thứ nhất: Giáo viên ra một câu hỏi “Với những kiến thức thu được qua các bài đã học Phần “Sinh thái học” và thu thập thêm thông tin trên các kênh khác nhau, từ đó em hãy viết một bài trình bày hiểu biết của bản thân về bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái ở địa phương. Khi chấm điểm bài thu hoach ở lớp đối chứng, kết quả thu được như sau:
Điểm Số lượng học sinh Tỷ lệ %
Loại tốt 4/30 13,3%
Loại khá. 9/30 30%
Loại trung bình 10/30 33,3%
Loại yếu, kém 7 /30 23,4%
Thứ hai: Tiếp theo giáo viên chia lớp ra thành 3 nhóm, mỗi nhóm lập một dự án về tuyên truyền nâng cao ý thức bảo tồn và phát triển bền vững các khu du lịch sinh thái ở địa phương em, trong dự án thể hiện rõ được các nội dung. ( giáo viên gợi ý các ý tưởng và giao cho các nhóm)
- Thực trạng hoạt động du lịch sinh thái tai các địa điểm. - Vai trò của hoạt động du lịch sinh thái.
- Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững du lịch sinh thái. - Thiết kế được sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của địa phương.
- Kế hoạch tuyên truyền nâng cao ý thức bảo tồn và phát triển bền vững du lịch sinhthái địa phương.
Phần trình bày có thể được thiết kế dạng Powerpoint để trình chiếu báo cáo, poster, phần nộp lưu làm tài liệu phải đóng thành quyển.
Thời gian để học sinh chuẩn bị dự án trong 4 ngày. Kết quả thu được từ dự án của các nhóm như sau.
KẾT QUẢ LẬP DỰ ÁN TUYÊN TRUYỀN CỦA CÁC NHÓM Ở LỚP ĐỐI CHỨNG ĐỐI CHỨNG
Lớp Nhóm Tên dự án Nhận xét Điểm
12 E
1
Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo tồn và phát triển du lịch
sinh thái Tương dương, Nghệ an
Với dự án này các em mới chỉ nêu ra được một số đặc điểm của điểm du lịch. chưa đưa ra được các giải pháp phát triển bền vững khu du lịch sinh thái cũng như việc thiết kế các sản phẩm để quảng bá du lịch địa phương…
5
2
Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái địa phương
Dự án của nhóm 2:
- - Đã nêu ra được đặc điểm hoạt động của các khu du lịch nêu được một số ít giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển bền vững . - Chưa đưa ra được kế hoạch
tuyên truyền cho người dân địa phương cũng như kế hoạch bản thân trong thời gian tới.
- Bản trình bày báo cáo chưa đầy đủ.
6
3
Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái địa phương
Nhóm 3 do có một số em đã được trải nghiệm ở một số điểm cùng bạn bè hoặc người thân nên
nhóm này trình bày tương đói đầy đủ theo yêu cầu nội dung đã
giao. Tuy nhiên phần trình bày báo cáo chưa thật rõ ràng lưu loát, trình bày Poster chưa họp lí.
7,5
Đối chiếu, so sách kết quả của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cho thấy rõ chất lượng bài thu hoạch và dự án của hai lớp là hoàn toàn khác nhau, lớp thực nghiệm tỷ lệ tốt, khá cao hơn nhiều so với lớp đối chứng. Điều này được thể hiện rõ qua hai bảng so sánh sau.
BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ LỚP THỰC NGHIỆM VÀ LỚP ĐỐI CHỨNG BÀI THU HOẠCH CÁC NHÂN BÀI THU HOẠCH CÁC NHÂN
Điểm Lớp thực nghiệm 12G Lớp đối chứng 12E Loại tốt - Tỷ lệ % 10 /34 29,4% 4/30 13,3% Loại khá - Tỷ lệ % 18/34 52,9% 9/30 30%
Loại TB - Tỷ lệ % 6/34 17,7% 10/30 33,3% Loại yếu - Tỷ lệ % 0/34 0% 7 /30 23,4%
BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ LỚP THỰC NGHIỆM VÀ LỚP ĐỐI CHỨNG VỀ LẬP DỰ ÁN THEO NHÓM VỀ LẬP DỰ ÁN THEO NHÓM
Điểm Lớp thực nghiệm 12G Lớp đối chứng 12E Loại tốt - Tỷ lệ % 2 /3 66,7% 0/3 0% Loại khá - Tỷ lệ % 1/3 33,3% 1/3 33,3% Loại TB - Tỷ lệ % 0/3 0% 2/3 66,7% Loại yếu - Tỷ lệ % 0/3 0% 0 /3 0%
Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể khẳng định được, giáo dục nâng cao ý thức bảo tồn và phát triển các khu du lịch sinh thái địa phương cho học sinh thông qua HĐTNST là phương pháp tổ chức dạy học đưa lại kết quả cao hơn nhiều so với phương pháp không tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Với phương pháp dạy học này người dạy đã khuyến khích được người học tham gia trải nghiệm thực tế, sau đó phân tích, tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kỹ năng, định hình các giá trị sống và phát triển tiềm năng bản thân, dạy học đã gắn liền với những điều quen thuộc hàng ngày và nhằm mục đích phục vụ cho chính cuộc sống của mình, điều này giúp cho việc dạy và học trở nên hứng thú và nhẹ nhàng hơn, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiến cuộc sống sẽ đưa lại hiệu quả giáo dục cao hơn. Khi học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm sẽ nâng cao hơn về cả mặt kiến thức, ý thức và thái độ, khơi dậy được tính năng động, sáng tạo trong bản thân các em, đạt được mục tiêu, kiến thức, kỹ năng, thái độ, định hướng phát triển năng lực và hành vi của môn học.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 1. Kết luận
1.1. Tính mới của đề tài
Đề tài đã đưa ra được những giải pháp mang tính mới và sáng tạo về việc Giáo dục ý thức bảo tồn và phát huy di sản văn hóa. du lịch sinh thái qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường THPT. Các giải pháp đưa ra đã được triển khai, kiểm nghiệm trong hai năm học vừa qua đã mang lại sự phấn khởi, hứng thú cho giáo viên và học sinh. Đề tài không chỉ giúp cho học sinh nắm vững kiến thức về du lịch sinh thái, những kiến thức liên môn, kiến thức thực tiễn cuộc sống, mà còn hình thành và rèn luyện các kĩ năng học tập, kĩ năng sống cho học sinh, đặc biệt là ý thức vận dụng những hiểu biết tổng hợp của mình để có hành động góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Đề tài đáp ứng được quan điểm, yêu cầu, tình hình đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo yêu cầu phát triển năng lực của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Vận dụng đề tài vào thực tiễn dạy học trong nhà trường sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trên cơ sở những tài liệu cũ, cách làm cũ.
1.2. Tính khoa học
Đề tài đảm bảo tính chính xác khoa học. Các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng, cấu trúc logic, hợp lí, chặt chẽ, đúng qui định. Nội dung của đề tài được trình bày, lí giải vấn đề một cách mạch lạc. Các luận cứ khoa học có cơ sở vững chắc, khách quan, các số liệu được thống kê chính xác, trình bày có hệ thống. Phương pháp xử lí, khai thác tài liệu được tiến hành đúng qui chuẩn của một công trình khoa học. Đề tài được lập luận chặt chẽ, thấu đáo, có tính thuyết phục cao. 1.3. Tính hiệu quả
Đề tài được trình bày rõ ràng, dễ áp dụng. Hai năm qua chúng tôi và các đồng nghiệp đã thể nghiệm phương pháp giáo dục này và hiệu quả được nâng lên rõ rệt. Những lợi ích của việc giáo dục theo hình thức này là rất lớn đối với cả người học và người dạy và nhà trường.
Về phía người học: tăng sự chuyên cần, tự tin và cải thiên đáng kể thái độ học tập, tạo cơ hội cho học sinh thể hiện những điểm mạnh của bản thân và phát triển những kĩ năng tư duy bậc cao, những kĩ năng thế kỉ XXI quan trọng và cần thiết cho công việc và cuộc sống ngoài đời của học sinh
Về phía người dạy: giáo dục theo hình thức ngoại khóa tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao tính chuyên nghiệp và hợp tác giữa các đồng nghiệp cũng như cơ hội để xây dựng mối quan hệ tốt với học sinh
Giáo viên cảm thấy yêu nghề hơn khi xây dựng một hoạt động ngoại khóa mang tính hiệu quả cao và làm cho học sinh của mình thích thú đam mê hơn với
các môn học và các nội dung giáo dục trong nhà trường; thúc đẩy phong trào mỗi GV là tấm gương tự học học, tự sáng tạo trong hội đồng sư phạm nhà trường.